Sáng 2/11, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)
Sáng 2/11, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); Dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).
Trước đó, ngày 25/10, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).
Một phiên họp tổ của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011. Trong gần 12 năm thực thi, các quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã góp phần thay đổi mạnh mẽ công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời, kiến tạo các khuôn khổ, nền tảng cơ bản vững chắc để tiếp tục tạo dựng sự phát triển của hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam trong thời gian tới.
Tuy nhiên, quá trình thực thi Luật hiện đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, bao gồm các vấn đề liên quan đến tính thống nhất, hiệu lực, hiệu quả thực thi các quy định của Luật, sự thay đổi của thực tiễn sản xuất, kinh doanh cũng như những yêu cầu, xu thế mới đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Cùng với đó, trong những năm gần đây, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, định hướng sự phát triển của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong đó, đã chỉ rõ và đặt ra yêu cầu xem xét, sửa đổi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Vì vậy, việc xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) là hoạt động cần thiết, kịp thời, không chỉ nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập đặt ra trong thực tiễn mà còn nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện thể chế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Theo Bộ Công Thương, việc xây dựng Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về việc hoàn thiện thể chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn gần 12 năm thi hành của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, góp phần nâng cao đời sống nhân dân và thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
Để thực hiện mục đích trên, Dự án Luật xác định các nguyên tắc xây dựng cơ bản, gồm: bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm chung của xã hội, có sự kế thừa, phát triển các quy định hiện hành, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế phù hợp với điều kiện tại Việt Nam; bảo đảm sự cân bằng trong giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh trên cơ sở tăng cường nhận thức và năng lực tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) hiện có 7 Chương, 80 Điều. Dự thảo Luật được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở kế thừa các điều khoản cơ bản của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện hành; bảo đảm tính tương thích, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và bám sát 7 Chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 6/5/2021.
Video đang HOT
Một số nội dung cơ bản của Dự thảo Luật như sau: Thứ nhất, mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng. Thứ hai, bổ sung quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương.
Thứ ba, hoàn thiện quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Thứ tư, bổ sung quy định về một số giao dịch đặc thù.
Thứ năm, hoàn thiện quy định về tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Thứ sáu, hoàn thiện quy định về giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh. Thứ bảy, nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tại báo cáo thẩm tra về dự án Luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy nêu, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cơ bản nhất trí với sự cần thiết sửa đổi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo Tờ trình của Chính phủ.
“ Về cơ bản, dự thảo Luật đã thể chế hóa và phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng; phù hợp với Hiến pháp, hệ thống pháp luật và tương thích với các điều ước quốc tế; bảo đảm tính khả thi “ – ông Lê Quang Huy đánh giá.
Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương bên hàng lang Quốc hội, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa – đoàn Đồng Tháp cho biết, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) của Bộ Công Thương mặc dù mới trình, nhưng đưa ra trong thời điểm này là rất kịp thời và được người tiêu dùng đồng tình ủng hộ.
Có thể nói, ở Việt Nam đã có cả hệ thống pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà nhà nước đã ban hành. Tuy nhiên, quyền lợi cơ bản của người tiêu dùng vẫn bị xâm hại, khi mua phải hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng.
Nguyên nhân do chính sách còn bất cập, luật bảo vệ người tiêu dùng được ban hành cách đây đã 12 năm, trong khi tình hình kinh tế – xã hội của đất nước cũng như trên thế giới đã có nhiều thay đổi.
“ Trước hết là do tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Thứ hai, là do đại dịch Covid-19. Với điều kiện kinh tế – xã hội thay đổi như vậy, nhiều quy định của luật đã không còn phù hợp với thực tế nữa nhưng chưa được điều chỉnh “ – đại biểu Phạm Văn Hòa cho hay.
Vị đại biểu đoàn Đồng Tháp chỉ ra, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đã đề cập tới việc chú trọng bảo vệ quyền lợi đối với nhóm người tiêu dùng có yếu tố riêng, gặp nhiều bất lợi hơn người tiêu dùng thông thường.
“Dự thảo Luật bổ sung quy định về khái niệm và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương. Cốt lõi của Luật là vừa bảo vệ người tiêu dùng và đồng thời, cũng bảo vệ người sản xuất một cách chính đáng” - đai biểu Phạm Văn Hòa nhấn mạnh.
Góp ý hoàn thiện Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)
Ngày 18/1, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Bộ Công Thương phối hợp tổ chức hội thảo lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động; trong đó, có cộng đồng doanh nghiệp để hoàn thiện dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).
Đây là văn bản có nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung so với luật hiện hành như về hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung; hợp đồng bán hàng đa cấp; nghĩa vụ của đơn vị có giao dịch bán hàng từ xa (sàn thương mại điện tử, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bán hàng trên mạng...); quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng.
Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế VCCI, Việt Nam hiện có hơn 90 triệu người tiêu dùng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng luôn gắn kết với trách nhiệm của doanh nghiệp. Do đó việc tổ chức lấy ý kiến doanh nghiệp để xây dựng và hoàn thiện dự thảo luật là nhằm giúp bảo đảm tính hợp lý, khả thi của văn bản, bảo đảm quyền và lợi ích của doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng.
Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), bổ sung nhiều nội dung lớn của luật hiện hành như: Hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung; hợp đồng bán hàng đa cấp; nghĩa vụ của đơn vị có giao dịch bán hàng từ xa (sàn thương mại điện tử, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bán hàng trên mạng...); quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng...
Trong bối cảnh đất nước và quốc tế đang có nhiều thay đổi; quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng; sự phát triển kinh tế, xã hội cũng như sự xuất hiện của dịch bệnh COVID - 19 đã làm xuất hiện và thúc đẩy sự phát triển của nhiều hình thức kinh doanh, tiêu dùng mới, đặc biệt là các giao dịch trên môi trường điện tử, các giao dịch xuyên biên giới, các dịch vụ chia sẻ trên nền tảng công nghệ số...
Do đó, việc thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã phát sinh nhiều vướng mắc, bất cập; thậm chí một số quy định không còn phù hợp với thực tiễn như một số nội dung liên quan đến phạm vi điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh, giao dịch giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng, các giao dịch có sự tham gia của nhiều bên hoặc có yếu tố nước ngoài....
Để bảo đảm tính hợp lý, khả thi của các văn bản pháp luật có liên quan, bảo đảm quyền và lợi ích của doanh nghiệp là lý do khiến Bộ Công Thương và VCCI cùng xúc tiến việc xây dựng và sửa đổi Luật Bảo vệ người tiêu dùng hiện hành. Theo đó, chắc chắn sẽ tác động tới nhiều tổ chức, đơn vị và cá nhân khi tham gia, các hiệp hội, ngành nghề và thậm chí cả các tổ chức, cơ quan và cá nhân ở nước ngoài.
Cũng tại hội thảo, đại diện Bộ Công Thương cho hay, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011. Sau hơn 10 năm thực thi, các đơn vị liên quan đã có các báo cáo đánh giá, tổng kết về việc thực hiện luật đồng thời kiến nghị trình Chính phủ, báo cáo Quốc hội về việc xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) với sự thay đổi tập trung vào 6 chính sách lớn, nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng cho các bên, xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh.
Xét về góc độ quy định pháp luật, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện hành chưa quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng hoặc có quy định nhưng theo hướng riêng rẽ, chưa có sự kết nối để tạo hiệu quả điều chỉnh thống nhất. Các yêu cầu, việc phân loại tính chất mức độ khuyết tật của hàng hóa và việc kiểm soát chưa được quy định phù hợp đã tạo khó khăn cho quá trình thực thi của cả cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Các quy định liên quan đến hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung chưa thực sự chặt chẽ, đầy đủ, rõ ràng, đặc biệt là trong bối cảnh thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ 4 khi sự phát triển không ngừng của Internet càng làm gia tăng vai trò của hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung; một số quy định còn thiếu tính linh hoạt, không cho phép tính toán đến hoàn cảnh, lĩnh vực kinh doanh đặc thù của từng loại thị trường.
Thêm vào đó, các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân kinh doanh chưa được quy định phù hợp và đầy đủ khiến cho nhiều khiếu nại không được giải quyết. Số lượng tranh chấp được giải quyết qua phương thức thương lượng, hòa giải chiếm đa số nhưng hiệu quả, giá trị và hiệu lực thi hành của các phương thức này là chưa cao. Chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa các khái niệm yêu cầu, phản ánh, khiếu nại và cách xử lý.
Ngoài ra, cơ chế tiếp nhận và giải quyết yêu cầu tại cơ quan nhà nước (chủ yếu là cấp huyện), hiện tại được thiết kế "lửng lơ" khiến thực tế không phát huy được hiệu quả. Một số quy định hiện nay chỉ phù hợp với các giao dịch, kinh doanh - tiêu dùng có tính "truyền thống" mà chưa tính đến mô hình kinh doanh có yếu tố mới, công nghệ 4.0 hoặc trong điều kiện chuyển đổi số. Cũng chưa có cơ chế kêu gọi toàn xã hội tham gia vào công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt chưa có cơ chế phù hợp để thành lập và tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả.
ADVERTISING
X
Một số trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh đã không còn phù hợp, đầy đủ do sự xuất hiện của nhóm người tiêu dùng mới hoặc hành vi tiêu dùng mới. Nhiều hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng mới xuất hiện nhưng chưa được bổ sung vào phần các hành vi cấm hoặc nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan.
Các quy định liên quan đến cung cấp bằng chứng giao dịch, bảo hành, thu hồi hàng hóa khuyết tật được thiết kế lỏng lẻo và sơ sài khiến các chủ thể liên quan gặp khó trong việc thực hiện. Chưa thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của người tiêu dùng trong việc thúc đẩy xu hướng sản xuất, tiêu dùng bền vững... Đó là chưa nói tới những bất cập về mô hình hoạt động và nguồn lực thực thi; về tính hiệu quả hay việc thực hiện các cam kết quốc tế về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Trước thực tế ấy, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho rằng, dự thảo luật sửa đổi cần phát huy rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như xây dựng cơ chế phù hợp để thành lập và tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả.
Một số quy định hiện nay chỉ phù hợp với các giao dịch, kinh doanh - tiêu dùng có tính "truyền thống" mà chưa tính đến mô hình kinh doanh có yếu tố mới, nhất là mô hình ứng dụng sự phát triển của thương mại điện tử, các mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng chia sẻ, kinh tế số.
Hơn nữa, một số trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của doanh nghiệp đã không còn phù hợp, đầy đủ do sự xuất hiện của nhóm người tiêu dùng mới hoặc hành vi tiêu dùng mới. Nhiều hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng mới xuất hiện cũng cần được bổ sung vào phần các hành vi cấm hoặc nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan, những vấn đề này cần được xây dựng trọng tâm trong Luật mới khi được sửa đổi...
Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp tháng 10/2022 và thông qua tại kỳ họp tháng 5/2023.
Đề xuất xử lý người tiêu dùng cố tình mua hàng giả Đại biểu Lý Tiết Hạnh (đoàn Bình Định) cho rằng nếu không xử lý những người cố tình mua hàng giả sẽ không thể bảo vệ người tiêu dùng một cách bền vững. (Ảnh minh hoạ) Sáng 2/11, Quốc hội thảo luận Tổ về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Góp ý về dự án Luật, theo...