Sáng kiến kinh nghiệm: Không cần “đao to búa lớn”
Sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) là một trong những tiêu chí bắt buộc để giáo viên (GV) được xếp loại chiến sĩ thi đua từ cấp cơ sở trở lên.
Công khai dịch vụ viết SKKN cho GV. Ảnh: IT
Tuy không phải là tiêu chí duy nhất và quan trọng nhất song việc nâng cao chất lượng của SKKN đáng để quan tâm, tránh tình trạng biến SKKN thành hình thức, không thể áp dụng vào thực tiễn.
Loạn sáng kiến kinh nghiệm
Xung quanh SKKN hiện nay đang nổi lên một số vấn đề đáng quan ngại mà các nhà trường nhìn ra song cũng chưa thể giải quyết dứt điểm.
Trước hết bên cạnh một số GV viết SKKN bằng chính khả năng, tư duy, chắt lọc trong quá trình giáo dục của mình, không ít người vẫn nhờ viết, thậm chí mua đứt chỉ việc điền tên, thay địa chỉ… Chính vì vậy có tình trạng người viết thật thì trượt người gian dối lại đoạt giải.
Ghé qua các nhóm của GV trên mạng xã hội không khó để đọc được những dòng quảng cáo kiểu như: “Thầy cô cần SKKN lớp 1, 2, 3, 4… inbox cho mình nhé”. “Có tất cả SKKN, luận văn… ai cần liên hệ”…
Cô Vũ Trinh Hương – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hồng Hà (Hoàn Kiếm – Hà Nội) cũng chia sẻ thực tế: Hàng năm, số lượng GV đăng ký viết SKKN không ít.
Tuy nhiên số SKKN đạt chất lượng không cao bởi có GV hoạt động chuyên môn tốt nhưng viết không đạt, không thể hiện hết năng lực, không biết cách khai thác vấn đề, văn phong, hình thức chưa hoàn thiện. Mặt khác, nhiều GV lại chọn những vấn đề quá vĩ mô, thiếu thực tế, không thể lan tỏa trong đồng nghiệp hoặc áp dụng tại cơ sở…
Video đang HOT
Nâng chất sáng kiến kinh nghiệm cách nào?
Không khó để mua được SKKN từ trên mạng. Ảnh: IT
Cô Bùi Thị Hường – Hiệu trưởng Trường PTDTBT số 1 Simacai (Si Ma Cai – Lào Cai) bày tỏ: Viết SKKN trong đơn vị trường học không dễ bởi các nhà khoa học đã đi trước và phát hiện, nghiên cứu nhiều vấn đề.
SKKN của GV đôi khi chỉ là những biện pháp nhỏ và phù hợp với đặc điểm tâm lý HS, thực tiễn của giáo dục vùng miền, của nhà trường..
Do đó, khi đăng ký viết SKKN, nhà trường thường động viên GV đưa ra các biện pháp phù hợp thực tế, bảo đảm theo phương pháp khoa học. SKKN đưa ra phải giải quyết được vấn đề thực tiễn chứ không phải là đề tài tốt nghiệp, hay luận án vĩ mô….
Cô Bùi Thị Hường cũng cho biết: Để bảo đảm chất lượng cho SKKN, phòng GD&ĐT thường tham mưu huyện thành lập hội đồng thẩm định với thành phần cán bộ quản lý, GV có chuyên môn cứng.
Khi chấm SKKN đều được kiểm tra kĩ càng qua Google để xem có sự sao chép hay không? Ý tưởng trùng và giống bao nhiêu phần trăm?… Những SKKN có dấu hiệu sao chép bị loại ngay từ đầu.
Tuy nhiên cô Hường cũng thẳng thắn nhìn nhận: Những SKKN được mua mất tiền trên mạng thường khó để kiểm tra vấn đề sao chép bởi các bản mẫu không được công khai nên không có cơ sở để so sánh, đối chiếu…
Là thành viên hội đồng chấm SKKN từ cấp trường, huyện, cô Bùi Thị Hường cho rằng: SKKN viết ra tất nhiên sẽ phải có tiêu chí riêng song để có chất lượng thật nhất định phải phù hợp với thực tiễn cơ sở, ứng dụng được trong thực tế.
Cô Vũ Trinh cũng chỉ ra: Nhiều SKKN ở tầm vĩ mô nhưng không được đánh giá cao, song có GV chỉ viết ở một tầm nhỏ nhưng có giá trị thực tiễn, có thể phổ biến kinh nghiệm trong đơn vị lại được ghi nhận.
Có SKKN dài hàng chục trang, đúng theo phom, đầu mục hướng dẫn… nhưng là sự “nhặt nhạnh” cho đủ số trang, độ dày, những điều cần đọc, học hỏi lại thiếu vắng. Nhưng cũng có SKKN chỉ trình bày 5 – 6 trang lại toát được những sáng kiến thực tế, có khả năng áp dụng cao.
“GV viết SKKN nếu nghĩ cứ phải chọn vấn đề vĩ mô là sai lầm. Có khi chỉ viết vấn đề nhỏ ở tầm trường lớp, khó khăn tháo gỡ của bản thân mà hiệu quả, lan tỏa tới đồng nghiệp, không cầu kỳ hình thức lại là SKKN được đánh giá cao.
SKKN nhất định phải được rút ra từ thực tế và áp dụng hiệu quả vào thực tế quá trình dạy học… chứ không thể là những điều bay bổng trên trời…” – cô Vũ Trinh Hương khẳng định.
Theo cô Ngô Thị Thoan – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Yên Mĩ, Lạng Giang, Bắc Giang, SKKN của GV nhà trường cơ bản được thuyết trình nên hội đồng chấm sẽ xét trên tính thực tế của vấn đề mà GV đề cập.
Người chấm sẽ phải tư duy lại tất cả giờ dự giờ của GV/lớp; sự biến đổi chuyển động trên thực tế ra sao? Sự lan tỏa của vấn đề đến GV và khối lớp thế nào?…
Cô Ngô Thị Thoan bày tỏ: SKKN không quan trọng dài hay ngắn mà phải bảo đảm không phản giáo dục, hợp với quy định của ngành và gắn liền thực tế.
“Khi chấm SKKN tôi đã bác bỏ đề tài của GV khi tải phần mềm kiểm tra kết quả toán học vào máy rồi dùng để kiểm tra đúng sai bài giải của HS.
Điều đó giúp GV kiểm tra đúng sai nhanh hơn nhưng không mang tính giáo dục bởi GV phải tự kiểm tra bài làm của HS mới phát hiện được sai đúng ở đâu.
Trên cơ sở đó có thể đưa ra nhận xét, giải thích cho HS chứ không thể chỉ ghi nhận đáp án cuối cùng…”, cô Thoan bày tỏ.
"Giải khó" dạy học qua internet
Những ngày này, ai có con trong độ tuổi tiểu học mới thấm thía ý nghĩa thật sự của 3 chữ "học cùng con".
Hai em học sinh học trực tuyến tại nhà. Ảnh: THANH TÙNG
Chị Ngọc Mai, phụ huynh có con đang học lớp 2, Trường Tiểu học Hồng Hà (quận Bình Thạnh, TPHCM) chia sẻ, giáo viên chủ nhiệm gửi video clip bài giảng các môn toán, tiếng Việt và tiếng Anh cho học sinh tự học tại nhà. Tuy nhiên, do bản tính con trai hiếu động, khó tập trung nên vợ chồng chị chọn cách xem clip bài giảng trước rồi dạy lại cho con.
Một trường hợp khác, anh Quốc Khánh, phụ huynh có con đang học Trường Tiểu học Hồng Đức (quận 8) cho biết, lớp con anh nhiều gia đình phải chạy ăn từng bữa, ba mẹ còn không có điện thoại di động thì lấy đâu ra tiền mua điện thoại, máy tính bảng, laptop cho con học trên internet.
Hiểu được khó khăn đó, ông Dương Văn Dân, Trưởng phòng GD-ĐT quận 8, cho biết, đối với các trường hợp gia đình quá khó khăn, trường học đã tổ chức in ấn tài liệu, để sẵn ở phòng bảo vệ, phụ huynh có thể đến trường nhận về cho con tự học và luyện tập thêm ở nhà. Những trường hợp học sinh muốn tham gia tương tác, trao đổi với giáo viên có thể qua nhà bạn cùng lớp học chung hoặc báo cáo giáo viên để có giải pháp hỗ trợ phù hợp.
Cô L.T.T.T., giáo viên đang dạy lớp 1, một trường tiểu học ở quận Bình Thạnh cho biết, bản thân cô cũng có con nhỏ, phải sắp xếp việc gia đình vào trường dạy học online, đồng nghiệp trong tổ chuyên môn không phải ai cũng có thế mạnh về công nghệ. Tuy nhiên, vì quyền lợi của học sinh, các trường đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp dạy học theo nhu cầu của phụ huynh, phù hợp năng lực tiếp nhận của học sinh nên rất cần sự phối hợp, trao đổi thông tin, thậm chí đồng cam cộng khổ của phụ huynh.
Đại diện các phòng GD-ĐT đều cho biết, tỷ lệ học sinh tham gia học trên internet năm nay đã tăng rất nhiều so với cùng kỳ năm ngoái, do các trường đã có kinh nghiệm thực hiện, chủ động tổ chức nhiều giải pháp chia sẻ khó khăn với phụ huynh và học sinh.
Đặc biệt, xung quanh ý kiến có nên dạy học trực tuyến đối với học sinh các khối 1, 2, 3, một cán bộ Phòng Giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, sở đã có văn bản hướng dẫn rất cụ thể các trường chủ động chọn hoặc phối hợp nhiều giải pháp dạy học qua internet như dạy trực tuyến, xây dựng video clip bài giảng đăng tải trên cổng thông tin điện tử của nhà trường, trao đổi và giải đáp thắc mắc cho học sinh thông qua các ứng dụng Facebook, Zalo, Viber... Tùy điều kiện cụ thể, các trường có thể xây dựng, thiết kế hoạt động, hệ thống bài tập qua tin nhắn, thư điện tử, in sao trên giấy rồi gửi cho phụ huynh.
Trước băn khoăn của phụ huynh về việc học sinh không thể tham gia học trực tuyến hoặc học trên internet không hiệu quả, lãnh đạo các trường đều cho biết, giáo viên chủ nhiệm các lớp có trách nhiệm tổng hợp số liệu, ghi nhận những trường hợp học sinh không có máy tính hoặc điện thoại thông minh, không thể kết nối internet đề xuất tổ bộ môn có biện pháp hỗ trợ phù hợp.
Những trường hợp quá khó khăn, nhà trường sẽ lập danh sách để có kế hoạch bổ sung kiến thức cho học sinh khi các em quay trở lại trường học. Tuy nhiên, phụ huynh không nên phó thác toàn bộ việc học trong 2 tuần học sinh nghỉ học cho nhà trường, mà nên chủ động hướng dẫn, nhắc nhở con tự học và ôn tập kiến thức tại nhà.
Tới đây, nếu tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, dạy học qua internet sẽ ngày càng phổ biến. Vì vậy, bên cạnh kiến thức, học sinh cần được trang bị các kỹ năng học tập phù hợp như tra cứu thông tin, hệ thống kiến thức... để thích ứng với điều kiện học tập trong thời đại mới.
Thanh toán không dùng tiền mặt trong trường học: Tiện đủ đường Năm học 2020 - 2021, TPHCM tiếp tục đẩy mạnh thực hiện thanh toán học phí, các khoản thu khác không dùng tiền mặt trong trường phổ thông trên địa bàn. Phụ huynh tại Trường Tiểu học Hồng Hà, quận Bình Thạnh đóng học phí và các khoản thu khác cho con. Ảnh: P.Nga Theo lộ trình, Sở GD&ĐT TPHCM triển khai thu...