Sáng đầu xuân trong tôi
Tôi bước ra khỏi nhà, đón nhận cái không khí mang mang của đất trời trong thời khắc cũ mới giao hòa. Mùi thuốc pháo nồng ấm quen thuộc ai đó hứng khởi đốt trước giao thừa vấn vương trong gió.
Những năm 80 thế kỷ trước, biểu tượng Tết “cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh” vẫn còn phổ biến. Đúng 0 giờ, khắp bốn phương tám hướng bắt đầu rộ lên tiếng pháo. Tôi dỏng tai lên “nghe tiếng pháo đoán chương trình”. Phía này lanh canh pháo tép. Ừ đấy chắc hẳn là pháo nhà ông Tuấn hàng xóm. Ông vốn kỹ tính và rụt rè cẩn trọng. Bánh pháo tép với ông cũng đủ niềm vui cho một cái tết. Còn đằng kia, pháo cối nổ đì đùng. Thì còn ai vào đây nữa ngoài nhà bác Năm có tới tận ba anh con trai. Các anh cũng chỉ chờ thời khắc này trong cả năm để được tận hưởng chút “cảm giác mạnh”.
Sau mỗi tiếng pháo đoàng đoàng như thế là tiếng reo hò phấn khích của các bạn anh đang có mặt và tụ tập tại tư gia. Mỗi tiếng pháo vang lên, cả nhóm coi như nhận tín hiệu vui, báo một năm mới với vạn sự hanh thông và nhiều bước nhảy vọt.
Ảnh minh họa
Sau giờ phút đón giao thừa bao giờ cũng có mưa rây. Những hạt mưa mỏng tạo lớp màng giăng mắc khắp nơi, khiến cho cỏ cây như cựa mình, đón nhận tinh túy của đất trời. Thì cây cối đã đến mùa đâm chồi, bắt đầu cho một “tháng Giêng rét đài tháng Hai rét lộc”. Sau những âm thanh rộn ràng của tiếng pháo, đất trời như bắt đầu lắng lại. Tôi bước ra khỏi nhà, với tâm trạng lâng lâng như đi vào cõi mơ. Cỏ cây đất trời như đang đắm mình tận hưởng thời khắc thiêng liêng ấy.
Những gương mặt ngày thường bỗng như lạ như quen. Các cô gái chưa chồng vốn bận rộn với công cuộc mưu sinh, giờ đây lột xác với áo mới môi đỏ xúng xính rạng ngời. Họ đang túm tụm lại và cười rộ lên như nắc nẻ trước những lời tán tỉnh láu cá của một anh trai làng nào đó. Mắt môi họ rạng ngời tư tình. Cũng có ai ngờ, những anh trai làng thường ngày bươn bả với cộng việc ruộng đồng, giờ đây trước thời khắc chuyển giao của đất trời ấy, cũng như được tiếp thêm động lực để cất lên những lời yêu đương có cánh. Thì mùa xuân, mùa của những lễ hội giao duyên cũng đang chuẩn bị bắt đầu. Bao nhiêu cặp đôi nên duyên sau những ngày trời đất thuận lợi giao hòa và hợp cảnh hợp tình ấy.
Thường khi tôi trở về nhà, không gian đã bắt đầu vắng lặng. Nhưng không khí thiêng liêng của buổi đầu năm vẫn hiện hữu khắp nơi. Tôi sẽ đặt lưng xuống, không phải ngủ một giấc thật sâu mà chỉ để cơ thể nghỉ ngơi chút xíu, trước khi sáng đầu năm tinh khôi bắt đầu.
Tôi từ từ thức giấc khi ngoài kia có tiếng người nói lao xao. Là tiếng cười tiếng nói hào sảng của một người bà con “tốt vía” nào đó đến xông nhà và chúc tết đầu năm. Thường đó là người đàn ông có tiếng nói và uy quyền trong họ mạc. Gia đình và vị thế của họ đủ đảm bảo “thương hiệu” cho việc ngầm mang đến tài lộc và may mắn cho gia chủ suốt cả năm. Bố mẹ tôi sẽ tay bắt mặt mừng, trịnh trọng đem những sản vật quý giá nhất của gia đình ra thiết đãi vị khách quý xông nhà đầu năm. Không khí của những lời nói, những câu chúc đẹp đầu năm giữa chủ – khách như tràn ngập khắp tư gia.
Video đang HOT
Ảnh minh hoạ
Tôi sẽ mở mắt từ từ và không vội vã thức dậy, ngược lại dỏng tai lên nghe những tín hiệu, những âm thanh đặc trưng của ngày đầu năm. Rồi trong tâm trạng khoan khoái, tôi vươn vai đứng dậy, bước ra khoảng sân rộng trước nhà. Xác pháo hồng đêm qua hãy còn vương khắp nơi. Không gian lắng đọng lại trong phút chốc, trước khi âm thanh rộn rã của tiếng người đến thăm nhau và mừng tuổi đầu năm, tiếng cỗ bàn chúc tụng làm hân hoan cả buổi sáng đầu xuân.
Mẹ tôi sẽ gọi tôi vào phòng, thì thầm căn dặn những điều cấm kỵ trong ngày đầu năm mới. Rằng không nên quét nhà, phòng những tiền của tài lộc của tư gia sẽ theo đó mà bay mất. Con gái cũng nên cẩn trọng trong ngày đầu năm để không làm rơi vỡ đồ đạc, phòng những điều xui xẻo cả năm tìm đến. Tôi vâng dạ cho mẹ yên lòng, rồi vận quần áo mới xúng xính chạy ào ra đứng tha thẩn chơi đầu ngõ.
Hạnh phúc thời thơ ấu khi nhận những phong bao lì xì sáng đầu năm vẫn khiến tôi rạo rực mỗi khi hồi tưởng lại. (Ảnh minh hoạ)
Là vì nhà tôi là trưởng chi, vốn là một nhánh quan trọng trong dòng họ. Ngày mùng một đầu năm, gia đình tôi có nhiệm vụ lo cỗ bàn cho các “đinh” trong chi đến gặp gỡ và liên hoan trong ngày tốt lành này. Các ông, các bác sẽ đến nhà tôi dự tiệc và đương nhiên gặp cô bé váy áo xúng xính đứng đó, không do dự rút những phong bao đỏ rực với những mệnh giá tiền tròn trĩnh, mang lại niềm vui lấp lánh cho đứa trẻ đón nhận chúng.
Láu cá nhất là ông anh tôi. Thường ngày anh rất lười việc nhà, nhưng trong dịp lo cỗ bàn này, anh lại lăng xăng mang đũa bát chạy ra chạy vào nghe chừng bận rộn lắm. Thì tôi biết tỏng, ông anh đang vô tình tạo cơ hội “điểm danh” để các vị khách nhìn thấy mặt. Trong không khí vui tươi xôm tụ đầu năm, các vị cao niên của họ mạc sẽ không ngại ngần để rút phong bao lì xì thật hào phóng cho đứa trẻ chăm chỉ ấy. Thường phong bao lì xì đầu năm có được, đợi đến mùng 7 tết, ngày “ra ngõ”, anh em tôi sẽ mở hết nội dung ra và so kè xem ai may mắn được nhận nhiều hơn. Chúng sẽ được tích vào con lợn may mắn riêng của mỗi người, đợi khi chúng tôi vào năm học mới với chi phí bút vở, cặp sách… được dùng tới.
Tôi đã đi qua 36 mùa xuân cuộc đời với tương đương chừng ấy lần đón nhận không khí an bình buổi đầu năm mới. Thật thú vị là mỗi năm tôi lại cảm nhận không khí buổi đầu năm với sự mới mẻ và thanh tịnh dần tăng lên. Có phải cùng với thời gian, chúng ta sẽ trưởng thành hơn, “chín” dần lên trong suy nghĩ và cảm nhận hương vị cuộc sống đằm thắm hơn lên?
Thu Ngọc
Theo phunuonline.com.vn
Ăn Tết nhà ngoại: Đừng biến nhà chồng thành nhà trọ
Nhiều em gái trẻ hùng hồn tuyên bố: "Cả năm đã sống ở nhà nội, Tết phải về với nhà ngoại".
Các em có nghĩ đến cảnh trong lúc mình cùng bố mẹ đẻ vui vẻ đón Tết thì bố mẹ chồng sau một năm vất vả phục vụ con cháu lại phải lủi thủi đón giao thừa trong "nhà trọ" của con dâu?
Đời sống hiện đại với guồng quay công việc khiến rất nhiều cô gái trẻ không thể làm dâu theo đúng kiểu truyền thống là chăm lo đầy đủ việc nhà và chăm sóc cha mẹ chồng.
Ở nhiều gia đình, việc nhà hầu hết đổ lên đầu hai "ô sin già" chỉ có làm chứ không có lương: nào đưa đón bọn trẻ đi học, nào chợ búa cơm nước giặt giũ...
Con dâu vì quá bận công việc, nhiều khi chỉ rửa được cái bát, cái đũa sau bữa cơm. Mà thậm chí có khi còn chẳng thu xếp được thời gian ăn cơm chung với bố mẹ chồng. Nhà chồng không khác gì nhà trọ, chỉ là chỗ tối về ngủ nghỉ mà thôi.
Ấy vậy mà cứ đến dịp lễ Tết, con dâu lại nhấm nháy con trai đưa cháu về tuốt ông bà ngoại, viện cớ quanh năm đã sống với ông bà nội, giờ ngày tư ngày Tết phải về nhà ngoại để ông bà đỡ quạnh hiu.
Tôi không có ý định phán xét bởi "mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh". Đúng là cũng có nhà đẻ được mỗi một cô con gái, gả chồng cho con rồi nhưng vẫn muốn con về với mình mỗi dịp Tết đến xuân về cho vui cửa vui nhà vì nhà quá neo người.
Cũng có trường hợp nàng dâu không hợp mẹ chồng nên tránh tối đa những dịp sống chung để đỡ gây mất hòa khí trong gia đình, nhất là trong những dịp đầu xuân năm mới.
Nhưng trong thực tế, không hiếm trường hợp cố tình về nhà bố mẹ đẻ thực chất chỉ là trốn trách trách nhiệm của dâu con trong ngày Tết. Bởi về với bố mẹ đẻ thì sẽ được chiều chuộng hơn, thậm chí không phải động tay động chân làm việc nhà, lại không bị đánh giá là lười nhác.
Các em gái trẻ trung năng động hỡi. Tôi không có quyền bảo các em nên ăn Tết ở nhà nội hay nhà ngoại. Tôi chỉ muốn các em thử cố gắng hình dung một bức tranh đón giao thừa khá tương phản: khi các em viên mãn ấm êm trong vòng tay của bố mẹ đẻ thời khắc năm cũ trôi qua và năm mới tới, khi các em nâng ly rượu chúc mừng tân xuân với bố mẹ đẻ của mình, thì ở cái nơi quanh năm chẳng khác gì nhà trọ của các em, lại đang có một ông bố và một bà mẹ già lủi thủi ngồi bên nhau chỉ vì cái tội trót làm "nhà nội". Phải chăng họ đáng phải trải qua cảnh này sau một năm quần quật chăm lo cho con cháu? Liệu các em có chút nào động lòng?
Kể từ khi làm lễ bái gia tiên khi lấy chồng, các em nên nghĩ nhà chồng thực sự là gia đình của mình và sống có trách nhiệm với gia đình ấy. Rồi các em cũng sẽ có con, và nhiều em cũng sẽ có con trai, sẽ trở thành mẹ chồng. Gieo trái ngọt sẽ hưởng quả lành các em ơi.
Điều gì xuất phát từ trái tim sẽ đến được với trái tim. Tết không chỉ có một ngày. Nhưng riêng giao thừa và mồng một, hãy ở bên nhà nội, để tri ân, để trải lòng, để cùng nhau hướng đến một gia đình thực sự hạnh phúc, an vui. Đấy là cá nhân tôi nghĩ thế.
Tôi tin rằng bố mẹ đẻ của các em sẽ không phật lòng khi con gái, con rể và các cháu đón giao thừa, mồng một ở nhà nội rồi mồng hai, mồng ba sẽ về với nhà ngoại. Cả hai bên nội, ngoại đều viên mãn.
Có thể có em phản biện lại tôi rằng thế thì tại sao lại không thể đổi sang "mồng một Tết ngoại mồng hai Tết nội", sao cứ phải suy nghĩ cổ hủ và phong kiến theo kiểu nội trước ngoại sau??? Một lần nữa tôi xin nhấn mạnh rằng tôi không có ý định tranh cãi mà chỉ giãi bày quan điểm của cá nhân mình.
Tôi thực sự coi nhà chồng là một gia đình chứ không phải là một "nhà trọ". Và mỗi dịp Tết đến xuân về, ở nhà nội, lo việc nhà nội chính là dịp để tôi bày tỏ tấm chân tình của tôi với gia đình mình. Chỉ đơn giản vậy thôi.
Theo 2sao.vn
Vợ uất nghẹn khi chồng không chịu kiêng "yêu" ngày đầu năm Con sóng ngầm luôn trực trào trong lòng Luyến ngày một nhiều. Và có lẽ, chỉ đợi hết đợt Tết này, nó sẽ bị bung ra như ngọn núi lửa phun trào nham thạch... Sau bữa cơm tất niên cuối năm, Luyến thỏ thẻ với chồng: " Anh ơi, từ mai là phải kiêng (kiêng quan hệ) đấy. Em thấy người ta bảo,...