Sáng chế ra điều kiện dự thầu có “một không hai”
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Bắc Giang có dấu hiệu thông thầu, gói thầu số: 07 thi công xây dựng công trình cải tạo nâng cấp đường tỉnh 295B, tỉnh Bắc Giang (Đoạn Km16 00 – Km19 500) thuộc dự án: Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 295B, tỉnh Bắc Giang… đó là khiếu nại của ông Nguyễn Văn Trường gửi đến nhiều cơ quan báo chí.
Hồ sơ mời thầu “trái khoáy”, “có một không hai” của Sở GTVT tỉnh Bắc Giang
Có dấu hiệu thông thầu?
Trong đơn, ông Nguyễn Văn Trường trình bày: “Nhà thầu chúng tôi đã tham gia mua hồ sơ mời thầu gói thầu số: 07 thi công xây dựng công trình cải tạo nâng cấp đường tỉnh 295B, tỉnh Bắc Giang (Đoạn Km16 00 – Km19 500) thuộc dự án: Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 295B, tỉnh Bắc Giang.
Dự án do Sở giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang làm chủ đầu tư. Đơn vị trực tiếp quản lý dự án là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Bắc Giang. Hồ sơ mời thầu được phát hành từ ngày 6/6/2014 đến trước 9h00′ ngày 21/6/2014.
Là một người được giao nhiệm vụ làm hồ sơ đấu thầu, qua quá trình nghiên cứu và xem xét hồ sơ mời thầu để phục vụ cho việc làm bài thầu tôi thấy hồ sơ mời thầu do chủ đầu tư phát hành có nhiều vấn đề vi phạm luật và thông tư 01/2010/TT-BKH ( Bộ Kế hoạch Đầu tư).
Cùng quy mô, địa hình và cấp công trình, cũng cùng chủ đầu tư là Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bắc Giang mời thầu và từ đó đến nay các chế độ chính sách của nhà nước chưa có gì biến động và thay đổi, nhưng chủ đầu tư vẫn đưa ra các tiêu chí “lách luật” một cách có chủ ý và tính toán như: Đưa tiêu chí nhân sự tham gia dự án phải có từ 35 năm đóng bảo hiểm tại đơn vị thầu.
Tiêu chí có một không hai này rõ ràng đã làm mất tính khách quan và gây khó dễ, làm cản trở cho các nhà thầu đầy tâm huyết muốn tham gia gói thầu này.
Video đang HOT
Qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy, các điều kiện Chủ đầu tư đưa ra trong hồ sơ mời thầu đều nhằm tạo điều kiện cho Công ty TNHH Xây dựng Tân Thịnh có trụ sở tại xã Tân Mỹ, TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang do Ông Nguyễn Văn Quyền sinh ngày 2/4/1962, thường trú tại phường Hoàng Văn Thụ, tỉnh Bắc Giang làm giám đốc.
Công ty TNHH Xây dựng Tân Thịnh đã từng trúng thầu điển hình như tại các gói thầu và dự án: Kênh Hồ Đồng Cốc; Đường tỉnh lộ 389 tỉnh Bắc Giang; Kè đê Ba Tổng huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang; Sửa chữa đường Trần Nguyên Hãn…”
“Qua những vấn đề trên để tạo sự minh bạch trong đấu thầu cạnh tranh, hạn chế sự tiếp tay và thông đồng để thông thầu. Chúng tôi đề nghị lãnh đạo tổng cục an ninh II Bộ Công an, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, các cơ quan thông tấn báo chí, Cục Quản lý đấu thầu bộ kế hoạch đầu tư xem xét và làm rõ những uẩn khúc của gói thầu trên”- Ông Trường nhấn mạnh.
Vi phạm nghiêm trọng?
Xem hồ sơ mời thầu do ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bắc Giang mời thầu:Tại chương III Tiêu chuẩn đánh giá và nội dung xác định giá đánh giámục 1, 2, 3… sẽ chẳng có gì bàn cãi nếu không có chi tiết: Chứng minh năng lực kỹ thuật bằng sổ bảo hiểm lao động từ 3- 5 năm tại nhà thầu.
Là một chuyên gia, có hớn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đấu thầu, chấm thầu, ông Đinh Ngọc, trú tại quận Hoàng Mai, TP Hà Nội cho biết: Chưa từng gặp hồ sơ mời thầu nào đưa sổ bảo hiểm xã hội vào tiêu chuẩn đánh giá năng lực.
Theo như ông Trường (nguyên đơn) cho biết thì yêu cầu này chỉ có 01 nhà thầu duy nhất là công ty Tân Thịnh đáp ứng được.
Luật sư Nguyễn Văn Chiến, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP hà Nội cho biết: Theo quy định của thông tư 01/2010/TT-BKH (Bộ kế hoạch đầu tư), tổ chức, cá nhân lập hồ sơ mời thầu căn cứ vào quy mô, tính chất của gói thầu mà đưa ra các yêu cầu trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế; không được đưa ra các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
Nếu đối chiếu với thông tư trên, khiếu nại của ông Trường về dấu hiệu “thông thầu” tại dự án là có căn cứ.
Trên báo chí, ông Osama Igarashi – chuyên gia thường trú của JFTC Nhật tại Việt Nam cho biết: Thông đồng đấu thầu được coi là một trong các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh ở mức nghiêm trọng nhất, cần phải có những biện pháp nhằm triệt phá các thỏa thuận thông đồng đấu thầu, hạn chế giao dịch một cách bất chính theo luật chống độc quyền.
Hành vi thông thầu sẽ làm giảm tính cạnh tranh, gây tổn hại đến ngân sách quốc gia, kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Đề nghị các cơ quan chức năng sớm vào cuộc điều tra làm rõ khiếu nại của bạn đọc.
Theo báo Xây dựng
Ngư dân tố Trung Quốc xây công trình trái phép trên đảo Gạc Ma
Ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải (Quảng Ngãi) cho biết, liên tiếp tàu cá Lý Sơn liên lạc về tố cáo Trung Quốc xây dựng công trình quân sự trên đảo Gạc Ma của Việt Nam.
Theo đó, ngày sau khi cho tàu cá QNg 96079 TS cập bờ, chủ tàu Dương Minh Thạnh cho biết, từ đầu tháng 5/2014, khi cho tàu vươn khơi vùng biển Trường Sa của Việt Nam đã phát hiện rất nhiều tàu quân sự, vận tải của Trung Quốc ngang nhiên bơm cát, xây dựng công trình tại khu vực các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cách đảo Cô Lin chỉ chừng 5 hải lý về phía tây.
"Mỗi tàu hút cát đều có vòi rồng công suất lớn, họ hút cát quanh khu vực đảo Cô Lin đưa lên tàu vận tải rồi chuyển về Gạc Ma để bồi đắp. Thấy tàu cá ngư dân mình tiếp cận đảo Gạc Ma, tàu quân sự Trung quốc nổ súng uy hiếp, nhiều loạt đạn chỉ cách tàu mình vài sải tay", ông Thạnh nói.
Ngư dân Lý Sơn trình báo về việc tàu cá bị tàu quân sự Trung Quốc đe dọa khi đánh bắt cá tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam
Theo ông Thạnh, tại vùng biển quanh đảo Gạc Ma, hàng chục tàu vận tải cùng tàu hút cát trọng tải hàng chục ngàn tấn của Trung Quốc ngày đêm làm việc hết công suất. Nhiều bãi cát được hút lên đổ tràn trên đảo Gạc Ma, trên đảo nhiều phương tiện máy móc có cả cần cẩu, máy ủi đang thi công các công trình quân sự. Phía ngoài biển có 2 tàu hộ vệ tên lửa và tàu hải cảnh án ngữ không cho tàu cá ngư dân Việt Nam tiến gần sát đảo.
Còn ngư dân Bùi Văn Phải, thuyền trưởng tàu cá QNg 96169 TS (thôn Đông xã An Hải, Lý Sơn) tố cáo: "Tôi thấy tàu quân sự và tàu hút cát của Trung Quốc liên tục di chuyển trong khu vực giữa các đảo Cô Lin, Chim Én, Gạc Ma... Tò mò muốn biết họ đang làm gì nên tôi cho tàu tiến sát thì phát hiện diện tích đảo Gạc Ma đã được mở rộng, nhiều công trình đã mọc lên trong đó có cả đường băng sân bay đang xây dựng dở trên đảo Gạc Ma.
Phía Đông Nam đảo họ đang tiến hành xây dựng một cầu cảng cập có quy mô lớn với hàng vạn khối tiêu sóng được vận chuyển và thả xuống đây.
Chủ tịch Hiệp hội nghề cá An Hải, ông Nguyễn Quốc Chinh đang tiếp nhận thông tin tố cáo của ngư dân về việc Trung Quốc xây dựng trái phép tại các đảo của Việt Nam.
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải (Quảng Ngãi) cho biết, từ nhiều ngày nay, thông qua hệ thống liên lạc Icom, nhiều tàu cá của ngư dân Lý Sơn đang hoạt động tại ngư trường Trường Sa đã báo về việc Trung Quốc đang khẩn trương xây dựng một số công trình quân sự trên các đảo Gạc Ma, Châu Viên, Ga Ven... thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Không chỉ vậy, nhiều tàu cá của ngư dân Lý Sơn đang khai thác hải sản cách các đảo này vài hải lý thường xuyên bị tàu Trung Quốc xua đuổi, đe dọa, thậm chí dùng súng bắn đe dọa, buộc tàu cá của ngư dân phải chuyển ngư trường.
"Điều này cho thấy Trung Quốc đang cố mở rộng diện tích để thiết lập khu quân sự nhằm khống chế toàn bộ vùng biển Trường Sa của Việt Nam", ông Chinh nói.
Mịnh Văn
Theo_VTC
Trung Quốc đổ lỗi Việt Nam đâm tàu: Bóc trần Bắc Kinh ngụy biện Quan chức ngoại giao Bắc Kinh đổ lỗi tàu Việt Nam đâm tàu Trung Quốc và ra điều kiện Việt Nam phải rút tàu nếu muốn đàm phán. Tuy nhiên, sự thật đang vạch trần sự ngụy biện này. Đâm tàu: Vừa đá bóng vừa la làng Hãng tin Reuters dẫn lời ông Dịch Tiêu Lương, Phó vụ trưởng Vụ Biên giới và...