Sàng lọc sau sinh, phát hiện sớm nguy cơ tim bẩm sinh và các bệnh lý cho trẻ
Các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Hà Tĩnh khuyến cáo trẻ sau sinh nên được tiến hành sàng lọc nhằm phát hiện các bệnh về tim và một số bệnh lý rối loạn chuyển hóa để can thiệp kịp thời.
Bác sỹ Khoa Nhi – BVĐK tỉnh Hà Tĩnh thăm khám cho bệnh nhân.
Sau khi sinh ra được 4 tháng tuổi, cháu H. (Thạch Hà) có các triệu chứng viêm phổi nên bố mẹ đưa vào Khoa Nhi (BVĐK tỉnh) để điều trị. Tuy nhiên, khi tiến hành siêu âm tim phát hiện cháu H. bị thông liên thất (tim bẩm sinh) do đã chuyển nặng, các bác sỹ BVĐK tỉnh không thể can thiệp nên chuyển cháu H. ra Bệnh viện Việt Đức điều trị.
Theo bác sỹ Đặng Quang Minh – Trưởng khoa Nhi (BVĐK tỉnh), trường hợp của cháu H. là không hiếm, vì thời gian qua tại khoa cũng đã có các trường hợp tương tự. Thậm chí, có một số bé trước sinh dù đã sàng lọc không phát hiện ra bị tim bẩm sinh, song sau sinh một thời gian khi đưa vào kiểm tra, sàng lọc thì mới phát hiện ra là bị tim bẩm sinh hoặc các bệnh lý rối loạn chuyển hóa khác.
Video đang HOT
Theo thống kê, tỷ lệ trẻ sau sinh qua sàng lọc phát hiện bị tim bẩm sinh là 8 đến 10 phần nghìn (1.000 trẻ sinh ra thì có 8 đến 10 trẻ được phát hiện bị tim bẩm sinh, sau khi sàng lọc sau sinh). Theo chia sẻ của các bác sỹ Khoa Nhi, có rất nhiều trường hợp sau sinh khoảng 3-4 tháng, bé có các triệu chứng viêm đường hô hấp, khó thở, gia đình đưa vào kiểm tra, sàng lọc thì cho thấy tim đã bị suy, nhiều trường hợp đã chống chỉ định phẫu thuật.
Với hệ thống máy siêu âm tim hiện đại nên trong 2 năm qua, các trẻ sinh ra tại BVĐK tỉnh đều được tiến hành siêu âm tim để sàng lọc tim bẩm sinh.
Một trong những khó khăn đặt ra hiện nay trong việc phát hiện bệnh tim bẩm sinh ở trẻ là việc các sản phụ sinh con tại trạm y tế, một số bệnh viện tuyến cơ sở không được sàng lọc tim. Hơn nữa, việc phát hiện trẻ bị tim bẩm sinh là rất khó vì bệnh chưa biểu hiện nặng. Đến khi sinh ra một thời gian ngắn, trẻ có triệu chứng, đưa vào bệnh viện kiểm tra thì phát hiện bị tim bẩm sinh và đã chuyển nặng nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
“Đối với các trẻ, sau khi sinh ra trước hai tháng tuổi nên đưa trẻ đi sàng lọc tim bẩm sinh nhằm phát hiện sớm các nguy cơ để có các giải pháp can thiệp, điều trị kịp thời. Ngoài ra, các bé khi sinh ra cũng cần được tiến hành sàng lọc bằng cách lấy máu gót chân để phát hiện sớm một số bệnh lý về rối loạn chuyển hóa, các bệnh suy giáp bẩm sinh, bệnh tăng sản tuyến thượng thận và bệnh thiếu men G6PD…” – Trưởng khoa Nhi (BVĐK tỉnh) Đặng Quang Minh khuyến cáo.
Lấy máu gót chân cho trẻ để sàng lọc một số bệnh bẩm sinh và các bệnh lý về rối loạn chuyển hóa.
Được biết, trong 2 năm qua, các trẻ sinh ra tại BVĐK tỉnh đều được các bác sỹ Khoa Nhi tiến hành việc siêu âm tim, lấy máu gót chân và làm các xét nghiệm cần thiết để sàng lọc, phát hiện sớm tim bẩm sinh cũng như các bệnh lý khác.
Chị Trần Thị Thanh Quý (TP Hà Tĩnh) chia sẻ: “Mình đã sinh được 1 tháng, theo lời khuyên của các bác sỹ, mình đã đưa cháu đến siêu âm tim và làm các xét nghiệm cần thiết theo chỉ dẫn, không phát hiện bất thường nên cũng yên tâm. Mình nghĩ đây thực sự là việc làm cần thiết để bảo vệ cho con trẻ, kịp thời có biện pháp chữa trị nếu phát hiện sớm các nguy cơ”.
Hai tháng cứu sống bé bệnh tim bẩm sinh
Bệnh nhi dị tật tim từ lúc là bào thai 25 tuần tuổi, chào đời ở tuần thai 33 chỉ nặng 900 g, suy hô hấp.
Bé được bác sĩ Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, nuôi dưỡng trong lồng ấp, thở máy không xâm nhập. Kết quả siêu âm tim cho thấy thông liên thất lớn dưới van động mạch chủ, giãn buồng tim trái. Bé suy hô hấp, nhiễm khuẩn sơ sinh, suy dinh dưỡng bào thai, cơ hội sống chỉ 30%.
Bác sĩ Trịnh Trương Tuyên cho biết sau 6 tuần nuôi dưỡng, cân nặng của bé đạt 1,2 kg. Các bác sĩ đã phẫu thuật thắt ống động mạch phổi. May mắn ca phẫu thuật thành công.
Ba tuần hậu phẫu, bé không còn máy thở, có thể bú mẹ. Vết mổ lành tốt, bé lên 1,5 kg, xuất viện ngày 4/6.
Bệnh nhi và mẹ trước khi xuất viện về nhà. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu các ca dị tật bẩm sinh. Dị tật có thể được phát hiện ở tuần thứ 18 thai kỳ. Phần lớn rất khó xác định nguyên nhân, một số do di truyền, nhiễm độc thai, người mẹ bệnh khi mang thai.
Trẻ mắc dị tật tim bẩm sinh cần được theo dõi bởi các chuyên gia tim mạch. Trẻ có thể sinh hoạt và tham gia các hoạt động vui chơi bình thường. Những hoạt động thể chất ở mức độ vừa phải như bơi lội, đạp xe, đi bộ, chơi cầu lông... giúp trẻ năng động và khỏe mạnh hơn. Các môn hoạt động mạnh hoặc thi đấu đối kháng không phù hợp.
Ba mốc siêu âm đặc biệt quan trọng mẹ bầu cần nhớ Bác sĩ sản khoa cho biết nhiều trường hợp mẹ chủ quan vì các lần sinh trước con khỏe mạnh nên không đi siêu âm. Khi đi siêu âm thì đã phát hiện trẻ có dị tật, không thể can thiệp được nhiều. Vì sao siêu âm thai định kỳ là bắt buộc? Trường hợp bệnh nhân N.T.M (37 tuổi, ở ngoại thành...