Sáng 25/2: Hơn 3.100 F0 nặng đang điều trị; Trẻ em ở TP HCM mắc COVID-19 tăng cao
Bộ Y tế cho biết đến nay số ca COVID-19 ở nước ta khỏi lên đến gần 2,34 triệu ca; Trong số các F0 đang điều trị hiện có hơn 3.100 ca nặng; Trẻ mắc COVID-19 tăng gấp 3 lần, TP HCM triển khai chiến dịch bảo vệ trẻ nguy cơ cao.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 3.041.506 ca mắc COVID-19, đứng thứ 30/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 142/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 30.791 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 3.034.211 ca, trong đó có 2.336.967 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (526.059), Bình Dương (295.221), Hà Nội (226.964), Đồng Nai (100.814), Tây Ninh (89.549).
Bộ Y tế cho biết đến nay số ca COVID-19 ở nước ta khỏi lên đến gần 2,34 triệu ca; Trong số các F0 đang điều trị hiện có hơn 3.100 ca nặng
Trung bình số ca COVID-19 mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 51.968 ca/ngày.
Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.339.784 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.137 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 2.464 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 280 ca; Thở máy không xâm lấn: 87 ca; Thở máy xâm lấn: 294 ca; ECMO: 12 ca
Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 87 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 39.884 ca, chiếm tỷ lệ 1,3% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 33.318.865 mẫu tương đương 78.754.090 lượt người, tăng 41.255 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 192.677.323 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 175.925.277 liều: Mũi 1 là 70.843.861 liều; Mũi 2 là 67.172.939 liều; Mũi 3 là 1.441.288 liều; Mũi bổ sung là 13.598.820 liều; Mũi nhắc lại là 22.868.369 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 16.752.046 liều: Mũi 1 là 8.618.276 liều; Mũi 2 là 8.133.770 liều
Người bệnh COVID-19 phải có đơn thuốc do bác sỹ trực tiếp chịu trách nhiệm theo dõi kê mới được mua thuốc Molnupiravir
Chiều 24/2, tại cuộc họp báo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP HCM, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP cho biết các sản phẩm thuốc Molnupiravir do Việt Nam sản xuất đã được Bộ Y tế chính thức công bố giá bán lẻ. Các doanh nghiệp đã cung ứng thuốc cho các đơn vị phân phối dược phẩm. Đến ngày 24/2, thuốc Molnupiravir đã có tại các cửa hàng thuốc tây trên địa bàn Thành phố.
Video đang HOT
Tuy nhiên, người bệnh bắt buộc phải có đơn thuốc do bác sỹ trực tiếp chịu trách nhiệm theo dõi COVID-19 kê mới được mua. Bác sỹ kê đơn có thể là bác sỹ của Trạm Y tế, Trạm Y tế lưu động, bệnh viện hoặc bệnh viện tư nhân. Bác sỹ phải khẳng định bệnh nhân mắc COVID-19 và đủ điều kiện dùng thuốc Molnupiravir, để phòng ngừa tất cả các biến chứng, tai biến có thể xảy ra.
Phản hồi về tình trạng một số cửa hàng thuốc đã bán Molnupiravir cho bệnh nhân từ sáng 24/2, Chánh văn phòng Sở Y tế TP HCM cho rằng, đây là những trường hợp “xé rào”, Sở Y tế sẽ kiểm tra và nhắc nhở những đơn vị này.
Đồng thời khuyến cáo, việc mua hộ thuốc Molnupiravir gửi cho người thân ở các tỉnh, thành phố khác là việc rất nguy hiểm. Bởi điều kiện bán thuốc kháng virus cho người dân rất chặt chẽ, nhằm bảo vệ người uống, bảo vệ cộng đồng. Việc sử dụng bừa bãi thuốc kháng sinh hay kháng virus sẽ dẫn đến nguy cơ kháng thuốc, đe dọa đến cộng đồng.
Trẻ mắc COVID-19 tăng gấp 3 lần, TP HCM triển khai chiến dịch bảo vệ trẻ nguy cơ cao
Tại buổi họp báo, ông Phạm Đức Hải – phó Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP HCM – cho biết số trẻ em nhiễm COVID-19 trên địa bàn TP đang tăng cao. Cụ thể, số trẻ nhiễm từ ngày 14-2 đến 21-2 gấp 3 lần so với tuần trước (từ 7-2 đến ngày 13-2).
Trước tình hình này, ông Hải cho biết thêm TP đã có kế hoạch chăm sóc trẻ em bị nhiễm, đó là thực hiện chiến dịch bảo vệ trẻ em, trong đó ưu tiên bảo vệ trẻ có nguy cơ như béo phì.
Chiến dịch này gồm 7 nội dung: cung cấp số điện thoại để tư vấn từ xa, giải đáp thắc mắc cho phụ huynh, thân nhân, người chăm sóc bệnh nhi; tập huấn giáo viên nhận biết các dấu hiệu trẻ nhiễm COVID-19 để xử lý; tập huấn hệ thống y tế từ trung tâm y tế, trạm y tế, trung tâm y tế lưu động, các bệnh viện nhi trên địa bàn TP; phân tầng điều trị và hướng dẫn chăm sóc trẻ tại nhà, trường học; xây dựng kịch bản khi số trẻ mắc gia tăng; tăng cường truyền thông về nguyên nhân, mức độ và các giải pháp, sẵn sàng kế hoạch triển khai tiêm vắc xin cho trẻ dưới 12 tuổi.
Hà Nội và 24 tỉnh, thành khác có ca mắc mới COVID-19 trong ngày từ 1.000- gần 9.000 ca
81% ý kiến được hỏi sẵn sàng đưa trẻ từ 5-11 tuổi đi tiêm vaccine phòng COVID-19ĐỌC NGAY
Bộ Y tế: Các địa phương tăng cường kiểm tra, xử phạt việc găm hàng, thổi giá test xét nghiệm, máy SpO2ĐỌC NGAY
Bộ Y tế nói gì về hiện tượng khan hiếm và biến động về giá kit-test xét nghiệm SARS-CoV-2?ĐỌC NGAY
Ca COVID-19 Hà Nội tăng, các bệnh viện tuyến đầu có thiếu oxy y tế không?ĐỌC NGAY
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế ngày 24/2 cho biết, cố ca COVID-19 tăng vọt lên 69.128 F0 tại 62 tỉnh, thành; nhiều hơn ngày 23/2 gần 8.800 ca. Ngoài Hà Nội có 24 tỉnh, thành khác có số ca mắc từ 1.000- gần 5.000
Theo thống kê của Bộ Y tế, ngày 24/2, Hà Nội tiếp tục dẫn đầu cả nước về số ca mắc mới COVID-19 tăng vọt lên 8.864 F0, nâng tổng số ca COVID-19 của Hà Nội là 226.964 F0.
Trước tình trạng này, tối 24/1, UBND TP Hà Nội đã ra công điện hỏa tốc số 02/CĐ-UBND về kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19, biến thể SARS-CoV-2, đẩy mạnh tiêm vaccine phòng COVID-19…
Đáng chú ý, liên quan đến việc một số mặt hàng phục vụ phòng, chống dịch tăng giá đột biến trong thời gian quan, Chủ tịch TP Hà Nội đề nghị Cục Quản lý thị trường, Công an và Cục thuế Thành phố phối hợp các Sở, ngành Thành phố và địa phương triển khai ngay việc kiểm tra, kiểm soát đối với các cơ sở, cá nhân kinh doanh dược, sản phẩm, dịch vụ test COVID-19;
Xử lý nghiêm các vi phạm về giấy phép, việc trục lợi, tăng đột biến giá, kinh doanh hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc
Ngày 24/2, toàn tỉnh Bắc Giang tăng vọt lên 4.171 ca mắc mới COVID-19, đây là địa phương có F0 nhiều thứ 2 trong ngày, đứng sau Hà Nội. Hiện toàn tỉnh có 32.712 ca mắc COVID-19, trong đó 12 bệnh nhân nặng, 109 F0 mức độ vừa, 10.114 F0 mức độ nhẹ và 22.604 trường hợp không triệu chứng. 30.492 F0 đang điều trị tại nhà, chiếm 93,2%.
Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch COVID-19, Sở Y tế Bắc Giang chỉ đạo BVĐK tỉnh nghiên cứu, đề xuất phương án thành lập, mở rộng thêm cơ sở điều trị F0 mức độ nặng để đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới. Đồng thời tăng cường nhân lực, hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ cho Trạm Y tế xã, Trạm Y tế lưu động.
Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Bắc Giang đã thành lập mạng lưới “Thầy thuốc trẻ đồng hành” nhằm tư vấn, hỗ trợ miễn phí cho F0 điều trị tại nhà ở 10 huyện, thành phố, thông qua các nhóm zalo.
Trong ngày 24/2, TP HCM cũng tăng mạnh ca mắc COVID-19 với số F0 là 2.466 ca, cao hơn ngày 23/2 là 1.015 ca.
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 25/2 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 431.582.560 ca, trong đó có 5.945.135 người tử vong.
Ngày 24/2, thế giới có 94 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 71 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh.
Trong 1 ngày qua, Đức là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 218.000 ca), trong khi Mỹ là quốc gia có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với xấp xỉ 1.100 ca.
Mỹ vẫn là nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới, đến nay ghi nhận 80.419.844 ca nhiễm và 968.292 ca tử vong. Với số ca nhiễm gần bằng 1/2 của Mỹ (42.878.524 ca), Ấn Độ đứng thứ hai thế giới. Tuy nhiên, Brazil đứng thứ hai về số ca tử vong (644.362 ca).
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại nhiều nước châu Á. Ở khu vực Đông Nam Á, Malaysia, Thái Lan ghi nhận số ca mắc mới cao nhất từ trước tới nay trong khi số ca mắc mới tại Hàn Quốc ở mức cao thứ 2 trên thế giới.
Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) ngày 24/2 cho biết số ca mắc mới tại nước này vượt mốc 170.000 ca ngày thứ hai liên tiếp do sự lây lan của biến thể Omicron.
Tính đến nay, Hàn Quốc ghi nhận tổng cộng 2.499.188 ca mắc COVID-19, trong đó có 7.689 trường hợp không qua khỏi. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã kêu gọi người dân đi tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 nhằm đối phó với biến thể Omicron.
Bộ trưởng Bộ Y tế: Minh bạch hoá và chủ động trong truyền thông về phòng chống dịch COVID-19
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, trong đợt dịch COVID-19 thứ 4, ngành y tế phát huy những kinh nghiệm quý báu trong công tác truyền thông phòng chống dịch, đó là minh bạch hóa và chủ động thông tin.
Có 6 bài học kinh nghiệm về truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 trong đợt dịch này được đưa ra.
Tận dụng ưu thế của mạng xã hội xây dựng ngân hàng thông tin về phòng chống dịch
Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo, sáng 23/12 GS. TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế nêu rõ, diễn biến phức tạp, khó lường của đợt dịch thứ 4 với biến chủng Delta đã buộc chúng ta phải có những phản ứng mau lẹ, nhanh chóng tìm ra và triển khai những đấu pháp mới để phù hợp với tình hình thực tế với mục tiêu cao nhất là bảo đảm sinh mệnh của người dân.
"Năm 2021 là năm nhiều khó khăn, thử thách, dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Ngay từ đầu năm, nhất là sự xuất hiện của biến chủng Delta với tốc độ lây lan nhanh, gây ra đợt dịch lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam.
Với những nỗ lực to lớn, nhất là lực lượng tuyến đầu, sự chung tay của người dân, đợt dịch lần thứ tư đã dần được kiểm soát, cả nước chuyển sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19"- Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo: Một trong những đổi mới nổi bật của truyền thông y tế trong đợt dịch thứ 4 là việc tận dụng ưu thế của mạng xã hội xây dựng ngân hàng thông tin Ảnh: Như Ý
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng cho biết, ngành y tế đã đổi mới mạnh mẽ công tác truyền thông để đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân trong bối cảnh chống dịch thay đổi: các bản tin hàng ngày của Ban chỉ đạo, Bộ Y tế, và các bản tin đột xuất đòi hỏi phải liên tục cập nhật, đổi mới về hình thức, nội dung thông tin; các thông điệp, khuyến cáo phòng chống dịch COVID-19 phải đáp ứng kịp thời với những thay đổi về diễn biến dịch, cập nhật kiến thức về biến thể Delta và chuyển đổi chính sách, đường lối chống dịch"- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói và đưa ra dẫn chứng:
Một trong những đổi mới nổi bật của truyền thông y tế trong đợt dịch thứ 4 là việc tận dụng ưu thế của mạng xã hội xây dựng ngân hàng thông tin từ đầu tháng 5 đến hết tháng 10/2021. Do dịch bệnh bùng phát tại nhiều địa phương, các cơ quan báo chí rất khó khăn tiếp cận tâm dịch, các khu điều trị bệnh nhân nặng, khu cách ly tập trung...
Vì vậy, Bộ Y tế đã thành lập những tổ truyền thông trong thành phần của các Bộ phận Thường trực/Tổ công tác của Bộ Y tế hỗ trợ các địa phương chống dịch ngay tại tâm dịch để xây dựng các nội dung truyền thông chính xác, kịp thời, tạo nên ngân hàng thông tin (bao gồm các bài viết, ảnh, video...) cung cấp cho các cơ quan báo chí, truyền thông.
"Gần 2.000 tác phẩm báo chí, phản ánh các nỗ lực của Bộ Y tế, chính quyền và nhân dân các địa phương, các lực lượng y tế trong triển khai chống dịch theo chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia. Trung bình mỗi tác phẩm được hơn 10 cơ quan báo chí sử dụng đăng tải/phát sóng"- Bộ trưởng thông tin.
Bộ Y tế cũng thiết lập kho dữ liệu truyền thông Y tế cho đội ngũ làm truyền thông y tế tại các địa phương, bao gồm các hướng dẫn truyền thông và các sản phẩm truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 và tiêm chủng vaccine COVID-19 được sản xuất sẵn bằng nhiều hình thức khác nhau như infographic, video...trên nhiều nền tảng như Viber, Facebook, Zalo...
"Các sản phẩm truyền thông cung cấp các thông điệp, khuyến cáo phòng, chống dịch đơn giản, dễ nhìn, dễ nghe, dễ hiểu và được truy cập, sử dụng miễn phí. Đến đầu tháng 12/2021, kho dữ liệu đã có hơn 1.800 sản phẩm truyền thông"- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin.
Minh bạch hóa và chủ động thông tin về phòng chống dịch
Bộ trưởng Bộ Y tế: Tăng cường nhân lực điều trị COVID-19 ở 5 tỉnh, thành miền Nam; rà soát tiêm vaccine cho người có nguy cơ caoĐỌC NGAY
Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 liều bổ sung và nhắc lạiĐỌC NGAY
Bộ Y tế: Việt Nam đã đạt trên 60% dân số tiêm đủ liều vaccine COVID-19, vượt 20% mục tiêu năm 2021 của WHOĐỌC NGAY
Cập nhật thông tin mới nhất, tiến độ tiêm mũi vaccine phòng COVID-19 bổ sung, nhắc lạiĐỌC NGAY
Người đứng đầu ngành y tế nêu rõ, một trong những hoạt động quan trọng của ngành y tế trong năm 2021 là công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 với việc triển khai Chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 năm 2021-2022 , bắt đầu từ tháng 7/2021.
Việc tiêm chủng loại vaccine mới, được phát triển chưa lâu đòi hỏi ngành y tế phải tiếp cận một cách cẩn trọng, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người dân.
Do vậy truyền thông về tiêm chủng bám sát các xu hướng tâm lý người dân, khuyến cáo người dân chủ động, ủng hộ, tích cực tham gia tiêm chủng vaccine an toàn; cập nhật liên tục thông tin về các vaccine được tiêm chủng tại Việt Nam, hướng dẫn theo dõi sức khỏe và phản ứng sau tiêm chủng; xử lý các khủng hoảng truyền thông và thông tin sai lệch về tiêm chủng vaccine COVID-19.
"Đặc biệt, trong quá trình thực hiện chiến dịch tiêm chủng, hệ thống tuyên giáo đã giữ vai trò quan trọng trong việc thông tin đúng và đủ để nhân dân an tâm phối hợp với chính quyền và ngành y tế thực hiện tốt mục tiêu bao phủ vaccine cho người dân Việt Nam trong năm 2021"- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Trong đợt dịch thứ 4, ngành y tế phát huy những kinh nghiệm quý báu trong công tác truyền thông phòng chống dịch COVID-19 năm 2020 đó là minh bạch hóa và chủ động thông tin, phát huy sự vào cuộc của hệ thống chính trị, các cấp ủy đảng, sự thâm nhập và lan tỏa của hệ thống tuyên giáo để truyền thông tới người dân các nội dung phòng, chống dịch thông qua các đoàn thể chính trị-xã hội, các tổ COVID cộng đồng, góp phần vào những thành công chung cuả công tác phòng chống dịch.
Bộ trưởng Bộ Y tế nêu rõ, một trong những hoạt động quan trọng của ngành y tế trong năm 2021 là công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 với việc triển khai Chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 năm 2021-2022 từ tháng 7/2021.
"Song song với đó những sự nỗ lực, cố gắng, cống hiến hết mình của nhân viên y tế và các lực lượng tuyến đầu trên mọi miền Tổ quốc; sự chi viện, hỗ trợ của các đơn vị y tế trên toàn quốc đã được thông tin đầy đủ đến người dân và cộng đồng, góp phần cổ vũ, động viên lực lượng này hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao"- Bộ trưởng khẳng định.
6 bài học kinh nghiệm truyền thông phòng chống dịch COVID-19
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, trong công tác truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 của đợt dịch thứ 4, một số bài học kinh nghiệm đã được rút ra, đó là:
Một là, phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo đài trung ương và địa phương tạo dòng chảy thông tin chính thống, minh bạch về phòng chống dịch;
Hai là, việc đổi mới cách thức và nội dung thông tin, chuyển đổi kịp thời, linh hoạt định hướng công tác truyền thông, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, góp phần nâng cao hiệu quả công tác truyền thông phòng, chống dịch của Bộ Y tế.
Ba là, việc xây dựng ngân hàng thông tin cung cấp thông tin đồng thời cho báo chí, đội ngũ truyền thông y tế cơ sở và công chúng rộng rãi theo phương pháp đa nền tảng phát huy được vai trò của các lực lượng và chủ thể truyền thông, giúp nhanh chóng tiếp cận với thông tin chính thống của Ban Chỉ đạo và Bộ Y tế về phòng, chống dịch.
Bốn là, trong các đợt dịch bùng phát mạnh mẽ, việc cử tổ truyền thông tham gia vào Bộ phận thường trực, các tổ công tác của Bộ Y tế đã kịp thời cung cấp các thông tin từ tâm dịch và đạt hiệu quả rất cao trong việc ghi lại các tư liệu quý giá về công tác chống dịch, các nỗ lực của ngành y tế và các lực lượng chống dịch, sự phối hợp của các địa phương, sự chủ động ủng hộ tham gia của nhân dân, kịp thời cung cấp cho các cơ quan báo chí thực hiện truyền thông.
Năm là, truyền thông về các nỗ lực của cán bộ y tế và các lực lượng tuyến đầu đã kịp thời động viên, khích lệ các lực lượng tuyến đầu cống hiến hết mình cho công cuộc chống dịch.
Sáu là, việc triển khai hiệu quả truyền thông về tiêm chủng an toàn vaccine COVID-19 tạo sự an tâm và hưởng ứng của người dân, góp phần thuận lợi cho chiến dịch tiêm chủng bao phủ vaccine cho nhân dân.
F0 điều trị tại nhà ở Hà Nội: Đâu phải ai cũng hợp tác với ngành y tế... Số ca mắc COVID-19 ở Hà Nội những ngày gần đây luôn dẫn đầu cả nước. Một con số không ai mong muốn! Áp lực về giám sát, phân loại, điều trị đè nặng lên nhân viên y tế. Kỳ 1: Quận "cam" đỏ rực F0 Một tháng trở lại đây, từ khi dịch bùng phát mạnh, phường Trung Phụng, quận Đống Đa...