Sáng 14/9, dịch tiếp tục hạ nhiệt, nhiều địa phương không ghi nhận F0 mới
Những ổ dịch nóng tại Hà Nội đều đã được kiểm soát. Hà Tĩnh và Quảng Trị tiếp tục chuỗi ngày không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới.
“Điểm nóng” Quảng Bình không ghi nhận ca mắc trong cộng đồng.
Hà Nội tính “nới lỏng” giãn cách sau 21/9
Sáng nay 14/9, Hà Nội ghi nhận 3 ca dương tính SARS-CoV-2 mới, đều tại khu cách ly. Các ca dương tính mới ghi nhận đều thuộc chùm F1 của các ca sàng lọc ho, sốt cộng đồng.
Những ngày vừa qua, tình hình dịch ở Hà Nội có dấu hiệu “hạ nhiệt” khi số F0 ghi nhận mới hàng ngày ở mức thấp so với giai đoạn cao điểm trước đây, dao động trong khoảng 30 – 50 ca bệnh.
Những ổ dịch từng rất nóng như phường Thanh Xuân Trung; Kim Đồng, Giáp Bát; Văn Chương – Văn Miếu đều đã được khoanh vùng và cơ bản kiểm soát. Thành phố đang xem xét nới lỏng một số biện pháp phòng chống dịch và một số hoạt động dịch vụ sau ngày 21/9.
Thanh Hóa: Ca mắc được kiểm soát dưới 1 con số
Thông tin từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Thanh Hóa, tính từ 17h30 ngày 12/9 đến 17h30 ngày 13/9, địa phương này ghi nhận 7 ca mắc Covid-19; trong đó có một ca mắc trong cộng đồng, 6 trường hợp còn lại đều ở trong khu phong tỏa và khu cách ly.
Ca mắc cộng đồng được ghi nhận tại khu phố Sơn Thắng, phường Trường Sơn, thành phố Sầm Sơn. Hiện tại các biện pháp đáp ứng nhanh đang được triển khai để truy vết triệt để những người liên quan.
Tính từ ngày 27/4, đến nay Thanh Hóa ghi nhận 447 ca bệnh dương tính cộng dồn; 281 người điều trị khỏi ra viện; 1 ca tử vong.
Nghệ An: Chỉ ghi nhận 2 ca mắc, ngày thứ 3 không có ca cộng đồng
Theo báo cáo của CDC tỉnh Nghệ An, ngày 13/9 địa phương này ghi nhận 2 ca nhiễm SARS-CoV-2. Trong đó, một trường hợp là F1, trường hợp còn lại trở về từ Bình Dương, đều đã được cách ly từ trước.
Tiêm phòng vắc xin Covid-19 cho người dân thị xã Thái Hòa, Nghệ An (Ảnh: Hoàng Lam).
Tính từ đầu mùa dịch đến nay, Nghệ An đã ghi nhận 1.789 trường hợp mắc Covid-19. Trong đó có 1.258 bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh, ra viện. Đã có 10 bệnh nhân Covid-19 tử vong, phần lớn già yếu hoặc có bệnh nền.
Liên tục trong nhiều ngày qua, số ca nhiễm mới tại Nghệ An giảm sâu. 3 ngày qua địa phương này không ghi nhận ca cộng đồng.
Video đang HOT
Hà Tĩnh: Tiếp tục không có ca mắc Covid-19
Trong ngày 13/9, tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục không ghi nhận trường hợp nào mắc Covid-19 mới.
Từ 4/6 đến nay, địa phương này ghi nhận 450 ca mắc Covid-19, trong đó 315 bệnh nhân đã khỏi bệnh ra viện, 103 bệnh nhân đang điều trị tại Hà Tĩnh, 29 trường hợp điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, 3 ca tử vong.
Quảng Bình: Không có ca cộng đồng, các điểm dịch dần được kiểm soát
Thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Bình, trong ngày 13/9, địa phương này có thêm 59 ca mắc Covid-19 tại các khu cách ly, phong tỏa, khu điều trị và một ca nhập cảnh. Như vậy đến nay, Quảng Bình đã có 1.270 ca dương tính với SARS-CoV-2.
Ngành y tế Quảng Bình triển khai tiêm vắc xin Covid-19 tại TP Đồng Hới (Ảnh: Tiến Thành).
Sau thời gian chống dịch quyết liệt với nhiều giải pháp đồng bộ, hiện nay số ca bệnh đang có chiều hướng giảm, tập trung chủ yếu tại các vùng phong tỏa, các điểm dịch mới cũng đã được kiểm soát. Trong ngày 13/9, tại Quảng Bình cũng có thêm 9 bệnh nhân khỏi bệnh.
Về công tác tiêm vắc xin Covid-19, đợt này, Quảng Bình được phân bổ 10.540 liều vắc xin phòng Covid-19 AstraZeneca và Pfizer. Sở Y tế địa phương đã phân cho các điểm tiêm trên địa bàn toàn tỉnh này và đề nghị UBND huyện, thị xã, thành phố hoàn thành tiêm vắc xin trước ngày 25/9.
Như vậy đến ngày 13/9, Quảng Bình đã tiêm 95.838 liều vắc xin và đã có 41.721 người đã tiêm mũi 2.
Quảng Trị: Tiếp tục “không F0″, nâng cấp độ kiểm soát người về từ vùng dịch
Ngày 13/9, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Trị cho biết, trong ngày, địa phương này không ghi nhận trường hợp nào dương tính với SARS-CoV-2, thêm 4 bệnh nhân được chữa khỏi bệnh. Hiện còn 88 trường hợp mắc Covid-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế.
Cùng ngày, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch đã có công văn hỏa tốc gửi các ngành chức năng, địa phương yêu cầu nâng cấp độ kiểm soát dịch Covid-19 với người trở về từ huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế – nơi vừa ghi nhận các trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.
Theo đó, những người đến hoặc trở về từ huyện Phong Điền từ 30/8 đến 6/9 phải khai báo tại cơ sở y tế gần nhất và tự theo dõi sức khỏe; trở về từ ngày 7-12/9, yêu cầu khai báo tại cơ sở y tế, cách ly tại nhà 14 ngày kể từ ngày trở về địa phương và thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên; về từ ngày 13/9 trở đi áp dụng biện pháp cách ly tập trung 21 ngày.
Liên quan đến chuỗi lây nhiễm tại Công ty Scavi Huế, tại Khu công nghiệp Phong Điền có nhiều trường hợp là công nhân huyện Hải Lăng là F1, F2 nên nguy cơ lây nhiễm dịch trên địa bàn là rất cao, nhất là các xã Hải Chánh, Hải Phong và Hải Sơn. Lực lượng chức năng đã rà soát, cách ly 10 trường hợp F1 và tiến hành xét nghiệm bằng phương pháp PCR.
Đà Nẵng: 2 ngày liên tiếp không có ca cộng đồng, vùng xanh tiếp tục mở rộng
Ngày 13/9 là ngày thứ 2 liên tiếp Đà Nẵng không có ca cộng đồng.
Tối 13/9, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng cho biết, trên địa bàn ghi nhận thêm 13 ca nhiễm SARS-CoV-2 mới.
Trong số các ca nhiễm mới, có 12 ca cách ly tập trung và 1 ca trong khu vực phong tỏa.
Bình Định: Xuất hiện ổ dịch trong cộng đồng
Có 5/7 thành viên của gia đình tài xế xe tải (trú phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, Bình Định) dương tính SARS-CoV-2. Test nhanh 270 người sống cùng hẻm với gia đình tài xế, phát hiện 12 ca mắc Covid-19.
TPHCM: Số ca mắc mới liên tục giảm
Tính từ 17h ngày 12/9 đến 17h ngày 13/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 11.172 ca nhiễm mới, trong đó TPHCM có 5.446 trường hợp, giảm 712 ca so với hôm trước.
Thành phố sẽ tiếp tục giãn cách xã hội đến cuối tháng 9. Trong khoảng thời gian này TPHCM tập trung bao phủ vắc xin và củng cố năng lực hệ thống y tế, đặc biệt y tế cơ sở, củng cố trạm y tế lưu động, cố định, phường, xã. Thành phố đồng thời quan tâm đầu tư thêm y tế dự phòng, y tế công cộng làm sao song song tăng cường mở rộng điều trị, nâng cao khả năng tiếp nhận điều trị…
Tính đến nay, có 13/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam, Lào Cai.
Có 5 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Phú Thọ, Kon Tum, Quảng Ninh, Ninh Bình.
TP Hồ Chí Minh: Kiểm soát dịch để từng bước phục hồi và phát triển kinh tế sau ngày 15/9
Theo ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, Thành phố đang đặt mục tiêu phấn đấu đến ngày 15/9 cơ bản kiểm soát được dịch bệnh để sau đó từng bước nới lỏng và phục hồi kinh tế, sớm đưa cuộc sống của người dân trở về trạng thái "bình thường mới".
Nới lỏng dựa trên độ phủ vaccine
Sau thời gian thực hiện việc siết chặt giãn cách xã hội với phương châm "ai ở đâu ở yên đó" từ ngày 23/8 đến ngày 6/9 và kéo dài đến 15/9, cùng đó với là tăng tốc độ tiêm vaccine COVID-19 cho người dân toàn thành phố, TP Hồ Chí Minh đang có những sự thay đổi tích cực theo hướng kiểm soát được dịch bệnh.
Đặc biệt, trong tuần qua, TP Hồ Chí Minh đã giảm rõ rệt trên cả 2 tiêu chí: Số ca mắc trong cộng đồng và số ca tử vong, trong đó số ca tử vong của TP Hồ Chí Minh đã giảm 30%. Các quận, huyện đã kiểm soát được dịch là: Quận 7, Củ Chi và Cần Giờ.
Theo UBND TP Hồ Chí Minh, đến đầu tháng 9, TP Hồ Chí Minh đã có hơn 80% người dân từ 18 tuổi trở lên được tiêm chủng 1 mũi vaccine. Cụ thể, tính đến ngày 9/9, Thành phố đã có 6.293.416 người tiêm mũi 1, chiếm tỷ lệ 87% và 893.985 người tiêm mũi 2, chiếm tỷ lệ 12%. Theo kế hoạch, đến ngày 15/9, Thành phố sẽ bao phủ vaccine mũi 1 cho tất cả người dân trong độ tuổi từ 18 trở lên và mũi 2 cho những người đã đến lịch tiêm.
TP Hồ Chí Minh đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine cho người dân để tiến tới cấp hộ chiếu vaccine.
Bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư TP Hồ Chí Minh cho biết, sau khi có đủ điều kiện an toàn để khôi phục kinh tế, Thành phố đã đưa ra 5 quan điểm, nguyên tắc mở cửa nền kinh tế. Thứ nhất là việc mở cửa phải bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của người dân.
Thứ 2 là Thành phố kiên trì, quyết liệt phòng, chống dịch COVID-19, đảm bảo hài hoà với các hoạt động kinh tế trên tinh thần "Lợi ích hài hoà - Tự do chia sẻ", "An toàn tới đâu thì mở cửa tới đó, mở cửa thì phải an toàn".
Thứ 3 là dịch bệnh luôn tồn tại nên luôn có giải pháp thích nghi để sống khoẻ và sống an toàn.
Thứ 4, tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội phù hợp với tình hình kiểm soát dịch tại từng địa bàn, khu vực. Tuỳ tình hình từng địa bàn, khu vực mà mở cửa lại nền kinh tế tương ứng, sao cho đảm bảo tính linh hoạt, bám sát diễn biến thức tế tại từng thời điểm.
Thứ 5 là đảm bảo an sinh xã hội, không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc.
Theo đó, TP Hồ Chí Minh dự kiến sẽ từng bước nới lỏng giãn cách xã hội, triển khai thí điểm "thẻ xanh", "thẻ vàng COVID-19" và thí điểm ưu tiên mở cửa một số lĩnh vực theo lộ trình tại Quận 7, huyện Củ Chi và huyện Cần Giờ sau ngày 15/9.
3 giai đoạn mở cửa, khôi phục kinh tế
"Quan điểm về việc nới lỏng phục hồi kinh tế tại TP Hồ Chí Minh dựa trên nguyên tắc an toàn, linh hoạt theo kết quả phòng chống dịch. Tiêu chí đánh giá an toàn dựa trên "thẻ xanh", "thẻ vàng" căn cứ trên kết quả tiêm vaccine", ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết.
Theo đó, UBND TP Hồ Chí Minh đã đưa ra lộ trình khôi phục kinh tế theo 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 (dự kiến từ 16/9 - 31/10), cá nhân, lao động có "thẻ xanh COVID-19" có thể tham gia các hoạt động (trừ karaoke, vũ trường, quán bar, massage; dịch vụ ăn uống tại chỗ, hoạt động tại các khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao, rạp chiếu phim, trung tâm thương mại). Cá nhân, lao động có "thẻ vàng COVID-19", có xét nghiệm âm tính với COVD-19 được tham gia một số lĩnh vực cụ thể.
Riêng tổ chức có 100% lao động có "thẻ xanh COVID-19" được tham gia tất cả các lĩnh vực (trừ karaoke, vũ trường, quán bar, massage; dịch vụ ăn uống tại chỗ, hoạt động tại các khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao, rạp chiếu phim, trung tâm thương mại). Tổ chức có 100% lao động có "thẻ xanh COVID-19" tại bộ phận có tiếp xúc người ngoài, lao động có "thẻ xanh COVID-19" hoặc "thẻ vàng COVID-19" tại các bộ phận còn lại được tham gia một số hoạt động.
Người dân TP Hồ Chí Minnh hy vọng Thành phố mở cửa lại kinh tế để sớm trở lại cuộc sống bình thường mới.
Trong giai đoạn 2 (dự kiến từ 31/10/2021 đến 15/1/2022), TP Hồ Chí Minh sẽ mở rộng các hoạt động được phép cho đối tượng có "thẻ xanh COVID-19" gồm: trung tâm thương mại; trung tâm tập luyện thể dục thể thao; hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời; dịch vụ ăn uống có quy mô nhỏ và đảm bảo giãn cách theo quy định (dưới 20 người).
Đến giai đoạn 3 (dự kiến sau 15/1/2022), TP Hồ Chí Minh lên kế hoạch mở cửa tất cả các hoạt động của nền kinh tế. Đối với hoạt động karaoke, vũ trường, quán bar, massage, bắt buộc người tham gia phải có "thẻ xanh COVID-19".
Ngoài các lộ trình dự kiến, TP Hồ Chí Minh cũng có những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp gồm: hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ tổ chức sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí và chăm lo đời sống người lao động; hỗ trợ mở rộng thị trường, hỗ trợ về thông tin, đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
Các đơn vị chuẩn bị các gói an sinh để chăm lo cho người dân có hoàn cảnh khó khăn.
Theo Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi, hiện nay và sắp tới, mục tiêu chính vẫn là vừa chống dịch hiệu quả, kịp thời và vừa nhanh chóng khôi phục kinh tế. Tuy nhiên, đây là bài toán khó, đòi hỏi lãnh đạo, chính quyền Thành phố phải tập trung nghiên cứu và đưa ra nhiều giải pháp phù hợp. Trong quá trình đó, Thành phố mong muốn có sự đồng hành, góp ý, khuyến nghị các giải pháp từ cộng đồng doanh nghiệp và người dân để cùng thực hiện mục tiêu chung kiểm soát dịch bệnh trước ngày 15/9 để sau đó mở cửa dần nền kinh tế.
"Để có thể sớm nới lỏng giãn cách, phục hồi kinh tế, TP Hồ Chí Minh sẽ tập trung quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch. Bởi có phòng, chống dịch hiệu quả mới có thể phục hồi kinh tế. Việc nới lỏng, mở cửa phục hồi kinh tế phụ thuộc nhiều vào kết quả phòng, chống dịch và việc phục hồi nền kinh tế chỉ có thể thực hiện sớm, mở rộng nhanh khi tình hình cải thiện tốt", ông Phan Văn Mãi nói.
Niềm vui ở huyện 'vùng xanh' của Bình Dương Sau hơn 2 tháng nỗ lực chống dịch, đến nay, các huyện phía Bắc của tỉnh Bình Dương đã là "vùng xanh". Niềm vui càng được nhân lên khi ngày 6/9, Bắc Tân Uyên được công bố là "huyện xanh", trở về trạng thái bình thường mới. Người dân nơi đây sắp được cấp "thẻ xanh" để đi làm. Đây là địa phương...