Sản xuất theo chuỗi, thực phẩm an toàn hơn
Với sự vào cuộc đồng bộ của các sở, ngành, vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn TP.Hà Nội đã đạt được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm ATTP vẫn diễn ra thường xuyên và ngày càng phức tạp, đòi hỏi sự vào cuộc của chính quyền địa phương phải quyết liệt hơn.
Sự vào cuộc đồng bộ
Sau 1 năm triển khai Kế hoạch 119 ngày 1.6.2017 của UBND TP.Hà Nội về khắc phục hạn chế yếu kém, đổi mới, nâng cao hiệu quả ATTP trên địa bàn thành phố, Sở Công Thương Hà Nội đã tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án “Quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành”.
Hà Nội đã xây dựng được 80 chuỗi liên kết sản xuất, trong đó có gà đồi Ba Vì. Ảnh: Thu Hà
“Quản lý ATTP quan trọng nhất là thay đổi tư duy người tiêu dùng. Cùng với đó là công tác phối hợp, do đó cần xây dựng các kế hoạch cụ thể. Đặc biệt nhấn mạnh vai trò của chính quyền địa phương”.
Ông Tạ Văn Tường – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội
Hiện tại, UBND các quận đã cấp biển nhận diện cho 712/712 cửa hàng đạt yêu cầu của đề án, chiếm 85,7% tổng số cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn 12 quận. Cùng với đó, Sở Công Thương Hà Nội đã kết nối, hướng dẫn các cơ sở sản xuất thực phẩm đưa vào hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại tạo thành chuỗi khép kín từ sản xuất đến tiêu dùng, Hà Nội đang có 48 chuỗi tiêu thụ rau an toàn theo liên kết dọc.
Video đang HOT
Sở NNPTNT Hà Nội đã triển khai xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, qua đó hình thành 80 chuỗi liên kết ATTP từ sản xuất đến thụ sản phẩm. Xây dựng được 5 nhãn hiệu tập thể (gà đồi Ba Vì, gà đồi Sóc Sơn, gà mía Tây Sơn, vịt Vân Đình, trứng Liên Châu), và 13 nhãn hiệu hàng hóa, trong đó có 1 nhãn hiệu được chứng nhận. Thực tế cho thấy, việc sản xuất theo chuỗi là một giải pháp quản lý ATTP hiệu quả, đảm bảo chất lượng nông sản cũng như quyền lợi của các bên.
Trên lĩnh vực y tế, Sở Y tế đã kiểm tra ATTP các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, bếp ăn tập thể với 961 lượt, phát hiện 162 cơ sở vi phạm. Xét nghiệm nhanh trên 5 xe kiểm nghiệm ATTP chuyên dùng, lưu động trong các đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành, chuyên ngành với 1.624 mẫu/1.709 mẫu xét nghiệm (95%). Về công tác giám sát, xét nghiệm, cảnh báo nguy cơ về ATTP, Sở Y tế đã lấy 1.258 mẫu thực phẩm làm xét nghiệm chỉ tiêu lý hóa và vi sinh tại Labo xét nghiệm, đạt 1.090 mẫu (86,6%)…
Đánh giá kết quả sau 1 năm triển khai, ông Trần Ngọc Tụ – Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cho hay: “Sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan quản lý về ATTP, cùng công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, liên ngành được tăng cường, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm đã tạo sự chuyển biến tích cực”.
Nhấn mạnh vai trò của chính quyền địa phương
Bên cạnh kết quả đạt được, ông Trần Ngọc Tụ cho hay, công tác ATTP trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều khó khăn. Nguyên nhân do một số văn bản chưa đồng nhất, việc triển khai thực hiện ký cam kết ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không có giấy phép kinh doanh tuyến xã quản lý gặp nhiều khó khăn do đa số chưa đáp ứng được các tiêu chí ATTP. Còn một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng còn dễ dàng trong việc lựa chọn thực phẩm…
Liên quan đến vấn để kiểm tra, xử lý ATTP, ông Nguyễn Đắc Lộc – Chi cục phó Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho hay, đối với lực lượng quản lý thị trường, văn bản chỉ đạo là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, hiện còn những bất cập gây khó khăn trong việc thực thi. Cụ thể, trong Nghị định 185/2013 (quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng) có đưa ra hình thức xử lý là tịch thu, tiêu hủy các sản phẩm hết hạn sử dụng. Tuy nhiên, tại Nghị định 119/2017 (quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa) cũng có phần xử lý hàng hóa hết hạn sử dụng, nhưng lại không quy định về tịch thu, tiêu hủy.
Một vấn đề nữa được ông Lộc đề cập là số lượng xe kiểm nghiệm nhanh có 5 xe, trong đó lực lượng quản lý thị trường có 2 xe, đây là con số quá ít vì kiểm tra ATTP là công việc hàng ngày. Do đó, ông Lộc cũng kiến nghị cần tăng cường xe kiểm nghiệm nhanh để có thể kịp thời đáp ứng công việc kiểm tra xử lý, nâng cao trong công tác quản lý và kiểm tra ATTP.
Vấn đề ATTP có mặt tất cả mọi ngõ ngách, đáng chú ý, 50-60% thực phẩm được bày bán ở các chợ dân sinh, tiềm ẩn nguy cơ mất nguy cơ ATTP rất cao. Do đó, theo các chuyên gia, sự vào cuộc của chính quyền địa phương là hết sức quan trọng.
Theo Danviet
Cảnh báo thực phẩm bẩn với 3 cấp độ
Một năm qua TP. Hà Nội tiến hành 154.000 cuộc thanh tra về ATTP, phạt hành chính hàng chục tỷ đồng.
Đó là thông tin được Ban Chỉ đạo công tác ATTP đưa ra vào sáng ngày 26/9/2018, tại Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện kế hoạch của UBND TP. Hà Nội về việc khắc phục hạn chế, yếu kém; đổi mới, nâng cao hiệu quả của công tác ATTP trên địa bàn và triển khai mô hình hệ thống cảnh báo nhanh về ATTP giai đoạn 2018-2020.
Báo cáo tại hội nghị, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong 1 năm triển khai kế hoạch, đơn vị đã tiến hành kiểm tra ATTP 961 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, bếp ăn tập thể, phát hiện 162 cơ sở vi phạm; xét nghiệm nhanh trên 5 xe kiểm nghiệm ATTP chuyên dùng, lưu động trong các đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành, chuyên ngành; kết quả, số mẫu đạt 1.624 mẫu/1.709 mẫu xét nghiệm, đạt 95%.
Sở Công thương Hà Nội tiến hành kiểm tra tại 43 doanh nghiệp; xử phạt 11 doanh nghiệp với số tiền 54.700.000 đồng; Chi Cục Quản lý thị trường kiểm tra, xử lý 1.113 vụ, phạt hành chính 5.334.325 triệu đồng, buộc thiêu hủy hàng hóa vi phạm. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thanh kiểm tra 414 cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm, thủy sản, phát hiện 120 cơ sở vi phạm...
Cơ quan chức năng TP. Hà Nội kiểm tra ATTP tại một cơ sở giết mổ.
Bên cạnh đó, công tác truyền thông về ATTP cũng được đẩy mạnh. Cơ quan quản lý đã chủ động phối hợp và huy động các cơ quan thông tin truyền thông xây dựng chuyên trang chuyên mục, đăng tin, bài, phóng sự về công tác ATTP.
Đặc biệt, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng chiến dịch truyền thông "Người Hà Nội không sản xuất, phân phối, tiêu thụ, tẩy chay, tố giác cơ sở sản xuất, tiêu thụ thực phẩm không an toàn". Đăng tải trên website ngành về các cơ sở thực phẩm đảm bảo cũng như các cơ sở chưa đảm bảo vệ sinh ATTP...
Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội Trần Ngọc Tụ cho biết, việc triển khai quản lý ATTP trên địa bàn TP. Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn. Bộ máy tổ chức, cán bộ làm công tác ATTP còn thiếu và yếu.
Bên canh đo, viêc triên khai thưc hiên ky cam kêt ATTP đôi vơi cac cơ sơ san xuât kinh doanh thưc phâm nho le không co giây phep kinh doanh tuyên xa quan ly găp nhiêu kho khăn do đa sô chưa đap ưng đươc cac tiêu chi ATTP vê môi trương, nguôn gôc thưc phâm, trang thiêt bi dung cu, yêu tô con ngươi...
Đăc biêt, trong khi môt bô phân chu cơ sơ thưc phâm con chưa co y thưc vê sưc khoe công đông, chay theo lơi ich trươc măt thi không it ngươi tiêu dung lai dê dai trong lưa chon thưc phâm.
"Hoat đông giêt mô gia suc, gia câm nho le, không đam bao ATTP, viêc tăng sư dung hoa chât trong san xuât thưc phâm, kho khăn trong kiêm soat ATTP vơi thưc phâm nhâp khâu...la nhưc vân đê gây "đau đâu" cho nhưng nha quan ly hiên nay" - ông Trân Ngoc Tu chia se.
Trao đổi tại hội nghị, các Sở Công thương Hà Nội và Sở NN&PTNT cùng các quận, huyện đã đưa ra một số vấn đề liên quan đến công tác ATTP như: Xây dựng truy xuất nguồn gốc thực phẩm; xây dựng kế hoạch chuyên đề kiểm tra, kiểm soát thị trường đối với thực phẩm lưu thông; vai trò của chính quyền địa phương trong chỉ đạo, xây dựng mô hình điểm, kiểm tra, kiểm soát ATTP dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập trung trên địa bàn...
Cũng tại hội nghị, Ban Chỉ đạo công tác ATTP đã công bố triển khai mô hình hệ thống cảnh báo nhanh về ATTP giai đoạn 2018-2020 với 3 cấp độ: thành phố, quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn. Các điểm cảnh báo ATTP sẽ tiếp nhận, xử lý thông tin, đưa ra biện pháp quản lý cảnh báo về ATTP trên địa bàn thành phố, từ đó đưa ra các biện pháp cảnh báo cho cộng đồng.
Mục tiêu chung của kế hoạch là xây dựng hệ thống cảnh báo nhanh về ATTP đủ năng lực đáp ứng việc xử lý nhanh các thông tin, sự cố về ATTP nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo ATTP và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Tân Hưng
Theo baodatviet
5 năm tái cơ cấu nông nghiệp Hà Nội: Nhiều mô hình thu nhập tiền tỷ Sau 5 năm thực hiện đề án tái cơ cấu (2013 - 2017), ngành nông nghiệp của Hà Nội liên tục đạt mức tăng trưởng khá; giá trị gia tăng bình quân 2,23% cho cả giai đoạn. TP.Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2020, thu nhập bình quân dân cư nông thôn đạt 49 triệu đồng/người/năm. Vừa qua, UBND TP.Hà Nội đã...