Sản xuất ôtô bước sang thời đại mới
Nếu như Ford tiên phong trong sản xuất ôtô theo dây chuyền thì Honda là hãng đầu tiên áp dụng phương thức mới được gọi là Cuộc cách mạng lắp ráp.
Mô hình sản xuất ôtô hoàn toàn mới của Honda tại Thái Lan.
Đầu thế kỷ XX, Henry Ford đã có phát kiến táo bạo khi cho ra đời dây chuyền sản xuất. Các công đoạn trong quá trình sản xuất được đem ra phân tích kỹ lưỡng để chuyên môn hóa và hình thành dây chuyền sản xuất.
Trong đó, mỗi người trên dây chuyền sẽ chỉ đảm nhiệm 1 công việc cụ thể nào đó để hoàn thiện một sản phẩm. Kết quả, Model T là minh chứng hùng hồn nhất cho sự hiệu quả của phương pháp sản xuất mới. Có tổng cộng hơn 15 triệu chiếc lăn bánh từ nhà máy trong vòng đời chưa tới 10 năm.
Trong suốt chiều dài của thế kỷ XX, các nhà sản xuất Nhật Bản đã dựa vào đó để cải thiện một cách hiệu quả dây chuyền mà Henry Ford để lại. Nhưng tới nay, áp lực chi phí, nhân công, khối lượng sản phẩm đang đè nặng lên một dây chuyền đã cũ kỹ khi trải qua hơn 100 năm tuổi. Một trong những tên tuổi hàng đầu của đất nước mặt trời mọc là Honda đã quyết định vượt khỏi ranh rới của dây chuyền sản xuất truyền thống.
Tại Thái Lan, Honda vừa chính thức đưa vào hoạt động phương thức sản xuất ôtô hoàn toàn mới mang tên gọi ARC. Đây là tên viết tắt của cụm từ Assembly Revolution Cell (tạm dịch: Cuộc cách mạng lắp ráp). Phương thức mới đã chính thức được đưa vào nhà máy Prachinburi – nơi thế hệ thứ 10 của Civic được lắp ráp và xuất khẩu đi toàn cầu.
Điểm nổi bật nhất của ARC là phương thức lắp ráp ôtô hoàn toàn mới. Thay vì mỗi người đảm nhiệm một nhiệm vụ (lắp một chi tiết nhất định trên xe hơi) trong dây chuyền sản xuất của Henry Ford, thì ARC gom 4 thợ lành nghề vào một khu vực nhất định gọi là board.
Trên mỗi board sẽ gồm thân xe (body) và 4 kệ hàng có đầy đủ các linh kiện cho 4 kỹ sư lắp ráp. Họ sẽ di chuyển vòng quanh xe để hoàn thiện sản phẩm.
Một board lắp ráp ôtô của Honda.
Khó khăn nằm ở chỗ, mỗi kỹ sư giờ đây sẽ phải nâng cao tay nghề hơn bởi sẽ phải đảm nhiệm nhiều công việc hơn. Bù lại, nhóm lắp ráp sẽ hiểu chiếc xe hơn bao giờ hết. Qua đó, họ sẽ có những phản hồi tích cực và sát sườn hơn cho đội ngũ phát triển sản phẩm mới của hãng.
Quan trọng hơn, Honda kỳ vọng ARC sẽ nâng cao hiệu quả lắp ráp ôtô. Bởi hãng tính toán rằng ARC sẽ có thể khắc phục được những khuyết điểm trên dây chuyền sản xuất như khó khăn khi lựa chọn đúng linh kiện cho ôtô. Cả 4 thợ lành nghề cùng làm việc trên 1 chiếc xe được khẳng định là tăng hiệu quả và tăng tính chính xác tới 10% so với cách thức truyền thống.
Bên cạnh đó, Honda cho biết việc lắp đặt hệ thống sản xuất mới đơn giản hơn và giảm tải các công việc cần xử lý trên 1 dây chuyền truyền thống tới 10%.
Video đang HOT
Điểm đặc biệt cuối cùng, mỗi board sẽ được trang bị một hệ thống có tên PLUTO. Hệ thống này có trang bị những máy tính bảng cung cấp những hướng dẫn trực quan nhằm ngăn chặn những sai sót từng có trên một dây chuyền sản xuất. Hơn nữa, PLUTO có thể phát hiện những sai sót khi sản phẩm hoàn thiện đưa tới cửa kiểm tra gọi là Q-GATE.
Bước đầu, Honda sẽ áp dụng phương thức sản xuất mới đối với Civic thế hệ thứ 10. Sau đó, nhà sản xuất Nhật Bản sẽ nhân rộng ARC ra toàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Honda kỳ vọng sẽ có thể thay đổi nền công nghiệp ôtô như cách mà Ford đã từng làm được cách đây hơn 100 năm.
Với 1.500 chiếc bản tải F150 mỗi ngày, nhà máy Ford ở Michigan tối ưu hoá các công đoạn sản xuất, trong đó họ dùng nhiều robot cho các việc phức tạp.
Theo_Zing News
Quy trình sản xuất thủ công ra những "siêu bò" Lamborghini
Tại vùng Sant'Agata Bolognese, Ý, nhà máy của Lamborghini vẫn giữ dây chuyền sản xuất thủ công để đảm bảo sự hoàn hảo nhất cho từng "siêu bò".
Tại vùng Sant'Agata Bolognese, Ý, nhà máy của Lamborghini vẫn giữ dây chuyền sản xuất thủ công để đảm bảo sự hoàn hảo nhất cho từng "siêu bò".
Nhà máy Lamborghini nằm tại thành phố Sant'Agata Bolognese, Ý và cách không xa nhà máy của "kỳ phùng địch thủ" Ferrari tại thành phố Maranello.
Lamborghini đào tạo toàn bộ công nhân ngay tại nhà máy đồng thời khuyến khích người lao động luân chuyển từ phân xưởng này sang phân xưởng khác sau khi đã thành thục một kỹ năng nhất định.
Được phân ra thành nhiều xưởng khác nhau, mỗi màn hình đều được gắn màn hình đếm giờ để giúp các công nhân quản lý thời gian tốt hơn.
Thân máy của những "siêu bò" nhà Lamborghini đều do một đối tác thứ 3 sản xuất do hãng không có xưởng đúc.
Một công nhân sẽ chịu trách nhiệm lắp tất cả các chi tiết của động cơ một cách thủ công.
Một chiếc Aventador mất 90 phút và qua 12 xưởng để hoàn thiện, trong khi chiếc Huracan chỉ cần 40 phút nhưng cần qua tới 23 xưởng. Từng chi tiết của động cơ đều được kiểm tra nghiêm ngặt, chính xác.
Sau khi lắp ráp hoàn thiện, mỗi động cơ còn phải trải qua một quá trình kiểm tra gắt gao khác. Mọi việc cũng tương tự với hộp số. Sau khi hoàn thiện, động cơ và hộp số được gắn với nhau tạo thành hệ động lực của xe.
Tại xưởng bọc nội thất Lamborghini có đủ các loại da và chất liệu bọc với các màu sắc khác nhau để có thể bọc theo ý khách hàng. Một sơ đồ giúp người công nhân có thể biết tấm da được lấy từ những phần nào của con bò.
Cũng giống như động cơ, nội thất của từng chiếc Lamborghini cũng được sản xuất thủ công bởi một công nhân.
Ở cuối xưởng là một gian nhỏ có nhiệm vụ mô phỏng nhiều điều kiện ánh sáng khác nhau để đảm bảo các tấm da và chất liệu Alcatara đồng màu với nhau. Các chi tiết nội thất phải vượt qua thử nghiệm này rồi mới được đưa đến dây chuyền lắp ráp.
Thân của từng chiếc Lamborghini đều được sản xuất trước sau đó gửi tới một đơn bị bên ngoài để sơn. Chiếc Huracan được sơn tại nhà máy của Audi ở Neckarsulm - Đức trong khi Aventador sơn tại một hãng Ý có tên Imperiale hoàn toàn thủ công bởi một nhân viên duy nhất.
Tương tự như thân xe, từng panel vỏ cũng được sơn ngoài.
Chỉ có duy nhất 2 robot trong cả nhà máy Lamborghini, một để trợ giúp lắp ráp các panel vỏ lên thân xe và con còn lại để giúp xoay thân xe nhằm hoàn thiện các chi tiết dưới gầm/trên nóc.
Nội thất, hệ thống điện, hệ động lực cùng các chi tiết khác được chuyển từ các xưởng khác nhau và sau đó lắp ráp thủ công ở một dây chuyền riêng.
Những cánh tay robot hỗ trợ lắp ráp vỏ xe.
Sau khi lắp ráp xong, mỗi chiếc Lamborghini sẽ phải trải qua 3 vòng kiểm tra gắt gao, trong đó có 1 vòng sử dụng cả đèn laser và camera để "soi" từng khiếm khuyết trên xe. Vòng cuối cùng là vòng chạy thử khoảng 32-48 km tại các con đường xung quanh nhà máy.
Sau khi đã đạt tiêu chuẩn để xuất xưởng, các chi tiết trên xe sẽ được gói bọc cẩn thận và chờ giao tới các đại lý hay khách hàng trên Thế giới.
Một "siêu bò" Lamborghini Huracan đã hoàn thiện 100%.
Kiều Anh
Theo_Kiến Thức
Đi tìm "giấc mơ" ô tô Việt: Chặng đường chưa thấy hồi kết Phát triển công nghiệp ô tô là mục tiêu của nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, nước ta đã chủ trương phát triển lĩnh vực này từ khoảng 20 năm trước. Tuy nhiên, đến nay có thể thấy kết quả chưa đạt mục tiêu và vẫn còn một khoảng cách khá xa so với một số nước trong khu vực. Đâu là hướng...