Cô độc giữa nhà chồng
Lấy chồng 2 năm, tôi bị cả nhà chồng ghét bỏ. Tôi cũng chẳng hiểu tại sao lại như vậy.
Thời gian đầu về nhà chồng, cả nhà đối đãi với tôi bình thường, không quá tốt nhưng chẳng ai khó chịu về tôi. Thế mà, khi tôi sinh con xong, mọi chuyện bắt đầu.
Ngày tôi mang bầu, cả nhà chồng không ai ngó ngàng đến tôi. Những ngày đó, cứ tự tôi đi chợ mua đồ ăn, rồi tự tẩm bổ cho mình. Tôi phải chăm con để con khỏe mạnh, có sức khỏe, tôi cũng gạt bỏ mọi mâu thuẫn gia đình, mặc kệ, chẳng muốn nghĩ ngợi nhiều vì sợ ảnh hưởng tới con. Thế nên, em chồng càng có điều kiện nói tôi. Em bảo tôi là chị dâu khinh nhà chồng, nói thì không nghe, cứ bơ lác, tỏ thái độ không thèm quan tâm. Thực ra, tôi muốn thờ ơ để dễ sống hơn chứ không phải tôi coi thường gì nhà chồng cả.
Thế mà không hiểu sao, chỉ vì tôi hay than vãn đau ốm, mệt mỏ lúc mang bầu mà cả nhà chồng khó chịu. Chồng tôi cũng a dua với họ, cũng ít khi quan tâm tới tôi. Tôi không hiểu vì sao lại như vậy. Hay là từ cái ngày, nhà anh nói muốn vay tiền bố mẹ tôi, nhưng mà khi đó nhà tôi không có vì đã dành tiền cho em trai tôi xây nhà lấy vợ nên họ phật ý. Tôi chỉ nghi ngờ vậy thôi, không biết có đúng không.
Làm gì đến nỗi thế. Dù bố mẹ tôi có không thể cho vay tiền thì cũng có nguyên nhân, chứ xưa nay tôi sống thế nào, lẽ ra nhà chồng phải hiểu chứ. (ảnh minh họa)
Đâu phải gia đình tôi ki bo gì. Chỉ là ngày đó, bố mẹ anh vay tiền đúng vào dịp nhà tôi cũng có việc nên bố mẹ tôi không giúp được. Cũng có thể là vì lý do này, vì suốt thời gian đó, tới bây giờ, cả nhà chồng tỏ thái độ với tôi hẳn.
Video đang HOT
Bây giờ, khi tôi gần sinh, tôi cũng phải tự mình đi làm thủ tục. Bố mẹ không lo lắng gì cho tôi. Tự tôi lo kinh phí, bố mẹ chồng bảo: “Nhà con có điều kiện thì để bố mẹ con lo, nhà này còn nhiều việc”. Tôi thấy lạ là tại sao chồng tôi không nói năng gì về chuyện này, hình như anh cũng dựa dẫm vào bố mẹ thì phải.
Anh không cho tôi quyết một chuyện gì trong nhà, với anh, đàn bà là không có quyền quyết chuyện lớn. Thế mà mẹ anh nói, em gái anh nói thì anh nghe ngay. Khi tôi rời viện vì sinh con, chỉ có mẹ tôi đón tôi về. Còn nhà anh ở nhà hết.
Sinh con, tôi ở cữ, mệt ơi là mệt, chẳng ai giúp tôi. Chồng tôi chỉ ngó qua tí rồi bảo, tôi tự chăm con, vì con nhỏ quá, chưa quen bế, sợ con khóc. Chỉ có mẹ tôi lên chăm tôi, cần mẫn giặt giũ cho tôi như người giúp việc. Nhìn mẹ tôi thương lắm. tôi chưa được mẹ chồng chăm bẵm một bữa nào, chưa được mẹ nấu cho một bữa cơm. Tôi nghĩ mà chán quá.
Làm gì đến nỗi thế. Dù bố mẹ tôi có không thể cho vay tiền thì cũng có nguyên nhân, chứ xưa nay tôi sống thế nào, lẽ ra nhà chồng phải hiểu chứ. Tôi thật sự không hiểu nổi sao gia đình chồng lại hùa nhau tẩy chay tôi. Tôi sống cô độc cùng, cảm thấy lạc lõng giữa nhà chồng. Cuộc sống thật tẻ nhạt. Tôi không biết, rồi mình có sống được không với gia đình chồng lạnh lùng như vậy. Tôi thực sự cảm thấy áp lực nhưng cố gắng để không phải nghĩ, vì con tôi còn quá nhỏ. Tôi phải cố gắng hết sức vì con.
Theo VNE
"Nghỉ Tết 9 ngày, tha hồ làm dâu nhé!"
Cô bạn tôi gào vào tai tôi như thế và cười một cách sảng khoái khi biết tin tôi chỉ còn 1 tuần nữa là cưới chồng và cũng còn hơn tháng nữa là Tết.
Lẽ ra, tôi chẳng có gì phải lo lắng, chẳng có gì phải sợ hãi, vì bố mẹ chồng tương lai rất tốt với tôi, yêu quý tôi. Tôi nghĩ, hà cớ gì mà về nhà chồng lại sống như ác mộng vậy?
Chỉ còn hơn 1 tuần nữa là đến ngày cưới của tôi, chúng bạn nghe tin tôi cưới, đứa nào cũng hốt hoảng: "Sao bà dại thế, cưới gì không để sang năm, đầu năm cưới là đẹp mấy ai cưới cuối năm. Với lại, cưới như này thì Tết bà ăn Tết nhà chồng à, thế thì có mà chết. Sao không ăn nốt cái Tết cuối đời độc thân cùng với bố mẹ, hưởng thụ nốt cuộc đời sung sướng đi. Lấy chồng rồi, tôi thách bà về nhà mẹ đẻ ăn Tết được đấy. Có về cũng nhanh nhanh, chóng chóng. Tết này nghỉ 9 ngày, bà tha hồ mà làm dâu. Lúc ấy mới thấy cái sự làm dâu nó &'sướng' như thế nào bà nhé". Cô bạn còn cười ha hả, không quên nhấn mạnh từ &'sướng'.
Tôi không hiểu, các cô bạn tôi nghĩ thế nào, hay là có tư tưởng thế nào mà lại coi chuyện làm dâu nhà chồng giống như cơn ác mộng vậy. Các bạn tôi bảo: "Mày chưa trải qua chưa biết, lúc chưa làm dâu thì ai cũng tốt, ai cũng yêu quý mình ấy, nhưng về làm rồi thì đủ chuyện, từ A đến Z, làm không xong thì biết mặt nhau. Đừng tưởng là chỉ có về nhà nấu cơm, đi chợ giặt giũ là xong nhé".
Lẽ ra, tôi chẳng có gì phải lo lắng, chẳng có gì phải sợ hãi, vì bố mẹ chồng tương lai rất tốt với tôi, yêu quý tôi. Tôi nghĩ, hà cớ gì mà về nhà chồng lại sống như ác mộng vậy? (ảnh minh họa)
Tôi thì không nghĩ như vậy, bởi bản thân tôi luôn quan niệm, mình sống vì mình thì mình sẽ sống vì người. Giá thử bố mẹ chồng tương lai của tôi ác ra mặt, hay tỏ thái độ không ưa tôi ra mặt thì tôi mới sợ cảnh dâu con 9 ngày Tết. Đằng này, bố mẹ tế nhị, tốt bụng, tôi cũng tự tin là mình không đến nỗi nào, vậy thì hà cớ gì phải cãi cọ, xích mích, khó sống với nhau.
Tất nhiên, gia đình chồng sẽ không thể thoải mái bằng gia đình mình. Nhưng ở đâu quen đó, rồi thời gian cũng sẽ khiến chúng ta cảm thấy thân thương với bố mẹ chồng, cảm thấy gần gũi với họ bởi đó là người sinh trưởng ra chồng, người ta yêu quý.
Tôi không phủ nhận chuyện ăn Tết với bố mẹ đẻ là vui nhất, được sum vầy bên gia đình ruột thịt của mình cũng là niềm vui mừng hạnh phúc mỗi dịp năm hết, Tết đến. Nhưng, cuộc sống vốn có quy luật của nó. Sinh ra là phận nữ nhi thì chấp nhận chuyện lấy chồng, về nhà chồng, &'xuất giá tòng phu' mà thôi.
9 ngày làm dâu, có lẽ là quãng thời gian dài với một cô dâu mới. Nhưng đó cũng là một cơ hội để &'thực tập' nhiệm vụ của mình. (ảnh minh họa)
Nếu như ai cũng nghĩ như chúng ta, thì chẳng phải chuyện mẹ chồng nàng dâu mãi mãi không được cải thiện sao? Thiết nghĩ, có phải chị em quá đặt nặng chuyện mẹ chồng nàng dâu, hay tại mình cứ bị cái tư tưởng ấy đè nén, rồi người này truyền tai người kia những câu chuyện về mẹ chồng tai quái, nên chúng ta mới bị ám ảnh như vậy? Đâu cũng có người này, người kia. Nếu như họ đối xử không tốt với mình, đừng vội trách họ. Hãy tự kiểm điểm bản thân, tự kiểm tra lại mình xem mình có sai gì, có làm gì không hay không phải để người khác không hài lòng hay không. Lúc đó mới phán xét.
9 ngày làm dâu, có lẽ là quãng thời gian dài với một cô dâu mới. Nhưng đó cũng là một cơ hội để &'thực tập' nhiệm vụ của mình. Con dâu mới phải làm việc nhà, phải giúp bố mẹ chuẩn bị Tết nhất, mua sắm đồ đạc trong nhà, chuẩn bị tiền mừng tuổi, rồi cỗ bàn cũng là chuyện nên làm. Dù không phải là lễ Tết cũng nên thể hiện sự thành kính với các cụ bằng việc làm, có gì đâu phải phàn nàn nhiều nhỉ.
Tôi thấy mấy cô bạn tôi thực sự quan trọng hóa vấn đề. Tôi không phải không muốn sum họp bên bố mẹ nhưng, được ở bên người chồng mình thương yêu, đón Tết cùng anh ấy, đó cũng là niềm hạnh phúc lớn lao mà. Ngày Lễ mới có dịp bận rộn chứ ngày thường thì ai bắt tội đâu! Cứ làm đúng như mình là con cái trong nhà vậy, giống như mình đang báo hiếu chính bố mẹ mình. Chỉ tại mấy cô bạn tôi quá áp lực và căng thẳng thôi!
Theo VNE
"Này, mẹ anh phiền thật!" Chị cằn nhằn, cau có mặt mũi và nói với anh một câu sỗ sàng: "Anh này, mẹ anh phiền thật". Anh còn ngã ngửa vì không dám tưởng tượng có ngày chị lại thốt ra những lời như thế. Mấy năm sống với nhau, chị vẫn được tiếng là người nhã nhẵn, chu đáo và ý nhị. Đó là câu chuyện của...