Sáng 24/2: Số ca COVID-19 mới trung bình 7 ngày qua là 47.264 F0/ngày; 25 tỉnh, thành có F0 mới trên 1.000 ca
Bộ Y tế cho biết, trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị hiện có hơn 3.200 F0 nặng; Số ca COVID-19 mới trung bình 7 ngày qua là 47.264 F0/ngày; 25 tỉnh, thành có F0 mới trên 1.000 ca/ ngày.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
Bộ Y tế cho biết số ca mắc COVID-19 mới cả nước tiếp tục tăng cao với 60.338 ca mắc mới tại 62 tỉnh, thành phố trong ngày 23/2. Như vậy, liên tiếp 6 ngày qua (từ 18/2 đến 23/2), số ca mắc COVID-19 mới tại Việt Nam đã vượt mốc 40.000 F0/ ngày và theo đà tăng mạnh. Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 47.264 ca/ngày.
Tuy số mắc tăng cao nhưng qua thống kê cho thấy số ca tử vong vẫn giữ ở ngưỡng dưới 100 trường hợp. Thống kê trung bình 7 ngày qua, trong đó 6 ngày số F0 vượt mốc 40.000 ca/ngày thì số tử vong là 8 trường hợp.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.972.378 ca mắc COVID-19, đứng thứ 32/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 30.092 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 2.965.092 ca, trong đó có 2.317.905 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh;
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (523.593), Bình Dương (294.644), Hà Nội (218.100), Đồng Nai (100.666), Tây Ninh (89.370).
Cơ sở điều trị COVID-19 và nhà cung cấp đều khẳng định đủ oxy y tế phục vụ điều trị bệnh nhân COVID-19.Ảnh: Thái Bình
Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.320.722 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.263 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 2.579 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 316 ca; Thở máy không xâm lấn: 104 ca; Thở máy xâm lấn: 251 ca; ECMO: 13 ca
Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 84 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 39.773 ca, chiếm tỷ lệ 1,3% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 33.277.610 mẫu tương đương 78.664.831 lượt người, tăng 73.823 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 192.403.472 liều, trong đó:
Video đang HOT
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 175.634.046 liều: Mũi 1 là 70.899.025 liều; Mũi 2 là 67.329.883 liều; Mũi 3 là 1.452.734 liều; Mũi bổ sung là 13.554.051 liều; Mũi nhắc lại là 22.398.353 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 16.769.426 liều: Mũi 1 là 8.612.462 liều; Mũi 2 là 8.156.964 liều
25 tỉnh, thành có số ca mắc COVID-19 từ 1.000 đến gần 7.500
Theo thông báo của Bộ Y tế ngày 23/2 có đến 25 tỉnh thành ghi nhận từ 1.000 – gần 7.500 ca mắc COVID-19 mới, phần lớn số này ở khu vực miền Bắc, trong khi có đến 12/13 tỉnh thành Tây Nam Bộ ghi nhận dưới 100 ca/tỉnh thành/ngày.
Các tỉnh, thành phố tại miền Bắc tiếp tục duy trì là điểm nóng trong thời gian này. Hà Nội liên tiếp dẫn đầu tổng số ca mắc trong ngày nhiều tháng qua. Ngày 23/2, thành phố này cũng chạm kỷ lục mới với 7.419 F0.
Đứng thứ 2 sau Hà Nội, Bắc Giang ghi nhận 2.998 F0, tăng 489 ca so với ngày 22/2. Đây là ngày thứ 2 địa phương này ghi nhận trên 2.000 F0.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương, ngày 23/2, địa phương này có 2.944 ca mắc COVID-19, tăng 459 ca so với ngày 22/2. Đây là ngày có số ca mắc cao nhất từ trước tới nay. Trong ngày, Hải Dương có 3 bệnh nhân mắc COVID-19 tử vong. Tuy nhiên đều là người cao tuổi, có nhiều bệnh nền, trong đó 2 người chưa tiêm vaccine phòng COVID-19.
Ngày 23/2, Phú Thọ ghi nhận 2.499 ca mắc COVID-19, trong đó có 1.060 trường hợp từ F1 hoặc trong vùng cách ly, phong tỏa đã được quản lý; 1.439 trường hợp mắc mới cộng đồng. Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, ngày 23/2, tỉnh Phú Thọ đã có văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị, thành phố khẩn trương triển khai các biện pháp hành chính theo cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
Tại phía Nam, trong ngày 23/2, TP HCM ghi nhận 1.451 ca mắc mới COVID-19. Đây là ngày thứ 2 địa phương này có trên 1.000 F0 sau 24h. Chuyển biến dịch có tín hiệu lạc quan khi số ca tử vong giảm sâu. Ngày 23/3, thành phố này chỉ ghi nhận 3 ca tử vong, trong đó 2 ca từ địa phương khác chuyển đến.
Liên quan đến công tác phòng chống dịch, ngày 22/2, Giám đốc Sở Y tế TP HCM thông tin kết quả tầm soát biến chủng mới trên địa bàn phát hiện 70/92 mẫu bệnh phẩm ngẫu nhiên nhiễm biến chủng Omicron.
Các địa phương nâng cao năng lực tư vấn, hỗ trợ điều trị COVID-19
Trước diễn biến ca bệnh gia tăng, Bộ Y tế tiếp tục đề nghị các địa phương nâng cao năng lực tư vấn, hỗ trợ điều trị COVID-19, dự phòng cơ số thuốc kháng virus, thuốc hỗ trợ điều trị COVID-19, vật tư y tế cần thiết…tại các trạm y tế phường, xã, trạm y tế lưu động nhằm đáp ứng nhu cầu tự điều trị COVID-19 tại nhà của người dân và giảm tải cho các cơ sở y tế, bệnh viện tuyến trên.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tư vấn hỗ trợ người dân tự điều trị tại nhà.
Nâng cao năng lực thu dung, điều trị; giảm tối đa các trường hợp tử vong; chủ động, sẵn sàng các các biện pháp phòng, chống dịch theo diễn biến dịch bệnh trên địa bàn nhằm phát hiện sớm, điều trị sớm, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển biến nặng, tử vong; tăng cường theo dõi, giám sát sức khỏe người nhiễm virus để kịp thời liên hệ với cơ sở y tế ngay khi có nhu cầu.
Phân bổ đủ thuốc kháng vi rút để phục vụ công tác điều trị người bệnh COVID-19. Khuyến khích thành lập các mô hình đội tình nguyện; huy động sự tham gia của các tổ chức tôn giáo, tình nguyện viên…để tổ chức triển khai hoạt động chăm sóc F0 dựa vào cộng đồng; về cơ bản chuyển điều trị tại cộng đồng.
Ngày 23/2, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã đi kiểm tra công tác đảm bảo oxy y tế phục vụ điều trị bệnh nhân COVID-19. Qua kiểm tra thực tiễn tại một số cơ sở điều trị COVID-19 và nhà cung cấp đều khẳng định đủ oxy phục vụ điều trị.
Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 1,7 triệu ca mắc COVID-19 và trên 9.300 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã vượt 429,6 triệu ca, trong đó trên 5,93 triệu ca tử vong.
Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Đức (219.859 ca), Hàn Quốc (171.452 ca) và Nga (137.642 ca).
Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Mỹ (1.594 ca), Brazil (885 ca) và Nga (785 ca).
Tính từ đầu đại dịch, Mỹ là quốc gia có tổng số ca mắc nhiều nhất thế giới với trên 80 triệu ca mắc COVID-19 và trên 964.000 ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với trên 42,8 triệu ca mắc và trên 512.000 ca tử vong. Đứng thứ ba là Brazil với trên 28,4 triệu ca mắc và trên 646.000 ca tử vong
F0 điều trị tại nhà ở Hà Nội: Đâu phải ai cũng hợp tác với ngành y tế...
Số ca mắc COVID-19 ở Hà Nội những ngày gần đây luôn dẫn đầu cả nước. Một con số không ai mong muốn! Áp lực về giám sát, phân loại, điều trị đè nặng lên nhân viên y tế.
Kỳ 1: Quận "cam" đỏ rực F0
Một tháng trở lại đây, từ khi dịch bùng phát mạnh, phường Trung Phụng, quận Đống Đa (Hà Nội) đã ghi nhận hơn 460 trường hợp F0, trong đó có 158 trường hợp đang được điều trị tại nhà. Theo ghi nhận của PV báo Sức khỏe và Đời sống, các trường hợp điều trị tại nhà được nhân viên y tế phường theo dõi sát sao, người dân thực hiện cách ly nghiêm túc.
Nếu là F0 hãy bình tĩnh
BS Nguyễn Thị Thanh Thúy - Trưởng Trạm Y tế phường Trung Phụng cho biết, việc thực hiện điều trị F0 tại nhà được phường thực hiện theo quy trình chặt chẽ. Khi tiếp nhận thông tin khai báo của người dân, sẽ có hai phương án.
Những trường hợp thực hiện test nhanh hoặc PCR tại các cơ sở y tế có kết quả dương tính sẽ được công nhận là F0, lúc đó sẽ báo sang ủy ban, ủy ban phường sẽ thông báo tới các tổ trưởng tổ cộng đồng để thực hiện đánh giá xem gia đình có đủ các điều kiện thực hiện cách ly tại nhà hay không.
Nếu đủ điều kiện, nhân viên y tế sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe (những trường hợp không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ như ho sốt, sổ mũi, mất khứu giác..) và điều kiện cách ly, từ đó ra quyết định bệnh nhân được điều trị tại nhà hay không, đồng thời cấp phát thuốc. Tất cả quy trình này được hoàn thành ngay trong ngày.
Lấy mẫu xét nghiệm cho một trường hợp tự xét nghiệm phát hiện dương tính tại phường Thổ Quan.
Với những trường hợp tự test nhanh tại nhà phát hiện dương tính phường sẽ thực hiện lấy mẫu lại. Hàng ngày, phường sẽ lấy mẫu xét nghiệm để khẳng định chính xác F0. Trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm lại người dân sẽ được hướng dẫn tự cách ly tại nhà không tiếp xúc với người xung quanh.
TP Hà Nội đã triển khai phần mềm quản lý theo dõi F0 tại nhà, giúp nhân viên y tế cơ sở có thể nắm chắc tình hình sức khỏe bệnh nhân mà không cần phải đến nhà trực tiếp.
BS Nguyễn Đức Tuấn, Giám đốc TTYT quận Đống Đa giới thiệu phần mềm quản lý F0 tại nhà của Hà Nội
10 giờ sáng hàng ngày, F0 đang điều trị tại nhà sẽ cập nhật tình hình sức khỏe lên phần mềm theo dõi, nhân viên y tế sẽ đánh giá thang điểm qua phần mềm, qua đó sẽ nắm được những trường hợp nào có dấu hiệu chuyển biến nặng sẽ gọi điện kiểm tra thăm hỏi sức khỏe, thực hiện chuyển đến cơ sở y tế điều trị....
Một gia đình có F0 thực hiện cách ly điều trị tại nhà tại phường Trung Phụng.
Theo chị Thúy, trước đây phải đợi kết quả PCR sau đó mới quyết định điều trị tại nhà hay điều trị tập trung, nhiều khi kết quả 2-3 ngày mới có khiến người dân phải chờ đợi lâu nên bức xúc.
Từ khi công nhận kết quả test nhanh thì quy trình được thực hiện nhanh gọn, việc ra quyết định điều trị tại nhà hay chuyển cách ly điều trị tập trung đều được rút ngắn, tất cả người dân đều rất đồng tình, đồng thời cũng giảm áp lực cho nhân viên y tế cơ sở.
Tại phường Thổ Quan, thuộc địa bàn quận vùng "cam" Đống Đa hiện có 116 trường hợp F0 điều trị tại nhà. Ngoài phầm mềm quản lý F0, nhân viên trạm y tế lưu động sẽ gọi điện đến từng hộ gia đình hỏi thăm tình trạng sức khỏe và ghi chú những trường hợp nào có vấn đề sẽ thực hiện theo dõi, kiểm tra sức khỏe thường xuyên còn những trường hợp khác sẽ dặn dò khi nào có dấu hiệu chuyển biến nặng phải gọi cho nhân viên y tế thông báo.
Tự tăng liều lượng, đòi phải có kháng virus
BS Nguyễn Thu Hương - Trạm trưởng Trạm Y tế phường Thổ Quan kể, có một số trường hợp là F0 khi cấp phát thuốc tại nhà nhân viên y tế đã hướng dẫn liều lượng cụ thể, nhưng người dân tự ý dùng tăng liều lượng, sử dụng thuốc vô tội vạ khiến men gan tăng cao phải chuyển viện điều trị.
Hay có trường hợp F0 điều trị tại nhà chỉ được cấp phát túi thuốc nhóm A (vitamin, thuốc hạ sốt...) nhưng khi cấp cho người dân họ bảo thuốc đó tự mua được, đòi phải được cấp thuốc điều trị kháng virus.
Tình hình dịch trên địa bàn rất phức tạp. Quận đã thành lập 21 trạm y tế lưu động trên địa bàn 21 phường để quản lý F0 tại nhà. Số lượng F0 trong ngày quá lớn nên đôi khi có tình trạng quá tải ở khu thu dung, người bệnh phải chờ đợi lâu. Từ khi Đống Đa mở khu thu dung tại KTX Đại học Thủy Lợi không còn tình trạng bệnh nhân phải chờ đợi
BS Ngyễn Đức Tuấn, Giám đốc TTYT quận Đống Đa, Hà Nội
Có những trường hợp tự mua thuốc điều trị COVID-19 trên mạng dùng, nhân viên y tế phải nhắc nhở thường xuyên để tránh xảy ra những điều không hay với sức khoẻ của họ.
Trước thông tin cho rằng, nhân viên y tế thờ ơ, không thăm hỏi sức khỏe người bệnh, BS Hương cho biết, với số lượng F0 điều trị nhà rất lớn như hiện nay nhân viên y tế không có đủ thời gian để gọi điện cho từng trường hợp một mà chỉ tập trung vào một số trường hợp đặc biệt như người cao tuổi, có bệnh nền hay bệnh nhân đang có dấu hiệu chuyển nặng. Do vậy, đề nghị người dân cần chủ động gọi cho nhân viên để thông báo tình trạng sức khỏe.
Để giảm tải cho nhân viên y tế cơ sở, mỗi phường có tổ hỗ trợ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà, hỗ trợ nhân viên y tế trong việc cấp phát thuốc, theo dõi số lượng người nhiễm trên địa bàn...
Theo quy định, nhân lực của tổ này phải đạt các tiêu chí dưới 40 tuổi, không mang thai, nuôi con bú, sử dụng được thiết bị thông minh và đã tiêm vaccine COVID-19...
Tuy nhiên hiện nay, các tổ trưởng tổ dân phố phần lớn là các bác đã nghỉ hưu, nhiều khi con cháu không cho ra đường vì sợ mang bệnh về nhà do vậy tổ này cũng chưa hỗ trợ được nhiều cho nhân viên y tế cơ sở.
Thống kê của Sở Y tế Hà Nội, số ca mắc COVID-19 được phát hiện trên địa bàn thành phố hơn 1 tuần qua liên tục trên ngưỡng 1.300 người. Hà Nội đã vượt kỷ lục của chính mình về số ca mắc mới trong vòng 24 giờ từ khi dịch bùng phát đến nay với 1.704 trường hợp hôm 21/12 vừa qua.
Hà Nam và Nam Định lên tiếng về việc mua kit test của Việt Á CDC Hà Nam mua kit test của Công ty Việt Á để đơn vị khác dùng, còn CDC Nam Định khẳng định việc mua sắm đều đã được thẩm định, phê duyệt. Sáng 23.12, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Hà Nam cho biết, tỉnh Hà Nam đang cho kiểm tra, báo cáo rõ việc mua kit test và các vật tư y...