Sáng mùng 5 hết Tết mẹ chồng chỉ lên bàn thờ nói 1 câu, tôi đóng chặt cửa phòng khóc lả
Tôi không còn sức lực để đáp lời mẹ chồng. Tôi lao về phòng đóng sầm cửa lại rồi sụp xuống khóc lả đi.
Năm nay tôi không về quê ngoại ăn Tết mà ở lại thủ đô ăn Tết cùng mẹ chồng. Quê ngoại tôi ở tỉnh lẻ, nhà chồng ở thành phố, sau đám cưới vợ chồng tôi vẫn sống chung với mẹ chồng cho đến nay.
Sáng mùng 5 hết Tết, vừa ăn xong bữa sáng, mẹ chồng gọi tôi ra phòng khách. Bà đột ngột chỉ lên bàn thờ rồi nói một câu khiến tôi chết lặng:
“Nó đã không còn nữa, cũng đã hết Tết, cô đưa con bé đi đi, xin cô đừng ở lại đây nữa. Sở dĩ bây giờ tôi mới nói vì muốn ăn xong cái Tết này…”.
Tôi không còn sức lực để đáp lời mẹ chồng. Tôi lao về phòng đóng sầm cửa lại rồi sụp xuống khóc lả đi. Trên bàn thờ là tấm ảnh thờ của chồng tôi. Anh mới qua đời trước Tết 4 tháng vì một tai nạn thương tâm. Anh bỏ lại tôi và con gái nhỏ mới chưa đầy 3 tuổi, khi chúng tôi kết hôn được vỏn vẹn 4 năm.
Tôi không còn sức lực để đáp lời mẹ chồng. Tôi lao về phòng đóng sầm cửa lại rồi sụp xuống khóc lả đi. (Ảnh minh họa)
Lúc nguy kịch anh đã nắm tay vợ, nói rằng hi vọng tôi có thể thay anh chăm sóc tốt cho mẹ và nuôi dưỡng con gái khôn lớn trưởng thành. Tôi đã hứa với anh bằng tất cả tấm lòng mình. Sau tang lễ của anh, tôi đã nói với mẹ chồng như vậy. Xin bà cứ yên tâm, dù anh không còn nhưng chữ “hiếu” của anh với bà tôi sẽ thay anh làm tốt.
Video đang HOT
Lúc đó mẹ chồng không nói gì, qua mấy tháng thì đến Tết. Cái Tết này đáng lẽ vợ chồng tôi hẹn nhau về quê ngoại nhưng anh không còn, tôi ở lại ăn Tết cùng mẹ chồng cho bà đỡ buồn tủi. Không ngờ vừa hết Tết mẹ chồng đã đưa ra quyết định, bảo tôi và con gái rời đi. Hẳn là bà đã có dự định trong lòng từ trước rồi.
Khóc cạn nước mắt, tôi mở cửa phòng tìm mẹ chồng sụp xuống chân bà: “Xin mẹ hãy cho con ở lại. Con và cháu sẽ thay anh chăm sóc mẹ những tháng ngày tuổi già…”.
Mẹ chồng tôi thở dài:
“Cô dù sao cũng chỉ là người ngoài. Cô lại còn trẻ, có chắc chịu được cô đơn trống vắng không hay vài năm nữa lại cuống cuồng tìm hạnh phúc khác? Cháu tôi là cháu gái, mai sau cũng về nhà chồng, nó đâu thể ở đây mãi mà chăm sóc tôi được…”.
Mẹ chồng nói như vậy khiến lòng tôi chùng xuống không biết đáp lại ra sao. Bà muốn bảo tôi đi để đón con gái và con rể cùng cháu ngoại của bà về sống cùng. Anh chị ấy đã sinh được hai bé, thuê nhà sống cách đó không xa lắm. Chị chồng dù sao cũng là con gái ruột, bà cho rằng sau này sẽ nương nhờ được chị ấy. Nếu tôi ở lại, vợ chồng chị ấy vẫn phải ở trọ vì anh rể quê xa.
Tôi mặt dày ở lại thì mẹ chồng coi thường khinh ghét, cuộc sống cũng chẳng tốt đẹp gì. (Ảnh minh họa)
Đứng trên lập trường của bà thì những suy nghĩ ấy không hề sai. Cho dù hiện tại tôi hứa hẹn sẽ ở vậy không đi bước nữa thì bà cũng chẳng tin. Bà nói đúng, suy cho cùng tôi cũng chỉ là con dâu, là người ngoài, nếu chồng tôi đã không còn thì chúng tôi dường như chẳng còn chút quan hệ nào. Bà không tin tôi cũng có thể hiểu được.
Tôi phải làm sao đây? Trong lòng tôi giằng xé đau đớn mà không hạ được quyết tâm. Tôi mặt dày ở lại thì mẹ chồng coi thường khinh ghét, cuộc sống cũng chẳng tốt đẹp gì. Nhưng nếu tôi đưa con rời đi nghĩa là đã làm trái với lời hứa cùng chồng. Tôi còn yêu anh rất nhiều, thương xót và tưởng nhớ anh từng ngày, làm trái lời hứa với anh khiến trái tim tôi đau khổ tột cùng.
Có chị em nào từng rơi vào cảnh ngộ trái ngang như tôi hay không? Liệu rằng tôi cứ đưa con ra ngoài rồi thường xuyên chạy qua chạy lại thăm nom bà có được không? Xin hãy cho tôi một lời khuyên sáng suốt!
Bùng nổ tranh cãi quanh mâm cơm ở cữ cho con dâu do mẹ chồng chuẩn bị
Mới đây, một nàng dâu đăng đàn phàn nàn về mâm cơm ở cữ, có ý trách móc mẹ chồng chuẩn bị bữa ăn cho mình quá sơ sài.
Nàng dâu đăng kèm hình ảnh mâm cơm bữa thì có hai quả trứng luộc và nước mắm, bữa thì cơm thịt nạc rang và canh rau ngót. Cô cho rằng, với mâm cơm cữ như thế quả thật "nuốt không nổi".
Bài viết sau khi xuất hiện trên mạng xã hội đã ngay lập tức thu hút sự quan tâm của rất nhiều người, gây ra luồng tranh luận trái chiều giữa phe cảm thông với mẹ bỉm và phe chê trách cô đòi hỏi mẹ chồng quá đáng.
Các ý kiến đồng tình lên tiếng: "Nhìn mâm cơm mà rớt nước mắt. Người ta sinh xong được ăn canh móng giò, đồ bổ các thứ, mình sinh hai đứa cũng chẳng lần nào được bữa tử tế", "Ăn như thế này thì làm sao có sữa cho bé bú". Một số người nhìn mâm cơm cữ lại nhớ 5 năm, 10 năm trước mình cũng từng được mẹ chồng nấu cơm cữ cho như vậy kèm theo câu hờn tủi "ăn bữa cơm cữ mà ghim mãi trong lòng tới giờ".
Tuy nhiên, phần lớn ý kiến lại cho rằng đối với người mới sinh, ăn như vậy là đúng rồi và mẹ chồng chuẩn bị bữa cơm như vậy tức là kiêng kĩ cho con dâu: "Đẻ mà muốn ăn ngon miệng sau này khốn khổ đấy nhá. Mẹ chồng lo lắng thật lòng mới cho ăn uống kiêng khem, đồ ăn phải nấu kĩ, tránh ăn tạp, khổ mẹ khổ con".
Có người còn phân tích rất rõ ràng: "Có lẽ thời của mẹ chồng ăn uống ở cữ nghiêm ngặt, ăn đồ khô cho chắc dạ để con không bị đi ngoài nên giờ bà cũng chuẩn bị cho con dâu như vậy. Thời các bà chỉ làm theo kinh nghiệm, có khoa học như bây giờ đâu, dù sao cũng muốn tốt cho con cháu thôi mà. Nằm một chỗ, được mẹ chồng chăm là tốt lắm rồi, nhiều người còn không biết ở cữ là gì cơ".
Nhiều mẹ đã qua thời kì ở cữ cho rằng phụ nữ mới sinh ăn cơm với trứng luộc, thịt lợn rang nghệ và canh rau ngót là "đúng bài": "Ăn cữ thì ăn thế này là đúng rồi. Mình trong tháng mẹ đẻ nấu cho ăn suốt như thế này, ngon, dễ ăn mà lành bụng".
Nhiều người cho rằng phụ nữ mới sinh ăn cơm với trứng luộc, thịt nạc là "đúng bài" (Ảnh minh họa: Getty Images).
Thật ra, với thời đại ngày nay, khoa học chứng minh phụ nữ sau sinh, ăn uống, sinh hoạt không cần phải kiêng khem nhiều. Bữa ăn cho sản phụ cần đa dạng, đủ dinh dưỡng để sức khỏe nhanh hồi phục và sữa mẹ đủ dinh dưỡng cho em bé. Nhưng với các bà, các mẹ vẫn là "có thờ có thiêng, có kiêng có lành".
Rất nhiều bình luận cho rằng nàng dâu không nên trách móc mẹ chồng, nàng dâu đang đòi hỏi quá đáng. Một số chị em còn bày tỏ niềm tự hào khi mình sinh đẻ không làm phiền ông bà nội ngoại, vợ chồng tự chăm nhau: "Chăm vợ là trách nhiệm của chồng. Ông bà không có trách nhiệm phải chăm sóc con dâu đâu. Ông bà thương thì chăm thôi, không có cũng phải chịu. Nuôi lớn mấy chục năm, không biết đã báo đáp được ngày nào mà cứ mặc định dâu đẻ mẹ chồng phải chăm, cháu chắt ông bà phải giữ là sai quá sai. Đáng ra, vợ chồng phải xác định trước, tính toán trước khi có con thì những việc nào cần làm, cần lo. Cha mẹ nên được nghỉ ngơi an hưởng tuổi già chứ không phải chạy theo hầu hạ con cháu. Nói gì thì nói, cuộc sống của mình mình lo, con mình đẻ mình chăm, cứ độc lập tự do là hạnh phúc".
Quan hệ mẹ chồng - nàng dâu dù ở thời nào cũng luôn là vấn đề nhạy cảm. Chưa xét đến mẹ chồng tốt hay không tốt, nhiều nàng dâu luôn mặc định suy nghĩ mẹ chồng đối với nàng dâu "khác máu tanh lòng". Cùng là một câu nói, một lời khuyên nhủ bày dạy, nếu mẹ đẻ nói ra thì là quan tâm, nhưng nếu mẹ chồng nói thì lại cho rằng là soi mói, ghét bỏ.
Không ít nàng dâu thời kỳ ở cữ được mẹ chồng chăm sóc, và nhiều người tỏ vẻ không hài lòng vì thế nọ thế kia. Sự khác nhau về khoảng cách thế hệ, nếp sống, thói quen cũng khiến nhiều mẹ chồng trở nên "xấu xí, tệ bạc" trong mắt các nàng dâu hiện đại. Có bà mẹ chồng từng than thở: "Làm mẹ chồng thời nay khó quá".
Nhiều người mặc định, con dâu ở cữ thì mẹ chồng có trách nhiệm phải chăm. Đến khi con dâu đi làm thì trông cháu là nhiệm vụ của ông bà. Nếu ông bà không hỗ trợ, họ sẽ cho rằng ông bà không thương cháu. Tuy nhiên qua rất nhiều những bình luận được đăng tải dưới bài viết về mâm cơm ở cữ của mẹ chồng, có thể thấy giới trẻ ngày nay đã có tư tưởng thoải mái hơn nhiều. Phần đa không thích phụ thuộc hay nhờ cậy mẹ chồng. Và họ cho rằng được mẹ chồng chuẩn bị cơm cữ đã là tốt, là hạnh phúc lắm rồi.
Thực ra thì mẹ chồng không có trách nhiệm phải chăm sóc nàng dâu khi ở cữ, tuy nhiên nó thể hiện tình cảm của người làm mẹ, làm bà. Tốt nhất là nàng dâu đối với mẹ chồng cũng nên cởi mở. Ví dụ nếu bữa ăn mẹ chuẩn bị không hợp khẩu vị thì có thể đề nghị mẹ thay đổi thực đơn hoặc muốn ăn gì thì nói thẳng ra nhờ mẹ chồng chuẩn bị. Nếu sức khỏe cho phép thì có thể tự đi chợ, tự chuẩn bị bữa ăn cho mình. Chuyện mẹ chồng nàng dâu đối với nhau như thế nào, chỉ có người trong cuộc mới thật tâm hiểu rõ.
Có những thứ mẹ chồng cũng phải học nàng dâu, có những chuyện nàng dâu phải học mẹ chồng, không phải vấn đề đúng sai mà chính là phù hợp với gia đình, với hoàn cảnh sống và tính cách mỗi người.
Chồng đòi "bố mẹ ai người ấy tự lo" Sự vô trách nhiệm của chồng khiến Phương dần dần lạnh lòng. Càng nói nhiều, hai vợ chồng chỉ càng cãi vã hơn mà thôi. 01 Phương và chồng kết hôn đã 7 năm nay. Khi còn yêu, Hải - chồng Phương là một người đàn ông khá dễ chịu. Anh biết quan tâm đến bạn gái, luôn lo lắng cho cô rất...