Sáng 21/3: Có 3.968 bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị; Tổng F0 của Hà Nội lên đến hơn 1,17 triệu ca
Bộ Y tế cho biết đến nay đã có hơn 4,1 triệu người mắc COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi bệnh; trong số các F0 đang điều trị có 3.968 ca nặng; Tổng số mắc COVID-19 của Hà Nội đã lên đến hơn 1,17 triệu ca; Số ca mắc mới COVID-19 trên cả nước và Hà Nội liên tục giảm.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 7.958.048 ca mắc COVID-19, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 80.561 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 7.950.382 ca, trong đó có 4.100.211 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.170.170), TP. Hồ Chí Minh (582.747), Bình Dương (359.557), Nghệ An (345.848), Hải Dương (314.225).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 164.328 ca/ngày.
Bộ Y tế cho biết đến nay đã có hơn 4,1 triệu người mắc COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi bệnh.
Ngày 20/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 141.151 ca mắc COVID-19 mới tại 62 tỉnh, thành phố (có 93.894 ca trong cộng đồng). Đây là ngày thứ 4 liên tiếp số ca mắc mới giảm so với ngày kỷ lục 180.558 ca 9 ngày (16/3).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh COVID-19 nhiều nhất trong ngày 20/3 như sau: Hà Nội (19.065), Nghệ An (9.333), Phú Thọ (5.747), Lạng Sơn (4.635), Đắk Lắk (4.595); có 37 tỉnh, thành khác ghi nhận từ 1.000- hơn 4.300 ca.
Liên tục trong thời gian gần đây, số ca COVID-19 khỏi bệnh trong cả nước đều ở mức trên 100.000 ca/ ngày: Ngày 20/3 là 111.635 ca khỏi; ngày 19/3 là 129.434 ca khỏi; ngày 18/3 là 175.971 ca khỏi ( nhiều hơn số mắc mới)… Đến nay, tổng số người mắc COVID-19 tại Việt Nam được điều trị khỏi: 4.103.028 ca;
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.968 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.291 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 278 ca; Thở máy không xâm lấn: 113 ca; Thở máy xâm lấn: 281 ca; ECMO: 5 ca.
Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 71 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.880 ca, chiếm tỷ lệ 0,5% so với tổng số ca nhiễm; Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Video đang HOT
Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 36.974.511 mẫu tương đương 82.862.859 lượt người, tăng 197.131 mẫu so với ngày trước đó..
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 201.660.445 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 184.601.999 liều: Mũi 1 là 70.940.674 liều; Mũi 2 là 67.876.279 liều; Mũi 3 là 1.496.174 liều; Mũi bổ sung là 14.636.057 liều; Mũi nhắc lại là 29.652.815 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.058.446 liều: Mũi 1 là 8.752.976 liều; Mũi 2 là 8.305.470 liều.
Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương bởi dịch COVID-19
Bộ Y tế cho biết, một số hoạt động trọng tâm của Bộ trong là triển khai thực hiện nghiêm túc Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 năm 2022-2023, trong đó tập trung chủ yếu các nội dung bảo đảm đạt tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 và chủ động cung ứng vaccine;
Kiểm soát sự lây lan của dịch COVID-19; Nâng cao năng lực hệ thống y tế, đặc biệt là y tế dự phòng và y tế cơ sở; tăng cường đầu tư trang thiết bị cơ sở y tế, có các chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp với những người làm nhiệm vụ y tế dự phòng, y tế cơ sở; tăng cường chất lượng cấp cứu và hồi sức tích cực ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến;
Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương bởi dịch COVID-19; Bảo đảm thông tin, truyền thông chủ động trong định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận, niềm tin xã hội; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác phòng, chống dịch thống nhất toàn quốc;
Chủ động chuẩn bị các biện pháp về kinh tế – xã hội, hành chính theo cấp độ nguy cơ dịch để bảo đảm vừa phòng, chống dịch vừa phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội và ổn định đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Ngoài ra Bộ Y tế tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn sử dụng thuốc điều trị COVID-19. Trong đó ưu tiên những người thuộc đối tượng chống chỉ định cần được tư vấn, thăm khám (kể cả trực tuyến) để đảm bảo sử dụng thuốc được an toàn.
Bộ Y tế khẳng định EVUSHELD là thuốc, không phải là siêu vaccine, không được phép sử dụng để dự phòng COVID-19
Lần thứ 3 trong tháng, Bộ Y tế nhắc các địa phương quyết liệt thanh, kiểm tra mua, bán thuốc điều trị COVID-19
Bộ trưởng Bộ Y tế: Tiêm chủng là yếu tố quyết định làm giảm ca COVID-19 nhập viện, ca nặng và tử vong
Báo ngay cho y tế khi trẻ em mắc COVID-19 chăm sóc tại nhà có những dấu hiệu sau
Tiếp tục chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát rộng; đồng thời triển khai tốt các hoạt động y tế, tránh lây nhiễm chéo trong cách ly, khu phong tỏa.
TP HCM thêm bệnh viện tiếp nhận trẻ em mắc COVID-19
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM cho biết, trước tình hình trẻ em mắc COVID-19 tại TP HCM tăng cao, bệnh viện sẽ tiếp nhận cấp cứu, điều trị nội trú các trẻ em mắc COVID-19.
Cụ thể khoa nhi A với 40 giường bệnh, có hệ thống phòng cách ly đúng tiêu chuẩn, hệ thống camera quan sát bệnh nhân nặng và hệ thống oxy trung tâm đến giường bệnh nhi đảm bảo yêu cầu chuyên môn. Trường hợp các bệnh nhi chuyển nặng hơn sẽ được chuyển đến khoa cấp cứu tích cực chống độc trẻ em.
Trước đó, Sở Y tế TP HCM yêu cầu ba bệnh viện nhi gồm: Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 và Nhi đồng TP đảm bảo mỗi nơi đều có Khoa COVID-19, tối thiểu 150 giường điều trị, trong đó có 50 giường hồi sức tích cực, rà soát nhân lực, trang thiết bị, thuốc men để đảm bảo điều trị.
Như vậy, ngoài Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 và Nhi đồng TP tăng 300 giường điều trị COVID-19 (trong đó 50 giường hồi sức) cho trẻ còn có Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tham gia điều trị bệnh nhân COVID-19.
Đối với bệnh viện quận, huyện, đa khoa có chuyên khoa nhi phải có 30 – 50% giường điều trị COVID-19 dành cho bệnh nhi mắc COVID-19 mức độ trung bình hoặc nhẹ nếu không đủ điều kiện cách ly tại nhà.
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 21/3 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 470.579.965 ca, trong đó có 6.099.742 người tử vong.
Các nước cũng ghi nhận trên 406 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 57 triệu ca và trên 62.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 20/3, thế giới có 68 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 937.390 trường hợp mắc COVID-19 và 2.173 ca tử vong. Hàn Quốc là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 334.000 ca), trong khi Nga là quốc gia có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với trên 430 ca.
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính đến hết ngày 20/3, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận tổng số trên 24 triệu trường hợp mắc COVID-19 và 395.012 ca tử vong.
Ông Phan Văn Mãi: 'Chỉ có đổi mới sáng tạo mới nhanh chóng phục hồi kinh tế'
Đó là chia sẻ của ông Phan Văn Mãi, chủ tịch UBND TP.HCM, trong lễ trao giải Giải thưởng Sáng tạo TP.HCM lần thứ 2 diễn ra tối 30-12.
Sự kiện còn có sự tham dự của Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân.
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao giải thưởng cho các công trình thuộc lĩnh vực phát triển kinh tế - Ảnh: TRỌNG NHÂN
Giải thưởng Sáng tạo TP.HCM lần thứ 2 được UBND TP.HCM phát động vào cuối tháng 9-2020. Tổng cộng có 195 hồ sơ đăng ký trên 7 lĩnh vực, bao gồm Phát triển kinh tế, Quốc phòng - an ninh, Quản lý nhà nước, Truyền thông, Văn học - nghệ thuật, Khoa học kỹ thuật, Khởi nghiệp sáng tạo.
Phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi cho rằng sự năng động sáng tạo sẽ là chìa khóa để TP đi lên và bứt phá sau dịch bệnh. Ông nhấn mạnh tiềm năng sáng tạo của TP còn rất lớn và TP cần khai thác nhiều hơn, tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn nữa giá trị này.
"Chỉ có đổi mới sáng tạo, chúng ta mới không bị tụt hậu. Chỉ có đổi mới sáng tạo, chúng ta mới nhanh chóng phục hồi kinh tế. TP sẽ tiếp tục nghiên cứu, tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi để đổi mới sáng tạo trở thành xu thế tất yếu của xã hội trong điều kiện bình thường mới và cả trong tương lai", ông Mãi nói.
Ông Mãi cũng yêu cầu các ngành, đơn vị cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế nghiên cứu, các chính sách đột phá về khoa học công nghệ.
Trong đó, cần chú trọng nghiên cứu các đề tài khoa học, giải pháp công nghệ trong các ngành, lĩnh vực then chốt như tài nguyên môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nông nghiệp công nghệ cao, chế biến nông sản, năng lượng sạch, vật liệu mới, đặc biệt là các giải pháp phòng chống COVID-19.
Ông Phan Văn Mãi trao giải nhất lĩnh vực Quốc phòng - an ninh - Ảnh: TRỌNG NHÂN
Giải thưởng Sáng tạo TP.HCM lần thứ 2 có 4 giải nhất, bao gồm:
- Giải nhất lĩnh vực Quốc phòng - an ninh thuộc về công trình "Xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần khu vực phòng thủ TP.HCM". Nghiên cứu đã đề xuất luận cứ khoa học để Thành ủy TP.HCM lãnh đạo, chỉ đạo về xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần phòng thủ TP trong thời kỳ mới.
- Giải nhất lĩnh vực Truyền thông thuộc về công trình "Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành hỗ trợ sàng lọc nguy cơ, tư vấn chăm sóc y tế cho bệnh nhân bị nhiễm COVID-19 tại nhà". Mạng lưới đã ứng dụng công nghệ và điều phối nguồn lực cộng đồng để tư vấn, hướng dẫn và chia sẻ với người mắc COVID-19 với sự tham gia của hơn 10.028 lượt thầy thuốc và tình nguyện viên.
- Giải nhất lĩnh vực Phát triển kinh tế được trao cho " Be Group - Hệ sinh thái mở, khởi nguồn cho phát triển khởi nghiệp sáng tạo make in Viet Nam". Ứng dụng đạt trên 10 triệu lượt tải trên kho ứng dụng Google Play và App Store, tiếp nhận trung bình 350.000 yêu cầu gọi xe mỗi ngày.
- Giải nhất lĩnh vực Văn học - nghệ thuật thuộc về tác phẩm Xiếc Tre "À Ố Show". "À Ố Show" đã có hơn 1.250 suất diễn tại Việt Nam, phục vụ hơn 300.000 khán giả trong nước và ngoài nước.
Phát động Giải thưởng Sáng tạo TP.HCM lần thứ 3 (2022) - Ảnh: TRỌNG NHÂN
Chương trình chào năm mới ở TP.HCM làm nhỏ gọn, không mời khán giả Ngày 30-12, Văn phòng UBND TP.HCM có thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức về công tác tổ chức chương trình đếm ngược đón năm mới 2022. Chương trình đếm ngược chào năm mới không mời khán giả, người dân không tụ tập - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG Theo đó, Phó chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức...