Sáng 13/7 Việt Nam không có ca mắc COVID-19
6h ngày 13/7, Việt Nam bước sang ngày thứ 88 liên tiếp không có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, cả nước có 372 trường hợp nhiễm virus corona.
Theo Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, hiện có 11.256 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly.
Trong đó, 25 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 10.816 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 415 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú. Việt Nam có tổng cộng 232 ca nhiễm COVID-19 được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
Tiểu ban Điều trị – Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, đến thời điểm này có 350/372 bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh chiếm 94,1%.
Trong đó, có 1 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính 1 lần, 3 bệnh nhân âm tính 2 lần trở lên với nCoV. Cả nước hiện chỉ còn 18 bệnh nhân dương tính với virus corona.
Video: WHO phớt lờ đường lây nhiễm qua bụi khí của COVID-19
Lịch sử truy tìm đường lây nhiễm của người bệnh
Ý tưởng về khoanh vùng các ca nghi nhiễm để xét nghiệm và cách ly kịp thời đã manh nha hình thành kể từ thế kỷ 16.
Truy tìm hành trình của bệnh nhân là phương pháp được nhiều nước như Hàn Quốc, Australia, Đức và cả Việt Nam sử dụng hiệu quả, giúp khống chế sự lây lan của Covid-19. Bằng mạng lưới viễn thông và các thiết bị hiện đại, nhân viên y tế đã xác định những trường hợp tiếp xúc gần (F1, F2), kịp thời xét nghiệm và cách ly nếu cần thiết.
Bỏ qua công nghệ tiên tiến, việc lần theo đường đi của người bệnh để khống chế đại dịch đã tồn tại từ rất lâu. Trong cuốn sách Sốt vàng da ở phía Bắc, xuất bản năm 1987, tác giả William Coleman chỉ ra rằng phương pháp này xuất hiện vào thế kỷ 19.
Năm 1840, các bác sĩ Pháp đã tập trung vào việc tìm ra ca sốt vàng đầu tiên - mà giờ đây thường được gọi là "bệnh nhân số 0". Cuối thế kỷ, họ bắt đầu đặc biệt chú ý đến các trường hợp lây bệnh từ người trong gia đình.
Tuy nhiên, các ý tưởng sơ khai về phương pháp này thậm chí hình thành sớm hơn nhiều.
Lễ diễu hành Bác sĩ Dịch hạch hàng năm tại Italy để tưởng niệm thời kỳ Cái Chết Đen. Ảnh: AFP
Từ đầu thế kỷ 16, khi dịch giang mai hoành hành, các bác sĩ, bao gồm nhà giải phẫu học nổi tiếng Gabriele Falloppio, Đại học Padua, đã tìm hiểu nguồn gốc của căn bệnh, với cách tiếp cận mới mẻ. Thay vì chỉ dựa vào thông tin giới chức y tế Ả Rập cổ đại ban bố, ông và các đồng nghiệp đã chuyển hướng sang những sự kiện lịch sử đương đại, điển hình là chuyến thám hiểm của Christopher Columbus.
Bằng nhiều nghiên cứu, họ chỉ ra rằng Columbus và các thủy thủ đoàn là những người mang mầm bệnh giang mai về châu Âu. Thông qua đó, các nhà khoa học theo dõi sự tiến triển của căn bệnh ở châu Mỹ cũng như bệnh viện tại Barcelona, Tây Ban Nha.
Giang mai lan rộng giữa những binh sĩ được vua Ferdinand II, người đứng đầu cộng đồng tự trị Aragon tuyển mộ, càng trầm trọng hơn sau cuộc xâm lược của vua Pháp, Charles VIII, vào Italy mùa đông năm 1495. Đây được coi là "cụm siêu lây nhiễm" đã khiến đại dịch bùng phát mạnh mẽ. Đến những năm 1530, căn bệnh tiếp lục lan sang Đông Âu.
Sự phát triển nhanh chóng của bệnh giang mai đã mở rộng quan niệm của y bác sĩ thời bấy giờ về quá trình truyền nhiễm, cũng như vai trò của người mang mầm bệnh.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia khác cho rằng ví dụ rõ ràng về việc truy tìm đường lây của bệnh nhân là khi dịch hạch hoành hành. Người đặt nền móng là Andrea Gratiolo, một bác sĩ địa phương.
Phương pháp được ông sử dụng trong đợt bùng phát năm 1576, khi đang chữa bệnh tại miền bắc Italy, gần giống với cách làm ngày nay.
Gratiolo không theo dõi sự lây lan của dịch hạch nói chung, mà cố gắng phản bác giả thuyết rằng nó bắt nguồn từ một người phụ nữ thành phố Trento. Ông lưu ý bệnh nhân này đã lên một chiếc thuyền nhỏ với 18 người, chật chội đến mức phải ngủ chồng lên nhau.
Các trạm xét nghiệm lưu động bên ngoài Nhà thờ Nuestra Senora De Las Aguas, Columbia, ngày 10/6. Ảnh: Reuters
Trong nghiên cứu về bệnh dịch hạch công bố vào cuối năm, bác sĩ Gratiolo lập luận rằng hành khách trên thuyền và toàn bộ gia đình người phụ nữ đều không nhiễm bệnh. Ông cũng đưa ra bằng chứng cho thấy những người tiếp xúc gần với bệnh nhân không lây dịch hạch. Nghiên cứu lật tẩy tin đồn rằng "một cá nhân phải chịu trách nhiệm cho bệnh dịch của toàn thành phố".
Quan điểm của ông, dù đi ngược các lý thuyết thịnh hành thời bấy giờ, vẫn nhận được sự đồng tình của nhiều đồng nghiệp. Gratiolo thậm chí đặt nghi vấn về các lập luận lâu đời, một số tồn tại đến tận thế kỷ 19, cho rằng "dịch hạch là hình phạt Chúa giáng xuống mọi tội lỗi của con người".
Để hạn chế sự lây lan của bệnh tật, ông cho rằng bác sĩ nên tập trung vào nguồn gốc tự nhiên, thay vì lý thuyết thần học.
Vào thế kỷ 16, phương pháp theo dõi đường đi của bệnh nhân và khoanh vùng đối tượng tiếp xúc dường như phổ biến ở toàn châu Âu, vượt xa các tài liệu mà những nhà sử học y khoa để lại. Ví dụ, một cuốn sách biên soạn năm 1500 đến 1700 của Đức đã liệt kê các câu hỏi dành cho bệnh nhân điều trị tại tất cả bệnh viện trong thành phố Nuremberg. Họ cần cho biết thời gian, địa điểm đã di chuyển cũng như người từng tiếp xúc.
Bệnh nhân về từ Campuchia khỏi Covid-19 "Bệnh nhân 315", nhập cảnh trái phép qua đường mòn từ Campuchia về nước, hôm nay được tuyên bố khỏi bệnh. Tây Ninh sạch bóng nCoV. Người này là nam 39 tuổi, từ Campuchia về nước qua đường mòn ngày 2/5, không qua khai báo y tế. Hôm sau, bệnh nhân được đưa đi cách ly tập trung ở tỉnh Tây Ninh. Ngày...