Sáng 25/3: Hơn 4,8 triệu F0 khỏi bệnh; Các triệu chứng hay gặp của hậu COVID-19 ở trẻ em là gì?
Bộ Y tế cho biết đến nay hơn 4,8 triệu người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi; Số ca mắc mới trong ngày trên cả nước liên tiếp giảm; Các triệu chứng hay gặp của hậu COVID-19 ở trẻ em là gì?
Cảnh báo giả mạo nhân viên HCDC yêu cầu người dân cung cấp thông tin để đi cách ly y tế ở TP HCM…
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 8.599.751 ca mắc COVID-19, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 87.002 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 8.592.064 ca, trong đó có 4.823.207 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.229.590), TP. Hồ Chí Minh (588.151), Bình Dương (367.835), Nghệ An (364.680), Hải Dương (329.557).
Ngày 24/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 120.000 ca mắc COVID-19 mới, giảm 7.886 ca so với ngày trước đó tại 62 tỉnh, thành phố (trong đó có 84.819 ca trong cộng đồng).
Mặc dù triệu chứng của COVID-19 ở trẻ em nhẹ hơn so với người lớn, số chuyển nặng và nhập viện ít, nhưng một tỷ lệ nhất định trẻ sau khi mắc COVID-19 tồn tại kéo dài các triệu chứng như ho, đau đầu mệt mỏi, rối loạn hành vi, mất vị giác…
10 tỉnh, thành phố ghi nhận ca mắc COVID-19 nhiều nhất trong ngày như sau: Hà Nội (12.485), Đắk Lắk (4.463), Bắc Ninh (4.292), Phú Thọ (4.277), Nghệ An (4.184), Yên Bái (3.995), Bắc Giang (3.991), Lào Cai (3.974), Lạng Sơn (3.738), Hải Dương (3.459); Ngoài ra có 29 tỉnh, thành phố khác ghi nhận ca mắc COVID-19 từ 1.000- 3.000 ca;
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 137.890 ca/ngày
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là164.754 ca nâng tổng số ca COVID-19 được điều trị khỏi đến nay là 4.826.024 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.650 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 2.936 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 355 ca; Thở máy không xâm lấn: 69 ca; Thở máy xâm lấn: 286 ca; ECMO: 4 ca
Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 66 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.145 ca, chiếm tỷ lệ 0,5% so với tổng số ca nhiễm.
Video đang HOT
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 204.221.688 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 187.114.200 liều: Mũi 1 là 71.192.173 liều; Mũi 2 là 67.949.355 liều; Mũi 3 là 1.498.963 liều; Mũi bổ sung là 14.778.415 liều; Mũi nhắc lại là 31.695.294 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.107.488 liều: Mũi 1 là 8.771.793 liều; Mũi 2 là 8.335.695 liều.
Các triệu chứng hay gặp của hậu COVID-19 ở trẻ em là gì?
Theo PGS.TS Trần Minh Điển- Giám đốc Bệnh viện Nhi TW, hậu COVID-19 có thể gây ảnh hưởng tới hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, ở trẻ em và trẻ vị thành niên thường biểu hiện các triệu chứng nhiều nhất trên cơ quan thần kinh như mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, rối loạn vị giác, khứu giác,.. Trẻ cũng có thể có các biểu hiện rối loạn cảm xúc, kém tập trung, giảm trí nhớ, khó khăn trong học tập.
Các triệu chứng hô hấp hay gặp khác là ho kéo dài, đau họng, khó thở,… Ngoài ra trẻ có thể đau khớp, đau cơ, nặng ngực, hồi hộp đánh trống ngực.
Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) sau nhiễm SARS-CoV-2 tuy hiếm gặp nhưng là tình trạng nặng và có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh thường xảy ra sau mắc COVID- 19 khoảng từ 2 – 6 tuần với các biểu hiện thường gặp như: sốt cao liên tục, rối loạn tiêu hóa, phát ban ngoài da, môi lưỡi đỏ…
Bệnh thường gây tổn thương đa cơ quan như tim, mạch máu và các cơ quan khác khiến tình trạng bệnh tiến triển nhanh cần nhập viện.
“Khi cha mẹ thấy trẻ có các triệu chứng như mô tả ở trên hoặc thấy xuất hiện bất kỳ dấu hiệu/triệu chứng nào mà trước khi mắc COVID-19 trẻ không có, cần cho trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để xác định bệnh cũng như có chế độ điều trị, can thiệp, và chăm sóc hợp lý.
Trường hợp trẻ phải nhập viện trong đợt mắc COVID-19 cấp tính, nên cho trẻ đi khám lại theo lịch hẹn của cơ sở y tế (nếu có).”- Giám đốc Bệnh viện Nhi TW nói.
Ngoài ra, dù trẻ không có các triệu chứng nghi ngờ của hậu COVID-19, cha mẹ có thể đưa trẻ tới khám bác sĩ nhi khoa vào khoảng thời gian 4 – 12 tuần sau mắc COVID-19 để được kiểm tra, tư vấn về các vấn đề sức khỏe của trẻ.
TP HCM: Cảnh báo giả mạo nhân viên HCDC yêu cầu người dân cung cấp thông tin để đi cách ly y tế
Ngày 24/3/2022, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố HCM (HCDC) nhận được phản ánh về giả mạo nhân viên HCDC, yêu cầu người dân cung cấp thông tin để được đưa đi cách ly.
Cụ thể, người dân cho biết đã nhận được cuộc gọi từ số điện thoại lạ 0385xxxx34, tự xưng là nhân viên của HCDC, thông báo họ có kết quả dương tính với COVID-19. Kẻ mạo danh yêu cầu người dân cung cấp thông tin cá nhân và xác nhận để HCDC đến đưa đi cách ly theo quy định của Bộ Y tế.
HCDC khẳng định đây là cuộc gọi lừa đảo và người dân cần cảnh giác cao độ. Hiện nay, người dân khi có triệu chứng nghi mắc COVID-19 sẽ thực hiện xét nghiệm nhanh tại nhà, nếu có kết quả dương tính thì đăng nhập vào địa chỉ https://khaibaof0.tphcm.gov.vn trên máy tính hoặc điện thoại thông minh để khai báo xác nhận là F0 và được cấp giấy xác nhận hoàn thành cách ly y tế tại nơi lưu trú.
Hoặc có thể gọi y tế địa phương để được hướng dẫn thêm khi cần thiết. Riêng HCDC không gọi điện thoại trực tiếp cho người dân để xác minh và đến đưa đi cách ly.
Qua sự việc trên, HCDC khuyến cáo người dân hãy nâng cao cảnh giác trước các trường hợp giả mạo nhân viên y tế, nhân viên HCDC nhằm mục đích xấu.
Khi nhận được cuộc gọi, tin nhắn về việc có cán bộ y tế đến tận nhà hỗ trợ phòng chống dịch, người dân cần phải xác minh, kiểm chứng để không bị lừa đảo.
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 25/3 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 477.617.912 ca, trong đó có 6.132.088 người tử vong.
Các nước cũng ghi nhận trên 412 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số trường hợp đang điều trị tích cực là trên 58 triệu ca; trên 60.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch.
Ngày 24/3, thế giới có 76 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới. Hàn Quốc là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 395.000 ca), đồng thời cũng là quốc gia có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với trên 470 ca.
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính hết ngày 24/3, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận tổng số trên 24 triệu trường hợp mắc COVID-19 và 397.407 ca tử vong.
Giáo dục kỹ năng sống qua những điều 'thầm kín'
Giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học để giúp trẻ tự bảo vệ bản thân khi vấn nạn xâm hại tình dục ở trẻ em đang ngày càng đáng quan ngại.
Những giờ sinh hoạt ngoại khóa giáo dục giới tính bổ ích tại Trường Tiểu học Nghĩa Hiệp.
Giúp học sinh mạnh dạn, tự tin
Với vai trò là Tổng phụ trách Đội, cô Nguyễn Trà My - giáo viên Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã tổ chức nhiều phong trào sôi nổi, sân chơi sáng tạo thu hút đông đảo học sinh tham gia; giúp các em được nói, được chơi, chia sẻ, bày tỏ cảm xúc, mong muốn, và đặc biệt là mạnh dạn, tự tin trong cuộc sống.
Theo cô My, do cuốn theo công việc, nhiều phụ huynh không dành thời gian trò chuyện với con, quan tâm, nắm bắt tâm lý, tình cảm, cuộc sống của con. Chính sự thiếu quan tâm, lắng nghe, gần gũi con là nguyên nhân khiến cho quan hệ gia đình ngày càng trở nên lỏng lẻo, con trẻ dễ rơi vào tình trạng hụt hẫng, không có người tâm sự, chia sẻ, thậm chí hành xử theo bản năng.
Cũng chính vì thế, vai trò của các thầy, cô giáo lại càng trở nên quan trọng. Không chỉ là người dạy kiến thức, cô giáo phải là mẹ, là bạn, kiêm luôn các vai trò của bác sĩ, ca sĩ, họa sĩ để học sinh noi theo. Do đó, trong mỗi giờ lên lớp, cô My luôn trăn trở, đầu tư tâm huyết xây dựng bài giảng, chú trọng lồng ghép với giáo dục kỹ năng sống, đạo đức, tạo lối sống lành mạnh, giàu lòng nhân ái cho các em.
Cô My cho biết: Ngày nay hiện tượng dậy thì sớm ở học sinh cuối cấp tiểu học không còn hiếm gặp nên việc dạy các em những bài học liên quan đến giới tính vô cùng quan trọng. Điều này giúp các em có hiểu biết, kỹ năng về giới tính để chấp nhận sự thay đổi của cơ thể, không đi lệch lạc, hiểu sai về giới tính và có kỹ năng phòng chống khi bị xâm hại.
Môn Khoa học lớp 5 có rất nhiều bài giảng có thể lồng ghép để thực hiện giáo dục giới tính, kỹ năng sống cho học sinh. Ví dụ, trong bài học Vệ sinh tuổi dậy thì, cô giáo chia lớp thành 2 đối tượng là nam và nữ để dễ dàng trao đổi, hướng dẫn cặn kẽ, cụ thể các bước vệ sinh cơ thể, cách thay băng vệ sinh.
Cũng theo cô My, trong chương trình lớp 5, ngoài môn Khoa học, còn nhiều môn học khác có thể thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục giới tính như Tiếng Việt, Đạo đức, Giáo dục thể chất. Ví dụ như trong môn Tiếng Việt lớp 5, hầu hết các bài học thuộc chủ điểm nam và nữ nên có thể tích hợp nội dung giáo dục giới tính. Còn trong môn Giáo dục thể chất, học sinh cũng được giáo dục về giới tính qua việc chọn các môn thể thao phù hợp.
Em Nguyễn Thảo Trang, học sinh lớp 5A Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ, tâm sự: Trước đây, em cảm thấy xấu hổ khi nhắc đến những từ như "ngực", "vùng kín" và không biết khi có kinh nguyệt cần thay băng vệ sinh bao nhiêu lần một ngày. Sau khi được cô giáo kể chuyện, hướng dẫn, em thấy những chuyện tưởng như thầm kín này rất bình thường và ai cũng cần phải học để biết.
Cô Nguyễn Trà My và học sinh Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ.
Tự tin bày tỏ điều thầm kín
Để giúp học sinh hiểu hơn về giới tính cũng như có các kỹ năng để phòng tránh xâm hại nói chung và xâm hại tình dục nói riêng, Trường Tiểu học Nghĩa Hiệp (huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) thường xuyên tổ chức buổi ngoại khóa có tên gọi: Giáo dục vệ sinh tuổi dậy thì và phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh khối lớp 5.
Cô Nguyễn Hồng Thanh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nghĩa Hiệp - cho hay: Trong chương trình môn Khoa học lớp 5, học sinh được tiếp cận với các vấn đề về giới tính, sự phân biệt giữa nam và nữ, vệ sinh tuổi dậy thì, phòng tránh xâm hại, nhưng nội dung chưa sâu, hình ảnh minh họa chưa phong phú. Tuy nhiên, không ít giáo viên vẫn còn e ngại và lúng túng khi đề cập đến những vấn đề này trong bài học, giờ dạy.
Do đó, việc tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa sẽ giúp học sinh và thầy cô cởi mở hơn khi truyền đạt kiến thức đến học sinh. Tuổi dậy thì bắt đầu từ khi nào, các dấu hiệu nhận biết, vùng kín cần vệ sinh sạch sẽ ra sao, những hình thức lạm dụng, xâm hại tình dục trẻ em... là nội dung được các cô giáo khối 5 truyền tải tới học sinh qua lời giảng giải ân cần kèm hình ảnh minh họa sinh động từ máy chiếu.
Với những bài học mang nội dung giáo dục giới tính dễ khiến học sinh ngại ngùng khi học bài. Một phần do đặc điểm về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh lớp 5, các em đã có nhiều hiểu biết về bản thân. Thực tế có không ít em đã và đang trong giai đoạn dậy thì. Mặt khác, đối với giáo viên, nhất là những giáo viên trẻ, thường bối rối khi dạy về nội dung kiến thức này.
Chia sẻ điều này, cô Nguyễn Thúy Hạnh - giáo viên Trường Tiểu học Nghĩa Hiệp - cho biết: Chương trình giáo dục giới tính khi được đưa vào giờ học ngoại khóa sẽ giúp các em nâng cao nhận thức, tránh tình huống xấu xảy ra. Buổi sinh hoạt ngoại khóa được chia làm 2 ca cho các học sinh nam và nữ. Chính vì vậy, các em đã thoải mái hơn để bộc lộ những thắc mắc thầm kín liên quan đến giới tính của bản thân, không còn những ngượng ngùng, xấu hổ như trước.
Qua buổi sinh hoạt ngoại khóa, em tìm hiểu được nhiều kiến thức về tuổi dậy thì. Ngoài ra, được trải nghiệm, nghe những lời khuyên, tư vấn từ các cô giáo để có thêm kiến thức bổ ích, giúp em mạnh dạn, tự tin, cởi mở, thoải mái hơn trong giai đoạn tuổi dậy thì cũng như có kỹ năng cơ bản để phòng chống xâm hại tình dục. - Nguyễn Hồng Hạnh (học sinh lớp 5B Trường Tiểu học Nghĩa Hiệp)
Bộ Y tế: Tiêm vaccine Pfizer cho trẻ từ 5-11 tuổi liều 0,2 ml Theo Bộ Y tế, trẻ em từ 5 đến 11 tuổi sẽ được tiêm vaccine Covid-19 Pfizer mỗi liều 0,2 ml chứa 10 mcg. Bộ Y tế ngày 1/3 ban hành quyết định về việc sửa đổi điều 1, quyết định phê duyệt có điều kiện vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Theo đó, vaccine được phê...