Sản xuất vụ đông ở Hà Nội: Tạo đột phá để tăng giá trị
Trong bối cảnh kinh tế – xã hội bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, vụ đông năm 2021 có ý nghĩa rất quan trọng, vừa bảo đảm lương thực thực phẩm dịp cuối năm, tạo việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn, vừa góp phần vào tăng trưởng của ngành Nông nghiệp Thủ đô…
Nhằm tạo đột phá mới, nhiều địa phương đã điều chỉnh kế hoạch sản xuất vụ đông theo hướng tăng diện tích cây trồng so với kế hoạch ban đầu và triển khai nhiều chính sách hỗ trợ các hợp tác xã, hộ sản xuất để mang lại giá trị, thu nhập cao.
Nông dân xã Tráng Việt (huyện Mê Linh) sản xuất rau vụ đông (ảnh chụp ngày 4-10). Ảnh: Hoàng Văn
Bám sát khung thời vụ
Nam Phương Tiến là một trong những xã trọng điểm phát triển cây vụ đông của huyện Chương Mỹ. Năm nay, xã phấn đấu gieo trồng 250ha cây vụ đông các loại, với giá trị ước đạt hơn 18 tỷ đồng. “Mấy ngày qua trên địa bàn xảy ra nhiều trận mưa lớn làm chậm tiến độ 1 tuần so với kế hoạch nên ngay khi thời tiết thuận lợi, địa phương đang đẩy nhanh tiến độ xuống giống, nhất là các loại cây như ngô, đậu tương, lạc…”. Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Nam Phương Tiến Lê Văn Lanh chia sẻ với phóng viên Báo Hànộimới.
Video đang HOT
Còn Giám đốc Hợp tác xã rau Tiền Lệ huyện Hoài Đức Nguyễn Văn Hào cho biết, vụ đông này, hợp tác xã sản xuất khoảng 70ha. Tuy nhiên giá vật tư nông nghiệp đang ở mức cao, giá phân bón tăng 30%-40% so với đầu năm và cùng kỳ năm trước… Do đó địa phương đang khuyến khích các hợp tác xã, nông dân áp dụng các mô hình sản xuất hữu cơ, VietGAP, hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất trên đồng ruộng.
Dù bị ảnh hưởng thời tiết mưa lớn đầu vụ, nhưng huyện Thường Tín đang tập trung nguồn lực, quyết tâm trồng đạt và vượt 1.500ha cây vụ đông. Theo Trạm trưởng Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Thường Tín Nguyễn Thị Chiêu, xác định thị trường tiêu thụ đang có những biến động thất thường, vụ đông năm nay, huyện chủ động tăng diện tích các loại nông sản dễ vận chuyển và bảo quản được lâu.
Thời vụ gieo trồng vụ đông thường dài hơn các vụ khác (kéo dài từ tháng 9 đến ngày 15-11). Vụ đông năm nay, Hà Nội tăng diện tích các loại cây có thị trường mở như: Ngô, đậu… vừa làm thực phẩm, vừa làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội Nguyễn Mạnh Phương thông tin: Đến thời điểm này, hầu hết địa phương vùng ngoại thành đều bám sát khung thời vụ, điều chỉnh kế hoạch sản xuất vụ đông theo hướng tăng diện tích và chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng đáp ứng nhu cầu thị trường, đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất…
Tăng cường hỗ trợ sản xuất
Sản xuất rau vụ đông tại xã Nam Hồng (huyện Đông Anh).
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh, một trong những khó khăn đối với sản xuất vụ đông của Hà Nội và các địa phương là thời tiết diễn biến khó lường, giá vật tư, nguyên liệu sản xuất tăng cao, tiêu thụ sản phẩm còn khó khăn trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Do đó, cùng với các biện pháp hỗ trợ để tổ chức sản xuất hiệu quả, Hà Nội cần đa dạng các kênh phân phối sản phẩm, hỗ trợ dịch vụ mua, bán nông sản và lưu thông sản phẩm.
Bảo đảm cho thắng lợi vụ đông, các huyện, thị xã đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất. Phó Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa Ngô Tiến Hoàng cho biết, vụ đông 2021 huyện gieo trồng khoảng 800ha cây các loại. Cùng với phương châm “2 sớm 4 sát” (xây dựng đề án sớm, triển khai sớm; cơ cấu cây trồng sát với điều kiện tự nhiên, thời vụ sát với thủy văn, sản phẩm sát với thị trường, chỉ đạo sát cơ sở), Ứng Hòa hỗ trợ 50% giống khoai tây, 50% phân hữu cơ cho các mô hình trồng rau, khoai tây trên địa bàn với kinh phí hơn 2 tỷ đồng.
Sóc Sơn là huyện có diện tích cây vụ đông lớn của thành phố với hơn 3.000ha, Phó Chủ tịch UBND huyện Đỗ Minh Tuấn cho hay: Ngoài việc hỗ trợ 50% giống, vật tư nông nghiệp cho các địa phương triển khai vụ đông trên đất 2 lúa, các mô hình cây vụ đông giá trị cao, Sóc Sơn còn xây dựng cơ chế hỗ trợ về kho lạnh, bảo quản sau thu hoạch cho cây vụ đông để bảo đảm tiêu thụ sản phẩm thuận lợi.
Theo Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương, để hỗ trợ các địa phương tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm vụ đông, cùng với việc đa dạng hóa nội dung của diễn đàn khuyến nông, đơn vị sẽ phối hợp với Trung tâm Khuyến nông quốc gia hỗ trợ các mô hình cây vụ đông mới trên địa bàn thành phố…
Còn Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết: Hà Nội hỗ trợ phát triển sản xuất cây màu vụ đông (nguồn giống, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí làm đất) theo hướng sản xuất hàng hóa với kinh phí 76,825 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố. Thời gian tới, ngành Nông nghiệp thành phố sẽ kiểm tra, đánh giá các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp, bảo đảm cung cấp đầy đủ nguồn giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; kiên quyết xử lý các hoạt động kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, trái quy định pháp luật.
Việc triển khai đồng bộ giải pháp cũng như sự vào cuộc quyết liệt của các địa phương, sẽ tạo điều kiện để vụ đông 2021 của Hà Nội đạt hiệu quả cao ở cả 3 tiêu chí: Năng suất, chất lượng, giá thành sản phẩm.
Mới có 14 đơn vị đăng ký đào tại lại, nâng cao kỹ năng nghề cho lao động
Tối ngày 17/9, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam thông tin về kết quả triển khai Nghị quyết số 68 của Chính phủ và Quyết định số 23 của Thủ tướng Chính phủ về các chính sách hỗ trợ tới người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) của ngành BHXH Việt Nam.
Theo đó, mới có 14 đơn vị đăng ký đào tạo lại nghề cho 1.293 lao động.
Đào tạo kỹ năng nghề để thích ứng với thị trường lao động. Ảnh: TTXVN (ảnh chụp trước năm 2020)
Cụ thể, tính đến hết ngày 17/9/2021, BHXH các tỉnh tiếp nhận hồ sơ và giải quyết cho 552 đơn vị với 97.840 lao động tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất với số tiền 674 tỷ đồng tại 51/63 tỉnh, thành phố.
BHXH cũng xác nhận danh sách cho 1.212.780 lao động của 38.242 đơn vị sử dụng lao động để hưởng các chính sách hỗ trợ tại 62/63 tỉnh, thành phố. Trong đó gồm 945.559 lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương của 35.045 đơn vị; 152.817 lao động ngừng việc để nhận hỗ trợ 1 triệu đồng/người của 2.136 đơn vị; 53.745 lao động ngừng việc do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 của 690 đơn vị, được NSDLĐ vay vốn trả lương ngừng việc; 37.777 NLĐ được NSDLĐ đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất (đối với NSDLĐ phải tạm dừng hoạt động) của 197 đơn vị; 21.589 NLĐ được NSDLĐ đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất (đối với NSDLĐ hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng) của 160 đơn vị.
Đáng chú ý, BHXH cũng xác nhận cho 1.293 lao động được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm của 14 đơn vị. Lý do các đơn vị vẫn chưa đăng ký cho lao động đi đào tào lại, nâng cao kỹ năng để chuyển đổi ngành nghề, doanh nghiệp cơ cấu lại sản xuất do ảnh hưởng của dịch COVID-19 vì một số địa phương đang thực hiện giãn cách, các đơn vị vẫn cho nhân viên làm việc từ xa hoặc nghỉ việc luân phiên...
Bà Rịa- Vũng Tàu cam kết đồng hành, ủng hộ cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn Lãnh đạo tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cam kết sẽ luôn đồng hành, ủng hộ, cùng với doanh nghiệp hành động để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nút thắt về cơ chế, chính sách; giải quyết nhanh chóng thủ tục hưởng các chính sách hỗ trợ, kích thích kinh tế của Chính phủ; tăng cường cải cách hành chính; công khai,...