Sáng 28/2: Tập trung nghiên cứu việc tiêm mũi thứ 4; trung bình 7 ngày qua số mắc COVID-19 mới gần 68.000 ca/ngày
Phát biểu tại lễ kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 tổ chức tối qua 27/2 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu tập trung nghiên cứu việc tiêm mũi thứ 4.
Từ ngày 21-27/2, Việt Nam ghi nhận có hơn 476.000 ca mắc mới COVID-19, trung bình mỗi ngày gần 68.000 ca…
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 3.321.005 ca mắc COVID-19, đứng thứ 30/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 142/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 33.619 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 3.313.653 ca, trong đó có 2.409.095 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (532.303), Bình Dương (297.055), Hà Nội (259.100), Đồng Nai (101.130), Tây Ninh (90.175).
Trung bình 7 ngày qua số mắc COVID-19 mới gần 68.000 ca/ngày
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 67.986 ca/ngày
Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.411.912 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.190 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 2.526 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 285 ca; Thở máy không xâm lấn: 109 ca; Thở máy xâm lấn: 259 ca; ECMO: 11 ca
Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 92 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 40.144 ca, chiếm tỷ lệ 1,2% so với tổng số ca nhiễm.
Video đang HOT
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN)
Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 33.586.793 mẫu tương đương 79.078.763 lượt người, tăng 91.637 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 193.408.292 liều, trong đó: Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 176.651.604 liều: Mũi 1 là 70.856.765 liều; Mũi 2 là 67.205.932 liều; Mũi 3 là 1.442.190 liều; Mũi bổ sung là 13.699.350 liều; Mũi nhắc lại là 23.447.367 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 16.756.688 liều: Mũi 1 là 8.621.505 liều; Mũi 2 là 8.135.183 liều.
Tập trung nghiên cứu việc tiêm mũi thứ 4
Phát biểu tại lễ kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 tổ chức tối qua 27/2 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu các bộ ngành khẩn trương nghiên cứu đề xuất ban hành chính sách đặc thù đối với nhân viên y tế.
Bao gồm nâng mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với viên chức làm việc trong các cơ sở y tế công lập, nâng cao năng lực, hiệu quả của y tế dự phòng và y tế cơ sở; đổi mới chính sách tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ để thu hút nguồn nhân lực y tế trong phòng, chống dịch và khám, chữa bệnh; khuyến khích cán bộ có trình độ chuyên môn làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn;
Xử lý các bất cập liên quan đến chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, quản lý giá về khám chữa bệnh, thuốc, sinh phẩm, vật tư y tế, quản lý, quản trị các cơ sở y tế, tạo môi trường thuận lợi để khám và điều trị cho Nhân dân.
Đồng thời, Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung cho Chương trình phòng, chống dịch COVID-19, chú trọng bảo vệ những người dễ bị tổn thương, người có nguy cơ cao, người ở tuyến đầu; không để khủng hoảng y tế, quá tải hệ thống y tế; tăng cường quản lý bệnh nhân từ sớm, từ xa, từ cơ sở, nhất là bệnh nhân tại nhà.
Tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác với các biến chủng mới; triển khai thần tốc hơn nữa tiêm chủng vaccine, bảo đảm an toàn, khoa học, hợp lý, hiệu quả; tập trung nghiên cứu việc tiêm mũi thứ 4, khẩn trương nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để triển khai tiêm vaccine cho trẻ em từ 5 tuổi đến 12 tuổi; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số; thúc đẩy nghiên cứu, xây dựng kịch bản ứng phó dịch bệnh, bảo đảm chủ động về thuốc điều trị; tăng cường thông tin truyền thông, nâng cao ý thức người dân; giám sát, kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh, kịp thời.
Hơn 476.000 ca mắc mới COVID-19 trong tuần qua
Theo Bộ Y tế, ngày 27/2, Việt Nam ghi nhận 86.990 F0 mới. Trong đó, 86.966 trường hợp ghi nhận trong nước, tăng 8.996 F0 so với ngày trước đó. Đây là ngày thứ 4 liên tiếp số ca mắc mới tại Việt Nam ở ngưỡng hơn 70.000.
Hà Nội tiếp tục lập “đỉnh” mới với 11.517 ca bệnh trong ngày. Đây là số lượng ca bệnh nhiều nhất từ trước đến nay ghi nhận tại địa phương này.
Ngoài Hà Nội có 28 tỉnh, thành khác ghi nhận từ 1.000 ca- gần 6.000 ca gồm: Quảng Ninh (5.997), Lạng Sơn (4.960), Hưng Yên (3.225), Bắc Ninh (3.037), Nghệ An (2.941), Nam Định (2.764), Vĩnh Phúc (2.758), Phú Thọ (2.565), Sơn La (2.509), Tuyên Quang (2.350), Hòa Bình (2.298), Lào Cai (2.272), Hải Dương (2.226), Hải Phòng (2.114), Ninh Bình (2.031), Đắk Lắk (2.012), Bắc Giang (1.999), Yên Bái (1.994), TP HCM (1.969), Thái Bình (1.733), Hà Giang (1.708), Thái Nguyên (1.496), Quảng Bình (1.351), Khánh Hòa (1.260), Cao Bằng (1.141), Bình Phước (1.118), Điện Biên (1.118), Bình Định (1.048),.
Từ ngày 21-27/2, Việt Nam ghi nhận có hơn 476.000 ca mắc mới COVID-19. Hà Nội vẫn là địa phương có số mắc mới cao nhất cả nước với 60.856 ca trong tuần qua.
Số ca nhiễm tăng mạnh liên tục trong nhiều ngày nhưng lượng bệnh nhân tử vong vẫn duy trì ở mức thấp. Trong ngày 27/2, cả nước ghi nhận 94 ca tử vong, tăng 6 ca so với ngày trước đó. Trong đó, Hà Nội nhiều nhất với 17 trường hợp. TP.HCM ghi nhận 2 trường hợp, trong đó một ca từ tỉnh Sóc Trăng chuyển đến.
Theo thống kê của Bộ Y tế, trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 92 ca. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 40.144 ca, chiếm tỷ lệ 1,2% so với tổng số ca nhiễm.
Khoảng 10% học sinh ở Hà Nội mắc COVID-19
Trong ngày 27/2, Sở GD&ĐT Hà Nội có tờ trình gửi UBND TP Hà Nội về việc cho học sinh khối lớp 1 đến 6 thuộc 18 huyện, thị xã chuyển sang học trực tuyến.
Tờ trình nêu, qua khảo sát nắm bắt tình hình học tập học sinh lớp 1 đến 6: Học sinh chưa được tiêm phòng vaccine phòng, chống dịch; số lớp phải ngừng dạy học trực tiếp chuyển sang trực tuyến chiếm 45,2%; tỷ lệ học sinh trực tuyến đạt 91,14%; số lớp đang học trực tiếp chiếm tỷ lệ 54,8%.
Trong thời gian qua, tỷ lệ học sinh mắc COVID-19 đạt xấp xỉ 10% so với tổng số người mắc trên địa bàn thành phố tương đương với 17.384 ca mắc. Trong đó, có 597 ca phải điều trị tại bệnh viện, chiếm tỷ lệ xấp xỉ 3,4% bao gồm: trẻ sơ sinh, có bệnh nền cấp tính, trẻ có triệu chứng mức độ trung bình, nặng, nguy kịch, còn lại đa số ca bệnh không có triệu chứng và nhẹ.
UBND TP Hà Nội đồng ý đề xuất của Sở GD&ĐT Hà Nội cho học sinh thuộc các khối lớp từ 1 đến 6 của 18 huyện thị xã chuyển từ học trực tiếp sang học online kể từ ngày 28/2
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 28/2 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu lên tới 435.759.121 ca, trong đó có 5.968.124 người tử vong.
Các nước cũng ghi nhận trên 365 triệu ca được điều trị khỏi, số trường hợp đang điều trị tích cực là trên 63 triệu ca, trên 75.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch.
Ngày 27/2, thế giới có 91 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 71 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch. Hàn Quốc là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 168.000 ca), trong khi Nga là quốc gia có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với xấp xỉ 800 ca.
Trong 7 ngày qua, có 10.921.300 ca mắc mới trên toàn thế giới, giảm nhẹ 15%, tương đương 1.993.639 ca. Tương tự, số ca bệnh không qua khỏi cũng đi xuống với 58.788 ca tử vong mới, giảm 16% so với 7 ngày trước đó.
Diễn biến dịch tại các châu lục đều có dấu hiệu cải thiện khi số ca mắc mới giảm so với tuần trước đó, trừ châu Á và châu Đại Dương. Châu Á đã ghi nhận tổng cộng 3.956.199 ca mắc mới trong 7 ngày qua, tăng 4% so với tuần trước đó. Trong đó, Hàn Quốc là quốc gia có số ca mắc mới nhiều nhất với 973.274 ca, tăng 73% so với 7 ngày trước đó.
Vụ bắt Giám đốc CDC Thừa Thiên Huế: Cán bộ y tế cần rút kinh nghiệm sâu sắc
Tới thăm CDC Thừa Thiên Huế nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy - đã lưu ý và nhắn nhủ những lời tâm huyết.
Ngày 26/2, ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã đến thăm, tặng quà động viên một số cơ sở, đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh nhân kỷ niệm 67 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2).
Đến thăm, trò chuyện với cán bộ, công chức, viên chức thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh, ông Phan Ngọc Thọ nhắc lại những nỗ lực cố gắng của ngành y tế toàn tỉnh, trong đó có CDC tỉnh từ thời gian đầu triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế (thứ 4 từ phải sang) - tặng hoa chúc mừng CDC Thừa Thiên Huế nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam (Ảnh: Phong Anh).
"Dù còn nhiều khó khăn, hạn chế, nhưng CDC tỉnh luôn phát huy tinh thần đoàn kết, làm tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình.
Bài học trong quản lý, điều hành xảy ra tại CDC tỉnh vừa qua cần phải rút kinh nghiệm sâu sắc. Mỗi một cán bộ, công chức, viên chức của CDC tỉnh phải tự nỗ lực cố gắng vươn lên, thực hiện tốt hơn nữa sứ mệnh của mình trong phòng, chống dịch Covid-19 hiện nay" - Phó Bí thư Phan Ngọc Thọ nhắn nhủ và lưu ý.
Như Dân trí thông tin, chiều 18/2, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Hoàng Văn Đức - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Thừa Thiên Huế và ông Hà Thúc Nhật - Kế toán trưởng CDC tỉnh về hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, theo điều 222 Bộ luật Hình sự 2017.
Qua công tác nghiệp vụ, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã phát hiện nhiều sai phạm liên quan đến việc mua sắm trang thiết bị, vật tư hóa chất, quần áo bảo hộ phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Cụ thể, Giám đốc và Kế toán trưởng CDC Thừa Thiên Huế đã vụ lợi, vi phạm quy định về đấu thầu trong mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế gây thiệt hại tài sản cho nhà nước.
Khi khám xét tại nhà ở và nơi làm việc của 2 đối tượng, công an đã thu giữ nhiều tài liệu và tiền mặt liên quan đến vụ án.
Chiều 21/2, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra Quyết định số 199 và 200 - QĐ/ĐUK về việc đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với Giám đốc và Kế toán trưởng CDC.
Ngày 23/2, Sở Y tế tỉnh đã phân công ông Nguyễn Lê Tâm - Phó Giám đốc CDC Thừa Thiên Huế - phụ trách điều hành, quản lý trung tâm, không để gián đoạn công việc trong giai đoạn chống dịch Covid-19.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng U.23 Việt Nam Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chia sẻ những cảm xúc của mình sau khi đội U.23 Việt Nam giành ngôi vô địch U.23 Đông Nam Á Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vừa gửi lời chúc mừng thắng lợi của đội tuyển U.23 Việt Nam. Chủ tịch nước khẳng định, thắng lợi này có ý...