Sản xuất khẩu trang vải là “giải pháp tình thế” hữu hiệu của DN dệt may
Việc chuyển hướng, sản xuất, xuất khẩu khẩu trang vải là giải pháp khả thi giúp doanh nghiệp dệt may giảm bớt khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), sản lượng sản xuất vải của Việt Nam năm 2019 đạt 630 triệu m2 vải dệt từ sợi tự nhiên; 1,2 tỷ m2 vải dệt từ sợi nhân tạo, tổng 2 loại vải đạt 5 triệu m2/ngày.
Nếu tính trung bình, 1m2 sản xuất được 20 khẩu trang vải, thì 1 ngày Việt Nam có thể sản xuất được lượng vải tương đương 100 triệu khẩu trang các loại.
Ngoài ra, lượng vải còn tồn lại khá lớn, chưa kể nguồn vải từ Trung Quốc đã bắt đầu được nhập về. Do vậy có thể khẳng định, Việt Nam không thiếu vải để may khẩu trang vải.
Sản xuất, xuất khẩu khẩu trang vải là giải pháp khả thi giúp doanh nghiệp dệt may giảm bớt khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Còn theo đánh giá của Bộ Công Thương, về năng lực sản xuất khẩu trang vải, mỗi tháng Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) có thể sản xuất được 50 triệu khẩu trang vải. Toàn ngành có thể sản xuất khoảng 150 – 200 triệu khẩu trang vải mỗi tháng. Năng lực sản xuất khẩu trang vải có thể tăng thêm, tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường.
Ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 chia sẻ, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong tháng 4, Tổng công ty sẽ thiếu hụt gần 30% đơn hàng. Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp đã có đối tác của Mỹ đặt mua 20 triệu khẩu trang vải trong 6 tuần và một đối tác Đức đặt mua 2 triệu khẩu trang vải.
Ông Việt cũng nhấn mạnh, việc sản xuất, xuất khẩu khẩu trang vải là giải pháp tình thế hữu hiệu cho các doanh nghiệp dệt may hiện nay.
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng, hiện nay nhu cầu khẩu trang trên thế giới vẫn tăng cao do dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Việt Nam lại là một trong những nước dẫn đầu về xuất khẩu dệt may nên chuyển sang sản xuất khẩu trang sẽ giúp doanh nghiệp cầm cự qua mùa dịch và phần nào giảm bớt khó khăn trong bối cảnh hiện nay.
Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu cũng đánh giá, các doanh nghiệp Việt Nam đã rất nhanh nhạy khi sản xuất được khẩu trang vải thông thường, sử dụng vải kháng khuẩn, không thấm nước, chống giọt bắn, thậm chí là tránh được tia UV.
Tuy nhiên, việc xuất khẩu trang và các đồ bảo hộ y tế sẽ gặp những khó khăn nhất định, chủ yếu nằm ở đầu ra. Thời điểm này dịch đang căng thẳng, nhu cầu khẩu trang thế giới là rất lớn, thế nhưng, doanh nghiệp Việt Nam sản xuất được hàng lại không biết bán ở đâu.
Video đang HOT
Hiện nay, Bộ Công Thương đã thành lập Tổ công tác để thực hiện rà soát, xây dựng, đề xuất các cơ chế hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất khẩu trang vải.
Để hỗ trợ doanh nghiệp, Bộ đã đẩy mạnh kết nối doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nước ngoài và cũng đang chỉ đạo các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài khẩn trương tìm kiếm đối tác mua sản phẩm khẩu trang vải, khẩu trang vải kháng khuẩn của Việt Nam.
Nhu cầu khẩu trang có thể kéo dài đến hết năm, nhưng sẽ giảm dần. Sản xuất khẩu trang là mặt hàng chỉ mang tính thời điểm. Về lâu dài, các doanh nghiệp dệt may vẫn phải chú trọng vào các sản phẩm dệt may truyền thống./.
Chung Thủy
Vinatex: Gói hỗ trợ sẽ giúp doanh nghiệp vượt khó trước dịch COVID-19
Theo Phó Tổng Giám đốc Vinatex, doanh nghiệp lúc này, giảm được áp lực bất cứ dòng tiền ra nào đều vô cùng quan trọng đối với sự sống còn của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp dệt may sản xuất khẩu trang phục vụ phòng chống dịch COVID-19. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam )
Trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã có những hành động quyết liệt để hỗ trợ cho các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi dịch COVID-19.
Đáng chú ý, việc gia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và tiền thuê đất cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với thời hạn gia hạn lên đến 5 tháng được nhiều doanh nghiệp mong mỏi, đón nhận.
Theo đó, các giải pháp nêu trên sẽ góp phần quan trọng giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay. Đặc biệt, việc gia hạn nộp thuế sẽ giúp các doanh nghiệp dành nguồn lực tập trung duy trì và phục hồi sản xuất - kinh doanh.
[Vinatex tìm giải pháp khẩn cấp trong bối cảnh dịch COVID-19 phức tạp]
Bà Phạm Nguyên Hạnh, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã có một số chia sẻ với phóng viên về tác dụng của các chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp dệt may trong giai đoạn hiện nay.
- Thưa bà, về phía Vinatex đón nhận chính sách hỗ trợ này của Chính phủ như thế nào?
Bà Phạm Nguyên Hạnh: Theo tôi, chính sách hỗ trợ của Chính phủ là rất tốt với doanh nghiệp, bởi với doanh nghiệp lúc này, giảm được áp lực bất cứ dòng tiền ra nào đều vô cùng quan trọng đối với sự sống còn của doanh nghiệp.
Hơn nữa, chính sách hỗ trợ này thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia của Chính phủ trong thời đoạn khó khăn, thách thức nhất của doanh nghiệp Dệt may Việt Nam và là nguồn động viên giúp doanh nghiệp vượt qua, tránh được phá sản, duy trì việc làm cho người lao động trong và sau dịch, đảm bảo an sinh xã hội.
- Vậy với chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất khi được ban hành sẽ tác động cụ thể đến Vinatex như thế nào?
Bà Phạm Nguyên Hạnh: Chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất khi được ban hành sẽ giúp doanh nghiệp có được một nguồn tài chính để góp phần giữ chân, chăm sóc đội ngũ lao động, có được mức lương tối thiểu trong thời gian thiếu việc làm, giúp họ nuôi được gia đình, cầm cự trả tiền thuê nhà, các chi phí khác trong sinh hoạt. Tất cả những nguồn hỗ trợ đều dành cho người lao động , bởi đây mới chính là giá trị cốt lõicủa các doanh nghiệp.
Dù vậy, chúng tôi thiết nghĩ tiêu chí "bị ảnh hưởng bởi COVID-19 cần được làm rõ," bởi với doanh nghiệp dệt may, mức độ giãn, giảm thuế ảnh hưởng không lớn vì dệt may làm xuất khẩu không có thuế VAT.
Bà Phạm Nguyên Hạnh, Phó Tổng Giám đốc Vinatex. (Ảnh: PV/Vietnam )
Trong khi đó, thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019 thì đã tạm nộp hàng quý, số còn lại chưa nộp chỉ là 1 quý. Trong khi quý 1 thì không có lợi nhuận nên thực chất chiểu theo chính sách này thì doanh nghiệp dệt may cũng không được giảm.
Còn tiền thuê đất tỷ trọng trong chi phí thấp, nên cũng không tác động được đáng kể khi được gia hạn nộp. Với doanh nghiệp dệt may thì quan trọng nhất là hoãn đóng bảo hiểm xã hội, phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp vì chi phí này lên tới 34% của quỹ lương, mà quỹ lương chiếm 60% chi phí doanh nghiệp may. Nên tỷ trọng chi đóng bảo hiểm xã hội, phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp lên tới 20% tổng chi phí toàn doanh nghiệp.
Do vậy, với các thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất mà doanh nghiệp dệt may nào đã nộp cho năm 2019 nên được trừ vào các phí cần đóng như Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, phí công đoàn... của năm 2020.
- Hiện Vinatex đã đề ra các giải pháp gì để vượt qua khó khăn do tác động của dịch COVID-19, thưa bà?
Bà Phạm Nguyên Hạnh: Tập đoàn đã và đang tập trung giải quyết gọn các đơn hàng chưa bị hủy, tìm kiếm phục vụ đơn hàng phục vụ thị trường nội địa, sản xuất các mặt hàng phòng dịch.
Trên tinh thần không sa thải người lao động nhưng giảm giờ làm, nghỉ luân phiên. Vinatex cũng kêu gọi ti-nh thần đoàn kết, chung tay của người lao động, cùng doanh nghiệp vượt qua thách thức đại dịch, tập trung cao độ bảo toàn sức khỏe người lao động trong lúc có dịch.
Bên cạnh đó, tập đoàn cũng giữ liên lạc thường xuyên và chặt chẽ với khách hàng để kêu gọi khách hàng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, tiếp tục thanh toán những khoản trong khả năng, tiếp tục đặt hàng khi đại dịch qua đi, đồng thời kêu gọi cổ đông chia sẻ giải pháp tài chính để duy trì hoạt động của doanh nghiệp.
- Vinatex có kiến nghị gì với Chính phủ và các bộ, ngành để có thể vượt qua thách thức đại dịch?
Bà Phạm Nguyên Hạnh:Với chính sách hỗ trợ 1,8 triệu đồng cho người thiếu việc làm phải nghỉ cần có hướng dẫn ngay cách làm như thế nào để được nhận. Do đó, nếu trước khi chính thức xét ai được hưởng, cần cho tất cả chậm nộp thuế, phí trong 6 tháng trong lúc chờ đánh giá.
Vinatex cũng kiến nghị hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với các đơn hàng xuất khẩu khẩu trang vải, không phải khẩu trang y tế. (Ảnh: PV/Vietnam )
Bên cạnh đó, Vinatex cùng Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) kiến nghị Chính phủ hỗ trợ nguồn tài chính bằng cách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng đất, thuế thu nhập cá nhân, phí công đoàn, đề nghị ngân hàng giãn nợ, không hạ mức tín dụng đối với các doanh nghiệp đến kỳ hạn.
Là một Tập đoàn có sở hữu Nhà nước, Vinatex đề nghị được làm đầu mối tiếp nhận đơn hàng từ Chính phủ Việt Nam và các nước về sản phẩm phòng dịch. Tập đoàn chịu trách nhiệm quản lý, điều phối tối đa công suất sản xuất vải dệt kim kháng khuẩn của 5 công ty thành viên (Dệt Kim Đông Xuân, Dệt Kim Hanosimex, Dệt May Nha Trang, Dệt May Huế, Dệt Kim Đông Phương); vải dệt thoi kháng nước, kháng khuẩn của Dệt Kim Đông Phương, Đầu tư Phát triển Vinatex và Việt Thắng, để tổ chức phân phối cho các đơn vị có nhu cầu may khẩu trang như (May 10, May Hưng Yên, May Đức Giang, May Chiến Thắng, May Nam Định, May Việt Tiến, May Nhà Bè, Hòa Thọ...)
Vinatex cũng kiến nghị hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với các đơn hàng xuất khẩu khẩu trang vải, không phải khẩu trang y tế.
- Xin cảm ơn bà./.
Đức Duy
Dệt may tìm cách thoát 'cửa tử' Nhiều doanh nghiệp dệt may sẽ mất khả năng thanh khoản vào cuối tháng 4/2020, thiệt hại của ngành có lên tới 3.000 tỷ đồng mỗi tháng nếu dịch bệnh kéo dài. Để tránh kịch bản xấu nhất, các doanh nghiệp dệt may xin được xuất khẩu khẩu trang, trang phục phòng dịch ngay trong tháng 3. Theo thông tin từ các doanh...