Sản xuất phụ thuộc thời tiết, hạn hán ở Cà Mau đang gây hại khôn lường
Hiện toàn bộ diện tích rừng tại Cà Mau trên 43.500 ha đều bị khô hạn, trong đó, hơn 37.000 ha báo cháy cấp 5, cấp cực kỳ nguy hiểm.
Trong thời gian qua, nhiều tuyến kênh mương tại tiểu vùng II, III Bắc Cà Mau thuộc hai huyện U Minh và Trần Văn Thời duy trì ở mức rất thấp; nhiều nơi đã khô cạn tới đáy. Với đặc trưng sản xuất nông nghiệp gắn với các kênh mương giao thông thủy, hạn kéo dài, mực nước thấp nghiêm trọng làm cho việc vận chuyển hàng hóa nông sản của người dân vùng đất cuối cùng của đất nước thêm phần khốn đốn.
Khô hạn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất của người dân Cà Mau.
Một số tuyến kênh mương ở xã Khánh Thuận, huyện U Minh Cà Mau mùa khô hạn trơ đáy, đất nứt nẻ dưới lòng kênh. Ghe, tàu mùa này di chuyển khó. Đã khó khăn trong sinh hoạt, người dân nơi đây vô cùng khổ sở mỗi khi vận chuyển nông sản bằng đường thủy. Ông Hứa Văn Tới, Giám đốc HTX Đồng Thuận có 17 xã viên với diện tích 50 ha chuyên trồng chuối xiêm buồn rầu cho biết hạn hán làm cho chuối giảm năng suất đáng kể, tới hơn phân nửa.
Đại diện cho các xã viên, ông Tới cho biết, người dân ở đây trồng chuối lấy ngắn nuôi dài. Nguồn lợi từ chuối bán hàng tháng để đắp đổi cho cuộc sống gia đình. Còn trồng rừng thì khoảng từ 5-6 năm mới khai thác một lần. Hiện nay hạn hán khốc liệt, thu nhập giảm mạnh, vận chuyển đi tiêu thụ khó khăn trăm bề. Thương lái không vào mua vì tắc đường thủy, mà thuê vận chuyển ra thì chi phí quá cao.
Hiện toàn bộ diện tích rừng tại Cà Mau trên 43.500 ha đều bị khô hạn, trong đó, hơn 37.000 ha báo cháy cấp 5, cấp cực kỳ nguy hiểm. Nắng hạn kéo dài càng gây bất lợi trong trong công tác phòng chống cháy rừng và việc vận chuyển bằng đường thủy ở khu vực này.
Tại lâm phần thuộc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh hạ, trong tổng số khoảng gần 20 ngàn ha hiện đã có hơn 17 ngàn ha báo cháy cấp 5. Ông Trần Văn Hiếu, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty nêu rõ, vấn đề đang rất khó vì vì hệ thống các tuyến kênh nhánh đã khô cạn, nếu có cháy thì việc vận chuyển máy móc sẽ rất khó khăn và không có nước để chữa cháy. Cùng với đó, việc vận chuyển gỗ rừng khai thác cũng đội giá lên cao:
Video đang HOT
“Khô hạn tập trung năm 2016 và 2020 này. Hiện nay, chi phí vận chuyển này gấp đôi. Bình thường vận chuyển 1 khối gỗ ra ngoài để đem lên xe được là 100.000 đồng. Bây giờ phải 200.000 đồng”.
Ông Trần Văn Hiếu cho biết chi phí vận chuyển bằng đường thủy đội giá lên gấp đôi.
Ông Nguyễn Long Hoai nêu rõ hạn hán là vấn đề nan giải đối với Cà Mau.
Ông Nguyễn Long Hoai, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau nêu rõ năm nay hạn hán làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn.
Hạn nặng đã làm nhiều kênh mương bị cạn kiệt nước không chỉ làm cho môi trường bị ô nhiễm, mà còn gây ách tắc giao thông đường thuỷ. Những ghe, tàu có trọng tải lớn, khi nước xuống thấp không di chuyển được, buộc phải neo đậu nhiều giờ liền để chờ nước lên mới có thể lưu thông. Đây tiếp tục là vấn đề nan giải đối với địa phương duy nhất ở ĐBSCL chưa tiếp cận được nguồn nước ngọt từ sông Hậu.
“Vấn đề về sản xuất mặc dù có can thiệp bằng hệ thống công trình thủy lợi nhưng vẫn phải phụ thuộc thời tiết. Cà Mau là tỉnh không có nguồn nước ngọt bổ sung. Về lâu dài thì các Bộ ngành TW hỗ trợ để làm dự án đưa nước ngọt từ sông Hậu về. Tuy nhiên, chỉ ở mức tiền khả thi và khả thi thôi”, ông Hoai cho biết thêm.
Cà Mau là địa phương có 3 mặt tiếp giáp biển, hệ thống thủy lợi chưa được đầu tư đồng bộ. Tình trạng hạn hán tiếp tục kéo dài khiến nhiều địa phương khu vực này bị thiếu nước ngọt sinh hoạt, sản xuất, phòng cháy chữa cháy rừng; gây bất lợi cho sản xuất, đời sống nhân dân và phát triển kinh tế – xã hội. Cà Mau đã Công bố tình huống khẩn cấp hạn hán cấp độ 2 và những ảnh hưởng nghiêm trọng vẫn đang tiếp diễn hàng ngày.
Hạn hán đang tàn phá nghiêm trọng; tiếp tục gây hại khôn lường trên vùng ngọt Cà Mau…/.
Thanh Tùng
Thợ gác kèo ong rừng U Minh tiết lộ cách làm mắm ong non lạ miệng
Hàng năm, vào đầu tháng 10 âm lịch hoa tràm ở rừng U Minh lại bắt đầu nở rộ. Đây cũng là thời điểm các tập đoàn gác kèo ong tất bật ăn ong (thu mật); còn các mẹ, các chị cũng rộn ràng vào vụ làm mắm ong từ ong non (nhộng ong).
Chia sẻ với chúng tôi, ông Trần Văn Nhì (ngụ xã Nguyễn Phích, huyện U Minh) - người có hơn 44 năm làm nghề gác kèo ong, cho biết: "Khi ăn ong, ngoài cắt lấy phần mật thì người thợ dùng dao cắt bớt một phần tàng ong chứa ong non. Phần bị cắt đi, ong thợ sẽ tiếp tục xây tổ, tiếp tục đi hút mật về dự trữ và người gác kèo tiếp tục khai thác mật. Nếu cắt hết hoặc để nguyên tàng ong, chúng sẽ bỏ đi nơi khác xây tổ mới".
Gác kèo ong là nghề truyền thống lâu năm của nhiều người dân xứ U Minh. (ảnh Chúc Ly)
Theo nhiều thợ gác kèo ong lâu năm ở U Minh, nhiều năm trước, mỗi khi vào mùa ăn ong, tàng ong với những con ong non béo ngậy không sao ăn hết. Từ một phần tàng ong sau mỗi chuyến đi ăn ong, nhiều người tận dụng để chế biến thành các món ăn hấp dẫn, trong đó có mắm ong. Món mắm ong non này có vị béo, thơm và giàu chất đạm. Ăn thấy lạ miệng và ngon nên nhiều người bắt chước làm theo.
Ở xứ U Minh, mắm ong non không xa lạ với người dân; còn những vị khách phương xa chắc còn e ngại khi thưởng thức. Tuy nhiên khi đã một lần được nếm thử chắc chắn sẽ khó quên hương vị của món ăn.
Cách làm mắm ong cũng khá đơn giản. Sau khi lấy tổ ong về, cắt miếng vừa phải, cho vào nồi nước sôi để luộc. Ở công đoạn này người làm phải nhanh tay đảo cho đều để vừa làm chín ong non vừa làm sáp ong tan chảy. Khi nhộng ong ráo nước thì bỏ vào keo cùng một ít muối, đậy nắp lại đem ra phơi nắng.
Khi thấy ong và muối ngấm đều, đổ ong ra trộn đều cùng thính cho có mùi thơm và cho lại vào keo nhựa. Gài chặt phía trên (dùng cây sống dừa), đậy nắp kín và đem ra nắng phơi khoảng 3-4 ngày, khi thấy ong ngả màu vàng nhạt là ăn được.
Ong non được trần vào nước sôi để tan sáp. (ảnh Chúc Ly)
Theo ông Phan Văn Rí - chủ cơ sở sản xuất mắm ong Hai Ngò (thị trấn U Minh, huyện U Minh), trung bình mỗi năm cơ sở của ông bán ra thị trường khoảng 1 tấn mắm ong với giá 110.000 đồng/kg; trong đó khoảng một nửa được bán vào dịp Tết Nguyên đán.
Thông thường, mắm ong làm khoảng 3 ngày là ăn được và phải ăn hết trong vòng 1 tuần lễ. Tuy nhiên, nếu được bảo quản ở ngăn mát của tủ lạnh thì sử dụng lên đến 1 tháng.
Cách ăn mắm ong cũng dân dã như cách làm ra nó. Người dùng có thể ăn theo cách đơn giản nhất là gắp từng con một ăn kèm với cơm nguội, ổi, me... Nhưng muốn thưởng thức mắm ong đúng điệu thì phải chuẩn bị những "nguyên liệu" ăn kèm như chuối chát, khóm, rau ngò om, ớt, lá sung...
Những người ngày đêm "canh lửa" ở Vườn quốc gia U Minh Hạ Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt đã khiến hàng ngàn ha rừng đang ở mức báo cháy cấp cao nhất, phóng viên Dân Việt đã có dịp đến tìm hiểu công việc các cán bộ, lực lượng đang ngày đêm "canh lửa" ở Vườn quốc gia (VQG) U Minh Hạ (Cà Mau). Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Thanh...