Sáng 12/3: Trung bình số ca COVID-19 mới tuần qua là 153.998 F0/ngày, tỷ lệ tử vong giảm
Bộ Y tế cho biết đến nay hơn 2,98 triệu người mắc COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi bệnh; Trung bình số ca COVID-19 mới tuần qua là 153.998 ca/ngày nhưng tỷ lệ tử vong giảm, luôn giữ được mức dưới 100 ca/ngày (trung bình trong tuần là 83 ca/ngày).
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 5.448.935 ca mắc COVID-19, đứng thứ 20/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 130/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 55.161 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 5.441.358 ca, trong đó có 2.980.405 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (563.711), Hà Nội (553.422), Bình Dương (333.504), Bắc Ninh (212.056), Nghệ An (194.263).
Trung bình số ca COVID-19 mới tuần qua là 153.998 ca/ngày nhưng tỷ lệ tử vong giảm, luôn giữ được mức dưới 100 ca/ngày (trung bình trong tuần là 83 ca/ngày)…
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 153.998 ca/ngày.
Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.983.222 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.990 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.105 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 440 ca; Thở máy không xâm lấn: 125 ca; Thở máy xâm lấn: 317 ca; ECMO: 3 ca
Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 83 ca.
Video đang HOT
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.228 ca, chiếm tỷ lệ 0,8% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 35.139.562 mẫu tương đương 81.001.418 lượt người, tăng 64.259 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 199.277.592 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 182.233.131 liều: Mũi 1 là 70.892.510 liều; Mũi 2 là 67.757.474 liều; Mũi 3 là 1.492.885 liều; Mũi bổ sung là 14.413.543 liều; Mũi nhắc lại là 27.676.719 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.044.461 liều: Mũi 1 là 8.748.035 liều; Mũi 2 là 8.296.426 liều.
43 tỉnh, thành phố có số ca mắc mới COVID-19 từ 1.000 đến gần 32.000
Theo thống kê của Bộ Y tế ngày 11/3 cả nước có 43 tỉnh, thành phố có số ca mắc mới COVID-19 từ 1.000 đến gần 32.000, trong đó Hà Nội tiếp tục cao nhất với 31.899 ca; thứ hai là Nghệ An với 11.057 ca; Phú Thọ đứng thứ 3 với 6.352 ca; Bắc Ninh thứ tư với 6.346 ca và Bình Dương thứ 5 với 5.574 ca;
Tiếp sau đó là các tỉnh, thành: Sơn La (4.728), Hưng Yên (4.324), Lạng Sơn (4.291), Hòa Bình (4.281), Hải Dương (4.035), Cà Mau (3.859), Tuyên Quang (3.838), Nam Định (3.494), Quảng Trị (3.462), Lào Cai (3.309), Hải Phòng (3.297), Đắk Lắk (3.218), TP. Hồ Chí Minh (3.040), Bắc Giang (2.997), Quảng Ninh (2.919), Vĩnh Phúc (2.862), Bình Định (2.826), Thái Nguyên (2.724), Thái Bình (2.719), Điện Biên (2.709), Quảng Bình (2.708), Ninh Bình (2.569), Bình Phước (2.425), Lai Châu (2.419), Cao Bằng (2.386), Hà Nam (2.337), Bến Tre (2.090), Yên Bái (2.042), Khánh Hòa (1.693), Đà Nẵng (1.683), Đắk Nông (1.676), Phú Yên (1.586), Lâm Đồng (1.511), Tây Ninh (1.331), Thanh Hóa (1.292), Bắc Kạn (1.275), Vĩnh Long (1.098), Bà Rịa – Vũng Tàu (1.096).
Thống kê hàng ngày của Bộ Y tế cho thấy số mắc mới trong 1 tháng gần đây liên tục tăng cao: Ngày 11/3 trên 169.100 ca COVID-19; ngày 10/3 trên 160.600 ca COVID-19; ngày 9/3 trên 164.500 ca COVID-19; ngày 8/3 là trên 162.400 ca COVID-19. Trong khi đó số tử vong luôn giữ được mức dưới 100 ca/ngày (trung bình trong tuần là 83 ca/ngày).
Riêng ngày 11/3 số mắc mới là 169.114 ca, cao nhất từ trước đến nay, nhưng số tử vong giảm xuống mức thấp nhất trong 1 tháng qua và xuống gần mức tháng 10-2021, thời điểm mới kết thúc giãn cách xã hội kéo dài và số mắc mới giảm sâu.
Bộ Y tế cũng cho biết tỉ lệ tử vong/tổng số mắc đã giảm dần và hiện giảm xuống còn 0,8%, trong khi cao điểm nhất tỉ lệ này lên đến trên 2,2%. Tại TP HCM, địa phương có số mắc và tử vong cao nhất nước cho đến nay, tỉ lệ tử vong/số mắc đã giảm xuống mức 3,8%, trong khi giai đoạn cao điểm tỉ lệ này là trên 4%.
Bộ Y tế cho biết đang tiếp tục nâng cao năng lực thu dung, điều trị; giảm tối đa các trường hợp tử vong; chủ động, sẵn sàng các các biện pháp phòng, chống dịch theo diễn biến dịch bệnh trên địa bàn nhằm phát hiện sớm, điều trị sớm, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển biến nặng, tử vong; tăng cường theo dõi, giám sát sức khỏe người nhiễm virus để kịp thời liên hệ với cơ sở y tế ngay khi có nhu cầu.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch mới đây, lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định: Hệ thống y tế vẫn đang trụ vững, tăng cường năng lực hồi sức và điều trị các ca nặng. Bộ Y tế đang tiến hành từng bước, hướng tới điều trị COVID-19 như điều trị bệnh nhân thông thường.
Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 1,6 triệu ca mắc COVID-19 và trên 5.100 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã vượt 454,7 triệu ca, trong đó trên 6,05 triệu ca tử vong.
Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Hàn Quốc (282.987 ca), Đức (245.342 ca) và Anh (72.828 ca).
Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Mỹ (777 ca), Nga (674 ca) và Brazil (409 ca).
Tính từ đầu đại dịch, Mỹ là quốc gia có tổng số ca mắc nhiều nhất thế giới với trên 81,1 triệu ca mắc COVID-19 và trên 992.000 ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với trên 42,9 triệu ca mắc và trên 515.000 ca tử vong. Đứng thứ ba là Brazil với trên 29,3 triệu ca mắc và trên 654.000 ca tử vong
Ông Phan Văn Mãi: 'Chỉ có đổi mới sáng tạo mới nhanh chóng phục hồi kinh tế'
Đó là chia sẻ của ông Phan Văn Mãi, chủ tịch UBND TP.HCM, trong lễ trao giải Giải thưởng Sáng tạo TP.HCM lần thứ 2 diễn ra tối 30-12.
Sự kiện còn có sự tham dự của Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân.
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao giải thưởng cho các công trình thuộc lĩnh vực phát triển kinh tế - Ảnh: TRỌNG NHÂN
Giải thưởng Sáng tạo TP.HCM lần thứ 2 được UBND TP.HCM phát động vào cuối tháng 9-2020. Tổng cộng có 195 hồ sơ đăng ký trên 7 lĩnh vực, bao gồm Phát triển kinh tế, Quốc phòng - an ninh, Quản lý nhà nước, Truyền thông, Văn học - nghệ thuật, Khoa học kỹ thuật, Khởi nghiệp sáng tạo.
Phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi cho rằng sự năng động sáng tạo sẽ là chìa khóa để TP đi lên và bứt phá sau dịch bệnh. Ông nhấn mạnh tiềm năng sáng tạo của TP còn rất lớn và TP cần khai thác nhiều hơn, tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn nữa giá trị này.
"Chỉ có đổi mới sáng tạo, chúng ta mới không bị tụt hậu. Chỉ có đổi mới sáng tạo, chúng ta mới nhanh chóng phục hồi kinh tế. TP sẽ tiếp tục nghiên cứu, tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi để đổi mới sáng tạo trở thành xu thế tất yếu của xã hội trong điều kiện bình thường mới và cả trong tương lai", ông Mãi nói.
Ông Mãi cũng yêu cầu các ngành, đơn vị cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế nghiên cứu, các chính sách đột phá về khoa học công nghệ.
Trong đó, cần chú trọng nghiên cứu các đề tài khoa học, giải pháp công nghệ trong các ngành, lĩnh vực then chốt như tài nguyên môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nông nghiệp công nghệ cao, chế biến nông sản, năng lượng sạch, vật liệu mới, đặc biệt là các giải pháp phòng chống COVID-19.
Ông Phan Văn Mãi trao giải nhất lĩnh vực Quốc phòng - an ninh - Ảnh: TRỌNG NHÂN
Giải thưởng Sáng tạo TP.HCM lần thứ 2 có 4 giải nhất, bao gồm:
- Giải nhất lĩnh vực Quốc phòng - an ninh thuộc về công trình "Xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần khu vực phòng thủ TP.HCM". Nghiên cứu đã đề xuất luận cứ khoa học để Thành ủy TP.HCM lãnh đạo, chỉ đạo về xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần phòng thủ TP trong thời kỳ mới.
- Giải nhất lĩnh vực Truyền thông thuộc về công trình "Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành hỗ trợ sàng lọc nguy cơ, tư vấn chăm sóc y tế cho bệnh nhân bị nhiễm COVID-19 tại nhà". Mạng lưới đã ứng dụng công nghệ và điều phối nguồn lực cộng đồng để tư vấn, hướng dẫn và chia sẻ với người mắc COVID-19 với sự tham gia của hơn 10.028 lượt thầy thuốc và tình nguyện viên.
- Giải nhất lĩnh vực Phát triển kinh tế được trao cho " Be Group - Hệ sinh thái mở, khởi nguồn cho phát triển khởi nghiệp sáng tạo make in Viet Nam". Ứng dụng đạt trên 10 triệu lượt tải trên kho ứng dụng Google Play và App Store, tiếp nhận trung bình 350.000 yêu cầu gọi xe mỗi ngày.
- Giải nhất lĩnh vực Văn học - nghệ thuật thuộc về tác phẩm Xiếc Tre "À Ố Show". "À Ố Show" đã có hơn 1.250 suất diễn tại Việt Nam, phục vụ hơn 300.000 khán giả trong nước và ngoài nước.
Phát động Giải thưởng Sáng tạo TP.HCM lần thứ 3 (2022) - Ảnh: TRỌNG NHÂN
Chương trình chào năm mới ở TP.HCM làm nhỏ gọn, không mời khán giả Ngày 30-12, Văn phòng UBND TP.HCM có thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức về công tác tổ chức chương trình đếm ngược đón năm mới 2022. Chương trình đếm ngược chào năm mới không mời khán giả, người dân không tụ tập - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG Theo đó, Phó chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức...