Sáng kiến 12 tỷ USD cho nước nghèo mua vaccine Covid-19
Ngân hàng Thế giới công bố kế hoạch về sáng kiến 12 tỷ USD hỗ trợ các nước nghèo mua vaccine Covid-19 ngay khi có thuốc.
Trong nỗ lực đảm bảo các quốc gia có thu nhập thấp không bị những quốc gia giàu có đóng băng, Ngân hàng Thế giới (WB) đang yêu cầu các cổ đông chính, những nước giàu, ủng hộ kế hoạch giải ngân tiền mặt trong vòng 12 đến 18 tháng tới.
Một loại vaccine do Nga nghiên cứu. Ảnh: TASS
David Malpass, chủ tịch WB, cho biết sáng kiến này rất cần thiết bởi Covid-19 đang có tác động lớn hơn nhiều với các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình so với các nước phát triển.
“Nguồn tài chính này sẽ là yếu tố thay đổi cuộc chơi vì một khi thế giới có được loại vaccine an toàn và hiệu quả, nó sẽ cho phép mọi người tự tin tiếp tục cuộc sống của mình”, Malpass nói.
Nhiều quốc gia bao gồm Mỹ, Anh, Trung Quốc và Nga, đang nghiên cứu các phương pháp điều trị Covid-19 và Malpass cho hay WB không muốn đợi tới khi vaccine được phép sử dụng mới hành động.
“Nhiều nước có thu nhập cao đã đặt mua sẵn mà chúng tôi muốn đảm bảo các nước thu nhập thấp và trung bình cũng có quyền tiếp cận vaccine”, ông nói.
WB tin rằng kinh tế toàn cầu sẽ không phục hồi hoàn toàn tới khi mọi người cảm thấy đủ tự tin để sống, hòa nhập, làm việc và di chuyển; và cần có một loại vaccine Covid-19 hiệu quả, an toàn, để điều này xảy ra.
Malpass cho biết sẽ chỉ cấp tiền cho những phương pháp điều trị được pháp luật giám sát chặt chẽ, nhưng kế hoạch nhằm phân bổ 12 tỷ USD một cách nhanh chóng để đảm bảo càng nhiều người được tiêm chủng càng tốt.
“Covid-19 đang tấn công người dân khắp thế giới và đã tạo ra tác động bất bình đẳng”, Malpass nói, nhấn mạnh các nước giàu có mạng lưới an sinh xã hội rộng hơn, ngân sách lớn hơn. Điều quan trọng là phải đảm bảo việc tiếp cận vaccine là “công bằng và bình đẳng”.
Video đang HOT
Ông cho hay sáng kiến xây dựng trên các chương trình khẩn cấp ứng phó Covid-19 đã được tuyên bố khi cuộc khủng hoảng bắt đầu hồi đầu năm mà các quốc gia có thể tự mua vaccine, hành động cùng nước khác hoặc tận dụng cơ chế mua sắm.
Kế hoạch này phải được cổ đông của WB chấp thuận nhưng Malpass tin tưởng họ sẽ đồng ý.
Trước đây, WB từng thực hiện thành công chiến dịch tiêm chủng bệnh bại liệt, sởi và HIV/Aids. Lần này, WB sẽ khuyến khích các quốc gia ưu tiên cho nhân viên y tế và nhóm những người dễ bị tổn thương.
“Sẽ có rất nhiều quốc gia muốn dùng số tiền này”, Malpass nói.
Để hỗ trợ triển khai, WB đã tiến hành đánh giá hệ thống y tế các quốc gia để xác định khoảng thiếu hụt và lĩnh vực có thể đầu tư trong kế hoạch tiếp cận tổng thể để giải quyết Covid-19.
Hơn 32,4 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu
Thế giới ghi nhận hơn 987.000 người chết vì nCoV trong hơn 32,4 triệu người nhiễm, nhiều nước châu Âu áp đặt các hạn chế khi dịch tái bùng phát.
213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 32.382.204 ca nhiễm và 986.840 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 327.978 và 6.489 ca sau 24 giờ, trong khi 23.893.811 người đã bình phục, theo thống kê của trang cập nhật dữ liệu thời gian thực Worldometers.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 7.179.040 ca nhiễm và 207.401 người chết, tăng lần lượt 45.388 và 901 ca so với một ngày trước đó. Các quan chức y tế Mỹ chỉ ra rằng nCoV đang chuyển hướng tấn công người trẻ tuổi, khi 23% số ca nhiễm được báo cáo là từ 18 đến 29 tuổi.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ có đủ vaccine Covid-19 cho tất cả người dân vào tháng 4/2021, tuy nhiên giới chuyên gia y tế tỏ ra thận trong hơn, cho rằng kịch bản mà ông chủ Nhà Trắng mong muốn chỉ có thể xảy ra sớm nhất vào giữa năm sau.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 23/9 kêu gọi người dân ở nhà vào dịp Halloween và tổ chức các bữa tiệc bằng hình thức trực tuyến. "Nhiều hoạt động Halloween truyền thống có thể có nguy cơ lây lan virus cao", CDC viết, khuyến cáo không nên tổ chức các bữa tiệc hóa trang đông người trong nhà hoặc cho trẻ em đi xin kẹo.
Nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt người dân ở thành phố Hyderabad, Ấn Độ, hôm 24/9. Ảnh: AFP.
Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ hai thế giới và lớn nhất châu Á, báo cáo thêm 85.919 ca nhiễm và 1.144 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 5.816.103 và 92.317. Số ca nhiễm tại nước này tăng nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào khác và chưa có dấu hiệu đạt đỉnh.
Ấn Độ tuần qua mở cửa trở lại đền Taj Mahal sau 6 tháng ngừng đón khách du lịch. Số người tham quan mỗi ngày được giới hạn ở mức 5.000, so với trung bình 20.000 trước đại dịch. Vé vào đền chỉ được bán online, có khoảng 300 vé được bán ra trong ngày đầu mở cửa. Khách tham quan được kiểm tra thân nhiệt và phải tuân thủ quy định giữ khoảng cách với những người khác.
Brazil, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 743 người chết vì Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên 139.808. Số người nhiễm nCoV tăng 29.992 trong 24 giờ qua, lên 4.657.702.
Giới chuyên gia Brazil nhận định các mô hình cho thấy nước này đã qua đỉnh dịch, nhưng vẫn cảnh báo tình hình có thể đột ngột xấu đi nếu chính quyền địa phương cho phép tái mở cửa kinh tế quá sớm, không siết chặt các biện pháp cách biệt cộng đồng.
Nga báo cáo thêm 149 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 19.948. Số ca nhiễm tăng 6.595, lên 1.128.836. Nga đã nối lại đường bay với Belarus, Kyrgyzstan và Kazakhstan từ ngày 21/9 và với Hàn Quốc từ ngày 27/9.
Nga đang đàm phán và đã nhận được yêu cầu cung cấp 1,2 tỷ liều vaccine cho hơn 10 nước ở châu Á, Nam Mỹ và Trung Đông. Đây là một bước tiến có thể mang tới cho Nga đòn bẩy kinh tế và chính trị vô cùng giá trị trên trường quốc tế.
Tổng thống Vladimir Putin ngày 22/9 đề nghị tiêm miễn phí vaccine Sputnik-V cho các nhân viên Liên Hợp Quốc. Phát ngôn viên Liên Hợp Quốc cảm ơn và cho biết họ sẽ nghiên cứu đề xuất này.
Nam Phi, vùng dịch lớn thứ 10 thế giới và là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch tại châu Phi, ghi nhận 667.049 ca nhiễm và 16.283 ca tử vong, tăng lần lượt 1.861 và 77. Số ca nhiễm tại nước này chiếm gần một nửa tổng số ca nhiễm ở châu Phi.
Các hạn chế về di chuyển và kinh doanh đã dần được nới lỏng kể từ tháng 6, nhưng nước này vẫn đóng biên để tránh ca ngoại nhập. Tổng thống Nam Phi thông báo dỡ bỏ hầu hết hạn chế từ 20/9 và sẽ mở biên với hầu hết quốc gia từ 1/10.
Ca nhiễm tăng trở lại tại Tây Ban Nha, vùng dịch lớn nhất châu Âu. Nước này báo cáo thêm 10.653 ca nhiễm mới và 84 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 704.209 và 31.118.
Khu vực Madrid áp đặt biện pháp phong tỏa một phần với gần một triệu người. Cư dân tại các khu dân cư đông đúc có thu nhập thấp ở miền nam thủ đô chỉ được phép rời khu vực để đi làm, khám bệnh hoặc đưa con đi học từ ngày 21/9.
Ca nhiễm mới ở Pháp cũng tăng trở lại sau giai đoạn Covid-19 được kiềm chế. Nước này ghi nhận thêm 16.096 ca nhiễm nCoV, nâng tổng số lên 497.237, trong đó 31.511 người chết, tăng 52 trường hợp.
Các quán bar và nhà hàng ở Marseille, thành phố lớn thứ hai của Pháp phải đóng cửa từ 23/9. 8 thành phố lớn khác, bao gồm thủ đô Paris, sẽ ban hành hạn chế mới như giới hạn tụ tập ở nơi công cộng dưới 10 người và áp giờ đóng cửa sớm hơn với quán bar.
Anh, vùng dịch lớn thứ ba châu Âu, ghi nhận 416.363 ca nhiễm và 41.902 ca tử vong, tăng lần lượt 6.634 và 40 trường hợp. Bộ trưởng Y tế Matt Hancock cho biết chính phủ Anh ước tính mỗi ngày có chưa đến 10.000 người nhiễm mới, thấp hơn nhiều so với con số 100.000 ca mới/ngày mà nước này dự đoán vào giai đoạn cao điểm.
Năng lực xét nghiệm của Anh đã tăng đáng kể từ sau đợt dịch đầu tiên, nhưng vẫn đang bị quá tải khi nhiều người dân không thể xét nghiệm hoặc phải vượt quãng đường rất xa để đến nơi có thể xét nghiệm, kết quả trả về cũng bị chậm trễ. Điều này dẫn tới nhiều chỉ trích nhằm vào hệ thống y tế Anh.
Iran báo cáo 25.015 người chết, tăng 175, tổng số ca nhiễm là 436.319, tăng 3.521. Số ca nhiễm và tử vong vì nCoV tại nước này đang có xu hướng gia tăng kể từ khi chạm mức thấp nhất trong vòng nhiều tháng hồi đầu tháng 9. Thứ trưởng Y tế Iran Alireza Raisi từng cảnh báo về "sự trỗi dậy" của nCoV tại một số vùng của đất nước, do mức độ tuân thủ các biện pháp y tế giảm sút.
Tại Đông Nam Á, Philippines là vùng dịch lớn nhất khu vực với 296.755 ca nhiễm và 5.127 ca tử vong, tăng lần lượt 2.180 và 36 ca.
Thủ đô Manila và các tỉnh lân cận áp đặt những biện pháp phòng dịch cho đến cuối tháng 9, hạn chế di chuyển không thiết yếu và cấm tụ tập đông người. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết sẽ ưu tiên mua vaccine Covid-19 do Nga hoặc Trung Quốc cung cấp, bày tỏ lạc quan nước này sẽ "trở lại bình thường" vào tháng 12.
Indonesia, vùng dịch lớn thứ hai khu vực, ghi nhận 262.022 ca nhiễm, tăng 4.634 so với hôm trước, trong đó 10.105 người chết, tăng 128 ca. Thủ đô Jakarta đang siết chặt những biện pháp hạn chế, giảm thiểu hoạt động của các doanh nghiệp, trung tâm thương mại và nơi thờ phụng. Người dân không được dùng bữa tại nhà hàng và tới quán cà phê.
Singapore là vùng dịch lớn thứ ba khu vực với 27 người chết và 57.654 người nhiễm, tăng 14 ca. Phần lớn các ca nhiễm mới vẫn là người lao động nhập cư sống trong các khu ký túc xá.
Singapore sẽ thí điểm chương trình thẻ thông hành cho các lãnh đạo doanh nghiệp cần đi công tác thường xuyên, khi họ tiếp tục nới lỏng một số hạn chế liên quan đến Covid-19. Chính phủ cho biết số lượng thẻ sẽ bị giới hạn trong giai đoạn đầu.
WHO cám ơn Nga về vắc-xin Covid-19, Anh đang nguy cấp Thế giới ghi nhận thêm gần 210.000 ca nhiễm mới và khoảng 3.500 trường hợp tử vong vì Covid-19 trong 24 giờ qua. Theo số liệu cập nhật của trang thống kê toàn cầu Worldometers, tính đến 6h sáng 22/9, đại dịch tiếp tục hoành hành ở 213 quốc gia và vùng lãnh thổ, lây nhiễm cho khoảng 31,5 triệu bệnh nhân và...