Sản xuất nông nghiệp sau đại dịch
Nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau đại dịch là vấn đề đặt ra sau khi cả nước đã thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Vùng trồng cây rau màu tập trung tại xã Định Liên (Yên Định).
Để tiếp tục đảm bảo yêu cầu của đời sống, nhất là nông, thủy sản phục vụ dịp Tết Nguyên đán sắp tới, xa hơn là đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng của ngành nông nghiệp mà Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra, đòi hỏi phải có những giải pháp cả trước mắt và lâu dài, để từng bước phục hồi, mở rộng sản xuất nông nghiệp, nhất là nâng cao giá trị sản phẩm.
Trong những hội nghị do ngành nông nghiệp tổ chức gần đây, nhiều giải pháp phục hồi tăng trưởng và các kịch bản sản xuất nông nghiệp trong hoàn cảnh bình thường mới đã được các chuyên gia và cơ quan quản lý nông nghiệp đưa ra, trong đó đề cập và khuyến cáo các địa phương có tiềm năng đất đai, dư địa lớn, cần đẩy mạnh xây dựng vùng nguyên liệu, truy xuất nguồn gốc và xúc tiến thương mại; hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác vượt khó, đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại quỹ đạo mới, làm trung tâm phát triển chuỗi giá trị trên cây trồng, vật nuôi…
Cùng với đó là nhân rộng các mô hình kinh tế hợp tác hiệu quả, đồng thời tập trung hỗ trợ đầu tư phát triển toàn diện các vùng chuyên canh, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất, chế biến tiêu thụ theo chuỗi liên kết. Nhà nước có chính sách hỗ trợ nông dân áp dụng tiêu chuẩn sản xuất tiên tiến, chú trọng các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, thích ứng biến đổi khí hậu, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư chế biến nông sản, xúc tiến thương mại và thị trường, kết nối với nông dân.
Nông nghiệp Thanh Hóa không chỉ có thế mạnh ở ngành hàng lúa gạo, rau, củ, mà còn ở các lĩnh vực thủy sản, gia súc, gia cầm gắn với 2/3 số lao động tại chỗ. Giải quyết tốt bài toán phục hồi sản xuất nông nghiệp ở thời điểm hiện tại không chỉ giúp đảm bảo an ninh lương thực, ổn định việc làm, nhất là việc làm cho lao động vừa hồi hương, mà còn gia cố vững chắc “trụ đỡ” cho nền kinh tế của tỉnh, tạo động lực để thúc đẩy nhanh hơn tiến trình hiện đại hóa cũng như đảm bảo thích ứng tốt hơn nếu dịch bệnh tiếp tục phức tạp trong thời gian tới.
Video đang HOT
Tuy nhiên, để phục hồi nhanh ngành nông nghiệp, ngoài vai trò của cơ quan chức năng phải là sự nỗ lực của nông dân. Nông dân phải vượt lên tư tưởng “tiểu nông” để liên kết sản xuất thành những mô hình hợp tác đủ mạnh để không còn đơn độc trong cơn “bão” thị trường và nguy cơ dịch bệnh như thời gian qua.
Nông nghiệp Hà Nội: Nâng cao năng lực chế biến nông sản
Sản xuất nông nghiệp chịu nhiều rủi ro bởi phụ thuộc vào thời tiết, dịch bệnh, đặc biệt khi dịch Covid-19 tác động mạnh đến chuỗi sản xuất - cung ứng.
Do vậy, phát triển công nghiệp chế biến được coi là giải pháp tối ưu để nâng cao giá trị sản phẩm, bảo đảm nguồn nông sản phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu... Đáp ứng đòi hỏi này, ngành Nông nghiệp Hà Nội sẽ tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, xây dựng vùng nguyên liệu, hình thành các chuỗi sản xuất khép kín, từ đó nâng cao năng lực chế biến nông sản.
Đến năm 2025, Hà Nội phấn đấu có 50% cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm nông sản sử dụng máy móc hiện đại, áp dụng công nghệ cao. Trong ảnh : Dây chuyền chế biến thực phẩm hiện đại tại Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam (Khu công nghiệp Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Ảnh: Nhật Nam
Phát triển chưa tương xứng với nhu cầu
Theo Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm Hương Sơn (huyện Thanh Trì) Nguyễn Thị Thu Hương, lương thực, thực phẩm là những mặt hàng có thời gian bảo quản ngắn, nên chế biến là giải pháp tối ưu để khắc phục hạn chế này. Chưa kể, sản phẩm chế biến còn cho hiệu quả kinh tế gấp 2-3 lần so với sản phẩm thô. "Hiện công ty có trên 30 sản phẩm như giò, chả, bánh chưng... Những ngày Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, lượng hàng thực phẩm chế biến bán ra thị trường của công ty tăng 15-20% so với thời gian trước", bà Nguyễn Thị Thu Hương cho biết thêm.
Trong khi đó, Công ty cổ phần Thực phẩm Song Đạt (huyện Thanh Trì) chuyên chế biến các sản phẩm từ thịt lợn thời gian qua cũng tăng lượng hàng 15-20%. Sản phẩm chế biến dễ làm thủ tục lưu thông và thời gian bảo quản được lâu hơn, nên mang lại giá trị kinh tế cao.
Tương tự, Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh rau củ quả an toàn - du lịch làng nghề sinh thái Tâm Anh (huyện Phú Xuyên) Đào Thị Lương thông tin: Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, hợp tác xã đã chủ động đầu tư vào lĩnh vực chế biến, liên kết với 30 hợp tác xã để sản xuất các mặt hàng thực phẩm, rau quả và triển khai mô hình "chợ thực phẩm di động", cung cấp sản phẩm đến các chung cư, khu đô thị...
Khẳng định, công nghiệp chế biến là một "mắt xích" quan trọng trong chuỗi giá trị sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn nhận định: Những năm gần đây, công nghiệp chế biến nông sản của Hà Nội đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng xây dựng nhà máy chế biến, kho lạnh, kho bảo quản..., góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp và giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động.
Tuy nhiên, trong số hơn 400 cơ sở sơ chế, chế biến nông lâm thủy sản, chỉ có 235 doanh nghiệp, còn lại là các hợp tác xã, hộ gia đình, cá thể. Chủ yếu sản phẩm của các doanh nghiệp chế biến tại Hà Nội là thịt (42,6%), thủy sản (26,7%), rau quả (33,7%); mỗi tháng cung cấp khoảng 1.000 tấn sản phẩm ra thị trường. Trong khi đó, nhu cầu về sản phẩm chế biến của thành phố hiện là 5.165 tấn/tháng...
Theo Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Quốc Toản, với thị trường lớn, có nhiều điều kiện kết nối, hệ thống vận chuyển, kho bãi... thuận lợi thì số lượng doanh nghiệp chế biến nông sản của Hà Nội hiện còn "khiêm tốn". Mặt khác, công nghệ chế biến ở các hợp tác xã, hộ sản xuất còn lạc hậu, công suất thấp.
Dây chuyền sản xuất thịt lợn sạch tại Công ty cổ phần Thực phẩm Song Đạt (huyện Thanh Trì). Ảnh: Viết Thành
Tạo nguồn lực, nâng cao năng lực chế biến
Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam Vũ Thị Hậu cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay và để hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp công nghệ số thì công nghiệp chế biến là chọn lựa bắt buộc để phát triển. Thời gian qua, hầu hết nông sản tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử là những sản phẩm chế biến có chất lượng, thương hiệu.
Chia sẻ về phát triển công nghiệp chế biến nông sản, Giám đốc Công ty cổ phần Xúc tiến thương mại nông nghiệp Việt Nam (quận Cầu Giấy) Đỗ Hoàng Thạch nhận định: Vùng nguyên liệu cho chế biến, nguồn vốn và công nghệ là những điều doanh nghiệp chế biến nông sản của Thủ đô đang rất cần.
Từ góc độ địa phương, Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Kiều Xuân Huy cho biết, đối với doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến, huyện sẽ có chính sách hỗ trợ về quỹ đất, cho thuê đất; tổ chức kết nối với các hợp tác xã để tạo nguồn nguyên liệu bền vững. Còn Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai Bùi Văn Sáng thông tin: Huyện sẽ hỗ trợ nguồn vốn cho doanh nghiệp chế biến nông sản phát triển thương hiệu, đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử; đồng thời xây dựng khu trưng bày, kinh doanh nông sản chế biến chất lượng cao...
Nói về những giải pháp nhằm nâng cao năng lực chế biến nông sản cho Hà Nội, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, cùng với việc tham mưu với thành phố có chính sách thu hút các hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tư, ứng dụng công nghệ cao, phát triển công nghiệp chế biến, thời gian tới, Sở sẽ tham mưu cơ cấu lại lĩnh vực này theo hướng gắn với phát triển vùng nguyên liệu tập trung. Các doanh nghiệp cần tổ chức liên kết sản xuất trong chuỗi giá trị sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm để tăng khả năng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp Những năm qua, cùng với tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng cơ giới hóa (CGH) trong sản xuất nông nghiệp đã được các địa phương trên địa bàn tỉnh chú trọng thực hiện. Tỷ lệ CGH trong sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng lên, góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả trên...