Sáng kiến hòa bình Trung Đông đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ
Sáng kiến hòa bình Trung Đông của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ khi chính phủ Israel tiếp tục coi việc công nhận Nhà nước Do thái là điều kiện tiên quyết cho mọi thỏa thuận hòa bình trong tương lai, trong khi chính quyền Palestine khẳng định sẽ không nhượng bộ.
Phát biểu với báo chí tại thủ đô Tel Aviv, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cảnh báo sẽ bác bỏ mọi thỏa thuận, trong đó không hủy bỏ quyền quay trở về của người tị nạn Palestine và không bao gồm việc Palestine công nhận Nhà nước Do Thái. Ông này cũng nhấn mạnh, với những tuyên bố mới đây của người Palestine, một thỏa thuận hòa bình đang trở nên xa vời.
Trước đó, ngày 10/3, Hội đồng Cách mạng phong trào Fatah của Tổng thống Palestine Mahmud Abbas đã thông qua quyết định của ông Abbas bác bỏ các yêu cầu đòi công nhận Israel là nhà nước Do Thái. Phát biểu trước hội đồng này, ông Abbas tuyên bố sẽ không nhượng bộ các quyền của nhân dân Palestine và phản bội lý tưởng của họ, bất chấp mọi sức ép.
Chính phủ Israel đã coi việc công nhận Israel như một nhà nước Do Thái là một vấn đề cốt lõi trong các cuộc đàm phán hòa bình, và gọi đó là gốc rễ của sự xung đột giữa người Palestine với người Israel. Tuy nhiên, người Palestine đã bác bỏ điều này, đồng thời nhấn mạnh, họ đã công nhận Israel vào năm 1993 và việc coi nước này là một “nhà nước Do Thái” có thể sẽ đe dọa tới quyền trở lại quê hương của những người tị nạn Palestine.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hiện đang hết sức nỗ lực để thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và Palestine. Theo kế hoạch, các cuộc đàm phán, được nối lại hồi giữa năm ngoái sau hơn 3 năm đình trệ, sẽ phải đạt được một thỏa thuận khung từ nay đến cuối tháng 4 nhằm giải quyết những vấn đề được xem là nhạy cảm nhất như vấn đề biên giới, các khu định cư, an ninh, quy chế của Jerusalem và vấn đề người tị nạn. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán lại đang lâm vào bế tắc do các bên liên tục đổ lỗi cho nhau gây cảnh trở tiến trình và do việc Israel tiếp tục hoạt động định cư tại những vùng lãnh thổ chiếm đóng của Palestine.
Theo VOV
Assad "giáng đòn" choáng váng vào phương Tây
Tổng thống Bashar al-Assad vừa "giáng một đòn" choáng váng vào phương Tây khi thẳng tay sa thải một vị Phó Thủ tướng vì "tội" dám "qua mặt" chính quyền tiến hành các cuộc gặp gỡ bên ngoài đất nước để bàn về khả năng tổ chức một hội nghị hòa bình. Vụ việc trên đã gây ảnh hưởng lớn đến các nỗ lực ngoại giao nhằm đưa các phe nhóm đối địch nhau ở Syria ngồi vào bàn đàm phán.
Video đang HOT
Phó Thủ tướng Syria Jamil
Phó Thủ tướng Qadri Jamil đã bị sa thải nhanh chóng sau khi ông này hồi cuối tuần có cuộc gặp ở Geneva với Đại sứ Mỹ tại Syria - ông Robert Ford. Cuộc gặp diễn ra hôm 26/10 này tập trung thảo luận về khả năng tiến hành một hội nghị hòa bình vào tháng tới ở Geneva với mục đích cao nhất là tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng kéo dài gần 3 năm qua ở đất nước Syria, một quan chức Mỹ giấu tên cho biết.
3 ngày sau khi diễn ra cuộc gặp trên, Tổng thống Bashar al-Assad đã ra một sắc lệnh cách chức ông Jamil vì lý do "thực hiện những hoạt động và các cuộc họp bên ngoài đất nước mà không có sự phối hợp với chính quyền", hãng thông tấn chính thức của nhà nước Syria - SANA đưa tin.
Phát biểu trên đài truyền hình Al-Mayadeen ở Li-băng, Phó Thủ tướng Jamil cho biết, ông còn có cuộc gặp với một nhà ngoại giao Nga và các quan chức Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, ông này không cho biết, những cuộc gặp gỡ đó của ông có phối hợp với chính quyền của Tổng thống Assad hay không.
"Tôi không phải là một người làm thuê. Tôi là một nhà hoạt động chính trị", ông Jamil đã nói như vậy.
Tổng thống Assad cho biết, về nguyên tắc, chính phủ của ông sẽ tham gia các cuộc đàm phán hòa bình nhưng sẽ không đối thoại với những phe nhóm nổi dậy có vũ trang.
Tuy nhiên, hành động sa thải một quan chức cấp cao vì lý do tự tiện gặp gỡ giới chức phương Tây có thể là một dấu hiệu cho thấy chính phủ của Tổng thống Assad đang thể hiện sự cứng rắn hơn và thách thức hơn trong lập trường của nước này hoặc có thể là do có lo ngại về việc ông Jamil đang khôn khéo tìm cách để giành được một vị trí nào đó trong chính quyền thời hậu Assad.
Hiện tại, đặc phái viên của Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Ả-rập - ông Lakhadar Brahimi đang có mặt ở Syria trong một nỗ lực nhằm thuyết phục các phe nhóm đối địch nhau ở nước này tham gia vào hội nghị hòa bình Geneva II sắp tới.
Điểm mấu chốt gây bế tắc hiện nay là tương lai của Tổng thống Assad. Phần lớn các thành phần trong phe nổi dậy không chịu ngồi vào bàn đàm phán nếu nhưng chính quyền của Tổng thống Assad chưa bị lật đổ và họ cũng bác bỏ bất kỳ kế hoạch chuyển tiếp nào nếu có sự tham gia của ông Assad và các đồng minh thân cận của ông này.
Chính quyền Assad tiếp tục thách thức
Trong khi đó, về phía chính quyền Syria, Ngoại trưởng Walid Muallem vẫn khăng khăng nhấn mạnh một điều rằng, chỉ có người dân Syria mới được phép lựa chọn tương lai của mình, bác bỏ những yêu cầu của phương Tây và Ả-rập đòi ông Assad phải từ chức. Đây là một dấu hiệu cho thấy chính quyền Assad tiếp tục giữ lập trường cứng rắn và đầy thách thức.
Những phát biểu trên được Ngoại trưởng Muallem đưa ra khi ông này có cuộc gặp với đặc phái viên Brahimi - người đang dồn mọi nỗ lực vào việc tập hợp sự ủng hộ cho một hội nghị hòa bình ở Geneva vào cuối tháng 11 tới.
"Syria sẽ tham dự hội nghị hòa bình Geneva II trên cơ sở dựa vào quyền của người dân Syria trong việc lựa chọn tương lai chính trị cho mình, lựa chọn nhà lãnh đạo và bác bỏ mọi hình thức can thiệp từ bên ngoài", ông Muallem cho biết.
"Cuộc đối thoại sẽ chỉ diễn ra giữa người dân Syria với nhau", Ngoại trưởng Muallem nhấn mạnh đồng thời bày tỏ sự phản đối đối với bất kỳ hành động can thiệp nào từ bên ngoài.
Nhà ngoại giao hàng đầu Syria cũng cho biết, mọi tuyên bố về tương lai của nước ông, đặc biệt là "tuyên bố từ London" là "sự vi phạm trắng trợn các quyền của người dân Syria" và "là điều kiện tiên quyết đối với cuộc đối thoại trước khi nó thậm chí còn chưa bắt đầu". Phát biểu này của ông Muallem ám chỉ đến cuộc họp hôm 22/10 của nhóm nước "Các Bạn bè của Syria" - những nước ủng hộ cho phe nổi dậy Syria. Tại cuộc họp đó, các cường quốc phương Tây và các nước Ả-rập đã nhất trí với phe nổi dậy Syria rằng, Tổng thống Assad sẽ không có vai trò gì trong tương lai của đất nước này.
Bản thân đặc phái viên Brahimi cũng nhấn mạnh, các cuộc đàm phán ở Geneva sắp tới chỉ diễn ra "giữa người dân Syria với nhau" và rằng chỉ có người dân Syria mới được quyền quyết định tương lai của họ, SANA đưa tin.
Ông Brahimi còn nói thêm rằng, mọi người đều thống nhất với nhau về "tầm quan trọng của việc chấm dứt tình hình bạo lực, khủng bố hiện nay và tôn trọng chủ quyền của Syria".
Khi đặc phái viên Brahimi đang nỗ lực "khua chiêng gõ trống" để kêu gọi, tập hợp sự ủng hộ cho hội nghị hòa bình ở Geneva thì viễn cảnh của hội nghĩ này vẫn còn đang rất xa mờ bởi sự tẩy chay của phe nổi dậy Syria và sự hờ hững, thiếu nhiệt tình của chính quyền Assad.
Phe nổi dậy vẫn chưa ra được quyết định chính thức trong việc có tham dự hội nghị Geneva II hay không trong khi nhiều nhóm trong nội bộ lực lượng này tuyên bố tẩy chay hội nghị. Thậm chí họ còn dọa sẽ trừng phạt bất kỳ ai trong nội bộ của họ tham gia đàm phán với chính quyền Assad.
Về phía chính quyền Syria, Tổng thống Assad tuyên bố sẵn sàng tham gia vào các nỗ lực quốc tế ở Geneva nhưng bản thân ông này lại bày tỏ sự thiếu tin tưởng vào kết quả của hội nghị. Nhà lãnh đạo Syria cho rằng, hội nghị Geneva II thiếu các yếu tố thành công. Chưa kể là chính quyền Assad sẽ không ngồi vào bàn đàm phán nếu phe nổi dậy cứ khăng khăng đòi loại bỏ vai trò của Tổng thống Assad.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Mỹ, Nhật bất đồng về mối đe dọa quân sự từ "vùng xám" tại Hoa Đông Trong tuần này, Mỹ và Nhật Bản sẽ khởi động các cuộc đàm phán về chủ đề cách thức đối phó có hiệu quả đối với các sự cố vũ trang quy mô dưới một cuộc tấn công toàn diện nhằm vào Nhật Bản. Nhưng Tokyo lo sợ rằng, đồng minh của họ sẽ khó lòng đồng ý gửi một thông điệp ngăn...