Sản xuất thành công chất đồng vị giúp tiêu diệt gần 80% tế bào ung thư phổi
Viện Nghiên cứu Năng lượng Nguyên tử Hàn Quốc (KAERI) vừa sản xuất thành công một đồng vị phóng xạ y tế ( Cu-67) có thể dùng trong chẩn đoán và điều trị ung thư.
Theo thông tin trên tờ Korean Times, Cu-67 là đồng vị phóng xạ giải phóng cùng lúc tia gramma chẩn đoán ung thư cùng với tia beta điều trị ung thư. Chất này vốn được xem là đồng vị phóng xạ thế hệ tiếp theo trong điều trị ung thư bởi nó có thể cùng lúc chẩn đoán và điều trị, đồng thời có thời gian tiêu tan nhanh hơn hay nói cách là có chu kỳ nửa phân rã ngắn hơn các đồng vị khác.
Khi Cu-67 được tiêm cùng với kháng thể đơn dòng vào cơ thể bệnh nhân ung thư, chất đồng vị này giúp các kháng thể phá hủy tế bào ung thư. KAERI cho hay Cu-67 có thể tiêu diệt thành công gần 80% tế bào ung thư phổi trong các thí nghiệm tế bào. Được biết, KAERI đã sử dụng máy gia tốc RFT-30, một thiết bị được dùng trong phát triển đồng vị phóng xạ y tế và nghiên cứu khoa học cơ bản sử dụng chùm tia proton, để sản xuất Cu-67. Chất đồng vị này sẽ được cung cấp cho các cơ quan y tế địa phương từ nửa cuối năm 2020.
“Quét PET (chụp position cắt lớp) được sử dụng rộng rãi để chẩn đoán ung thư, song những kháng thể hay pép-tít chứa Cu-67 có thể tiến hành cả việc quét và trị liệu. Cu-67 cũng có chu kỳ nửa phân rã tương đối ngắn là 2,6 ngày, đồng nghĩa với việc nó ít nguy hơn nên nó được xem là đồng vị phóng vị thế hệ tiếp theo trong điều trị ung thư”, một đại diện của KAERI nói.
Máy gia tốc sản xuất đồng vị y học Cu-67 bên trong Viện Nghiên cứu Năng lượng Nguyên tử Hàn Quốc
Cũng theo các nhà khoa học, mặc dù có tính ưu việt trong điều trị, việc sản xuất Cu-67 đòi hỏi nhiều thời gian do mức độ phức tạp của quy trình cùng với chi phí cao. KAERI thông báo đã phát triển công nghệ để sản xuất một tá mCi (millicurie) Cu-67, đủ để cung cấp cho ba tổ chức nghiên cứu cùng một lúc.
KAERI cho biết thêm hiện đã có hơn 10 trung tâm nghiên cứu y khoa, trong đó có Bệnh viện Đại học Quốc gia Seoul và Bệnh viện Đại học Quốc gia Jeonnam, đã gửi lời đề nghị sử dụng Cu-67. Cơ quan này dự kiến cung cấp Cu-67 cho họ vào nửa cuối năm nay.
Ông Lee Kyung-han, Chủ tịch Hội Y học Hạt nhân Hàn Quốc, đánh giá việc sản xuất thành công Cu-67 sẽ đóng góp quan trọng vào sự phát triển công nghệ y học hạt nhân của quốc gia này. “Việc sản xuất và cung cấp thành công Cu-67 đã đưa đất nước đến một chương mới về – từ ghép giữa chữa bệnh và chẩn đoán cùng lúc”, ông Lee nói.
Còn chuyên gia Wi Myung-hwan, Phó Chủ tịch Viện Công nghệ Phóng xạ Tiên tiến thuộc KAERI nhận định: “Việc thiết lập một hệ thống sản xuất Cu-67 có thể giúp Hàn Quốc dẫn đầu cuộc đua phát triển các biện pháp chữa trị ung thư thế hệ mới”.
Bảo Lâm
Theo Korean Times/vietQ
Đi tìm phương pháp mới thắp thêm hi vọng cho bệnh nhân ung thư
Tại Đại học Y Hà Nội, các chuyên gia đã nghiên cứu "thuốc" để điều trị ung thư bằng chính tế bào miễn dịch của người bệnh. Sau gần hai năm thử nghiệm, bước đầu liệu pháp điều trị này có kết quả tốt trên các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.
Video đang HOT
Bệnh nhân ung thư có cơ hội tiếp cận phương pháp điều trị mới. Ảnh Bệnh nhân ung thư đại tràng tại Bệnh viện K trung ương.
Cơ hội mới cho người bệnh
Mỗi năm Việt Nam có hơn 165.000 ca mắc ung thư, và năm 2018 có 115.000 bệnh nhân chết. Số người mắc ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư tụy... ngày càng tăng.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu của trường Đại học Y Hà Nội đang thử nghiệm liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư. Với những kết quả bước đầu rất khả quan được coi là một cứu cánh cho bệnh nhân ung thư. Đặc biệt, đây là một phương pháp điều trị mang tính đột phá: Không phẫu thuật, không đau, an toàn và hiệu quả cao.
PGS Trần Huy Thịnh - Đơn vị tế bào trị liệu, Đại học Y Hà Nội - một thành viên chủ chốt trong nhóm nghiên cứu chia sẻ với phóng viên, việc điều trị bằng liệu pháp miễn dịch là hướng điều trị được giới y học quan tâm rất nhiều. Liệu pháp này giống như việc chúng ta tăng cường nội lực của chính bản thân mình và khi khỏe mạnh sẽ chống được mọi tác nhân bên ngoài.
Ấp ủ đưa công trình nghiên cứu liệu pháp miễn dịch trị ung thư từ Nhật Bản từ 5,6 năm trước nhưng đến năm 2018, nhóm nghiên cứu của trường Đại học Y Hà Nội mới được Bộ Y tế cho phép nghiên cứu thử nghiệm trên bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện K trung ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và gần đây nhất có sự tham gia của một bệnh viện tư nhân là Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.
Theo dự kiến đến cuối năm 2019, nghiên cứu thử nghiệm này sẽ kết thúc, đưa ra báo cáo và đánh giá hiệu quả. Tuy nhiên, PGS Thịnh cho biết do một vài yếu tố khách quan đó là trường Đại học Y Hà Nội sửa chữa cơ sở vật chất nên việc thử nghiệm nghiên cứu bị chậm trễ và đến nay bộ phận nghiên cứu xin gia hạn thêm khoảng 1 đến 1.5 năm nữa. Khi đó, nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra đánh giá cuối cùng và số lượng bệnh nhân tham gia thử nghiệm này sẽ tăng lên, việc đánh giá tốt hơn.
Lật dở từng bệnh án của các bệnh nhân thử nghiệm liệu pháp này, PGS Thịnh cho biết hơn 50 bệnh nhân đã được thử nghiệm đa số đều là những bệnh nhân ở giai đoạn muộn, các liệu pháp điều trị khác đều không đáp ứng và họ tìm tới liệu pháp miễn dịch này như một cứu cánh cuối cùng của họ.
Trường hợp bệnh nhân N.V.A. 1 cựu tù Côn Đảo, sống tại TP.HCM bị ung thư gan và thời gian ông có thể sống chỉ kéo dài 1-3 tháng vì tế bào ung thư đã di căn, các biện pháp điều trị khác đều vô hiệu. Ông A. đã bay từ miền Nam ra Hà Nội với hi vọng thử nghiệm phương pháp này để ông có cơ hội thực hiện ước nguyện cuối của đời mình đó là tìm kiếm những người đồng đội của mình và xây dựng một "bảo tàng" nhỏ về chính những cựu tù Côn Đảo.
Ông không còn thời gian dài nữa nhưng ông chỉ mong muốn liệu pháp này giúp ông hoàn thành ước nguyện.
Hai tuần ông bay ra Hà Nội để truyền miễn dịch, những tế bào miễn dịch này được các bác sĩ lấy từ chính tế bào khỏe của ông rồi nhân lên tới hàng chục tỷ tế bào truyền vào để tăng sức đề kháng. Người bệnh cải thiện rõ rệt và ông đã hoàn thành ước nguyện của mình. Thời gian sống kéo dài thêm hơn 1 năm. Nếu không điều trị thì chỉ được 1 đến 3 tháng.
PGS Trần Huy Thịnh chia sẻ với phóng viên.
Hay một doanh nhân ở Quảng Bình, bị ung thư phổi tìm tới các bác sĩ khi bệnh nặng, không còn cơ hội cứu chữa. Bệnh nhân chỉ mong muốn kéo dài thêm thời gian để con cái trưởng thành, giao phó cơ nghiệp lại cho con cái nhưng tế bào ung thư không đợi ai. Bệnh nhân này cũng được điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc song song với điều trị hóa chất. Kết quả điều trị tốt, bệnh nhân có thể kéo dài thêm thời gian sống.
PGS Thịnh cho biết với những bệnh ung thư có độ ác tính cao như ung thư gan, ung thư phổi, ung thư tụy thì thời gian sống tính bằng tháng nên việc điều trị hỗ trợ bệnh nhân kéo dài thêm cuộc sống của mình được coi là thành công.
Với những bệnh nhân ở giai đoạn sớm thì việc kết hợp điều trị miễn dịch song song với các phương pháp khác sẽ khả quan hơn rất nhiều. Có bệnh nhân đang điều trị miễn dịch, điều trị cả hóa chất trị ung thư đại trực tràng. Khi quay về truyền tế bào miễn dịch, bệnh nhân chia sẻ cảm giác như không, những tác dụng phụ của hóa chất dường như không có, cơ thể khỏe mạnh, chất lượng sống tốt lên. Nhờ đó, bệnh nhân có cơ hội điều trị bệnh khỏi cao hơn.
GS.TS Tạ Thành Văn, Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội, là học trò của GS Tasuku Honjo, đồng chủ nhân của giải Nobel y sinh năm 2018.
GS Văn bắt đầu làm nghiên cứu sinh ở Nhật Bản từ 1994-1995, 1996 ông theo học ở Mỹ đến 1999 và vẫn cảm thấy chưa ổn, năm 1999 GS Văn quay lại Nhật Bản học tiếp đến năm 2003 và đó là thời gian ông là học trò của GS Honjo.
Nhưng cơ duyên của việc áp dụng phương pháp tế bào miễn dịch trị liệu cho bệnh nhân ung thư ở Việt Nam, đề tài có hướng tiếp cận tương tự với hướng nghiên cứu của các tác giả đoạt Nobel y sinh 2018 lại đến từ một nhóm chuyên gia khác của Nhật Bản.
Nhật Bản đã chuyển giao miễn phí cho các nhà khoa học ở trường ĐH Y Hà Nội nghiên cứu, chỉ thu phí bản quyền khi phương pháp được áp dụng điều trị chính thức.
GS Văn cùng với cộng sự của ông đó là PGS Trần Huy Thịnh đã bắt đầu đưa nghiên cứu này vào thử nghiệm tại Việt Nam.
Cơ chế điều trị
Theo PGS Thịnh, liệu pháp điều trị miễn dịch dùng chính tế bào của người bệnh để điều trị, các chuyên gia sẽ lấy tế bào miễn dịch kích hoạt để tế bào đó có chức năng tốt hơn, nhận diện tế bào xấu và nhân lên rồi truyền cho người bệnh.
Thời gian lấy tế bào khoảng 14 ngày. Số tế bào lấy khoảng 5 đến 10.000 sau đó sẽ tăng sinh và truyền trở lại khoảng 5 đến 10 tỷ tế bào. Để có lượng tế bào đó, các bác sĩ sẽ lấy một lượng máu khoảng 10 - 15 ml.
Khi truyền vào cơ thể người bệnh tế bào miễn dịch có thể tiết ra các phân tử protein gây độc nó tác động trực tiếp phá hủy màng tế bào ung thư. Ngoài ra, trên tế bào miễn dịch có các phân tử như "cánh tay" tiếp xúc với tế bào ung thư nó sẽ có tương tác phân tử truyền miễn dịch sang tế bào ung thư kích hoạt.
Tế bào miễn dịch này sẽ tiết một loại chất miễn dịch làm ức chế mạch máu nuôi tế bào ung thư làm hạn chế dinh dưỡng và sinh trưởng của tế bào ung thư và huy động sẵn tế bào miễn dịch của tế bào ung thư.
Ngoài ra, việc tăng cường tế bào miễn dịch cho ung thư cũng làm tăng sức đề kháng của bệnh nhân ung thư. Khi đó, ung thư cũng bị tiêu diệt, bệnh khác bị loại trừ. Liệu pháp này giúp cải tiến lâm sàng tốt, chất lượng cuộc sống bệnh nhân tăng đáng kể. Bên cạnh đó, bệnh nhân không cần phải nằm viện, không ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày của họ.
PGS Thịnh cho biết, mỗi người bệnh sẽ có đáp ứng, tương tác phân tử khác nhau nên hiệu quả có thể sẽ khác nhau.
Kết quả thử nghiệm nhóm nghiên cứu đã có đánh giá sơ bộ: Sau khi sử dụng tế bào miễn dịch, bệnh nhân cải thiện tốt các triệu chứng về đau giảm, về sức khỏe, ăn , ngủ, thể trạng cải thiện rất rõ, chất lượng cuộc sống tăng lên. PGS Thịnh cho rằng đây là những hiệu quả đã nhìn thấy được nhanh nhất.
Các tác dụng phụ và biến cố khi sử dụng biện pháp này không đáng kể. Những bệnh nhân đã thử nghiệm các xét nhgiệm công thức máu, gan, thận tất cả đều nằm trong giới hạn bình thường.
Phương pháp này là dùng chính tế bào của cơ thể mình nên không gây hại cho chính người bệnh đó. Điều này thấy rõ nhất ở các bệnh nhân phải điều trị bằng hóa chất trước khi sử dụng liệu pháp miễn dịch. Các bệnh nhân đó thường bị suy kiệt cơ thể. Nhưng nay, nhiều bệnh nhân tăng cân trở lại.
Khoảng hơn 60 bệnh nhân đã tham gia và tỷ lệ khối u nhỏ đi rõ rệt khoảng hơn 10 % sau một liệu trình kéo dài khoảng 3 tháng, 6 đợt truyền. Còn lại khoảng 60 - 70 % bệnh ổn định, hơn 20 % bệnh tiến triển.
Những trường hợp bệnh tiến triển nặng cũng không phải do liệu pháp miễn dịch thất bại mà theo PGS Thịnh, tất cả bệnh nhân tham gia điều trị đều rất muộn, họ không đáp ứng điều trị nào nữa.
Khi bệnh nhân bước vào giai đoạn toàn phát, bệnh di căn tới nhiều bộ phận trong cơ thể, liệu pháp miễn dịch sẽ không phát huy tác dụng và không đem lại kết quả mà người bệnh mong muốn.
Người bệnh sử dụng liệu pháp này như một phép thử cuối cùng, họ muốn cải thiện thêm thời gian sống của mình nhưng bệnh tiến triển nặng hơn. PGS Thịnh nhấn mạnh không có phương pháp nào cũng hiệu quả 100 %.
Mặc dù đang là thử nghiệm nhưng liệu pháp miễn dịch có chi phí cũng khá "chát" với người bệnh. PGS Thịnh cho biết một liệu trình khoảng 300 triệu đồng trong 3 tháng, người bệnh phải tự chi trả vì BHYT chưa thanh toán. Đây cũng là bài toán khó với các chuyên gia nghiên cứu vì liệu pháp này cũng không thể đưa ra là liệu pháp đại trà cho tất cả các bệnh nhân ung thư. Nhưng ở góc độ nào đó nó có thể giúp một nhóm bệnh nhân ung thư có điều kiện họ sẽ không phải ra nước ngoài điều trị.
Hiện nay, phương pháp này đang được chỉ định cho những bệnh ung thư gồm ung thư phổi, vú, dạ dày, đại trực tràng,... Phương pháp này không sử dụng cho các bệnh nhân ung thư máu. Các bệnh nhân tham gia chủ yếu mắc ung thư ở giai đoạn 3 và 4, không đáp ứng các phương pháp điều trị khác, hoặc kháng với điều trị đích.
Khi thời gian thử nghiệm hết, các chuyên gia nghiên cứu sẽ kiểm tra, đánh giá cụ thể về liệu pháp điều trị miễn dịch, sẽ được hội đồng chuyên môn Bộ Y tế thông qua, từ đó các bác sĩ sẽ xác định các trường hợp bệnh nhân cụ thể để điều trị
Tuy nhiên, PGS Thịnh cho biết liệu pháp này cũng rất mở, các bệnh nhân có nguyện vọng, mong muốn tham gia điều trị, có thể đến xin tư vấn. Sau đó, trên các đánh giá chuyên môn, các chuyên gia sẽ đưa ra lựa chọn tốt nhất dành cho bệnh nhân.
Theo infonet
Dùng hạt nano vàng phát hiện tế bào ung thư Nhóm nghiên cứu tại Đại học Queensland (Úc) cho biết việc sử dụng các hạt nano vàng để nhận diện các túi ngoại bào (extracellular vesicle - EV) do tế bào ung thư phát ra hứa hẹn sẽ giúp chẩn đoán sớm và điều trị bệnh ung thư hiệu quả hơn. Ảnh minh họa Lý do các hạt nano vàng được sử dụng...