Sản xuất hơn 500 bằng cấp, chứng chỉ giả trong vòng 1 năm
Các đối tượng nhận làm tất cả các loại bằng giả từ cao đẳng đến tiến sĩ với giá từ 5 – 9 triệu đồng. Trong gần 1 năm qua, đường dây này đã sản xuất hơn 500 bằng cấp chứng chỉ giả và tiêu thụ trên khắp cả nước.
Ngày 14/1, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) – Công an TPHCM cho biết, vừa triệt phá thành công một đường dây sản xuất bằng giả quy mô lớn do đối tượng Phạm Đăng Thành (25 tuổi, quê tỉnh Quảng Ngãi, tạm trú quận 1) cầm đầu.
Các đối tượng trong đường dây sản xuất bằng giả bị bắt giữ
Hiện công an đang tạm giữ 9 đối tượng có liên quan để điều tra về hành vi “Làm giả con dấu, tài liệu cơ quan tổ chức”.
Theo cơ quan công an, bằng các biện pháp nghiệp vụ, đầu năm 2014 công an TPHCM phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ công an phát hiện một đường dây sản xuất bằng giả quy mô lớn nên lập chuyên án để đấu tranh.
Sau một thời gian dài theo dõi, nắm bắt quy luật hoạt động của các đối tượng trong đường dây này.
Ngày 12/1, trinh sát PC45 phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ công an khám xét nhiều địa điểm ở phường 6, phường 8 thuộc quận Gò Vấp và ở TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Video đang HOT
Tang vật thu giữ gồm: 3 máy tính, 2 máy in, 1 máy sấy, 2 máy photocopy, 39 mộc tên, 7 mộc tròn, 7 mộc số, 5 mộc vuông, 197 học bạ, 28 bảng điểm và nhiều giấy tờ liên quan phục vụ việc sản xuất bằng giả.
Công an đã mời 13 người có liên quan về trụ sở làm việc. Qua sàng lọc, công an đã ra lệnh bắt tạm giam 9 đối tượng để điều tra về hành vi “Làm giả con dấu, tài liệu cơ quan tổ chức”.
Các bằng giả bị thu giữ
Các đối tượng khai nhận, bắt đầu làm giả bằng cấp từ tháng 2/2014 đến nay. Trong gần 1 năm qua, đường dây này đã sản xuất hơn 500 bằng cấp, chứng chỉ giả bán cho khách hàng trên khắp cả nước.
Tại cơ quan công an, Phạm Đăng Thành khai nhận, khi khách hàng có nhu cầu đặt làm bằng giả, Thành và đồng bọn tiếp nhận thông tin và ra giá từ 5 – 9 triệu đồng tùy theo loại bằng, sau đó Thành chuyển giao cho Chu Ngọc Trung (32 tuổi, ngụ TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) để gia công với giá từ 2-4 triệu đồng nhằm ăn chênh lệch.
Hiện công an đang mở rộng điều tra về đường dây sản xuất bằng giả này và truy bắt các đối tượng liên quan.
Đình Thảo
Theo dantri
Vì sao có bằng cấp vẫn thất nghiệp?
Tại TPHCM, nhu cầu đối với lao động có trình độ đại học - trên đại học chiếm tỉ lệ 16% trong tổng nhu cầu nhân lực, tuy nhiên, phần lớn các nhà tuyển dụng vẫn yêu cầu phải có kinh nghiệm.
Tháng 11, các doanh nghiệp tại TPHCM dự kiến tuyển dụng với 20.000 chỗ làm việc và có nhu cầu 10.000 lao động thời vụ, chủ yếu vẫn là lao động phổ thông. Ảnh minh họa
Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin lao động thành phố Hồ Chí Minh (Falmi) vừa công bố báo cáo cho thấy, trong tháng 10, nhu cầu tuyển dụng nhân lực trên địa bàn đã tăng mạnh 39,2% so với tháng 9.
Nhu cầu tuyển dụng tập trung tại một số nhóm ngành chính như dịch vụ phục vụ (19,2%), kinh doanh bán hàng (26,7%), công nghệ thong tin (7,2%), kinh doanh tài sản - bất động sản (5,3%).
Trong tháng nay, nhu cầu đối với lao động có trình độ đại học - trên đại học chiếm tỉ lệ 16% trong tổng nhu cầu nhân lực, chủ yếu tại các nhóm ngành như điện tử - cơ điện tử ; tài chính - tín dụng - ngân hàng (ở một số vị trí như nhân viên tư vấn, chăm sóc khách hàng, nhân viên kiểm định hồ sơ khách hàng); kinh doanh tài sản - bất động sản, kinh doanh - marketing.
Tuy nhiên, đáng chú ý là nhu cầu tuyển dụng với những đối tượng này vẫn yêu cầu rất lớn về kinh nghiệm. Theo đó, nhu cầu tuyển dụng lao động có kinh nghiệm chiếm đến trên 70% tổng nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ đại học.
Nhu cầu với lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp vẫn tăng mạnh: Cụ thể, nhu cầu với lao động trình độ trung cấp tăng tới 58,8%, cao đẳng tăng 17,5%. Nhu cầu lao đông chưa qua đào tạo tăng tới 76,4% so với tháng 9/2014, chủ yếu vào các vị trí như bán hàng, lễ tân - phục vụ nhà hàng, bảo vệ, giúp việc gia đình.
Nhu cầu nhân lực tập trung chủ yếu khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 78%), trong khi nhu cầu tuyển dụng của khu vực nhà nước chiếm tỷ lệ (3%).
Theo đánh giá của Falmi, nhìn chung trong tháng 10, nhu cầu tuyển dụng lao động có kinh nghiệm vẫn chiếm tới 52,1% tổng nhu cầu tuyển dụng, trong đó đối với lao động đã qua đào tạo nhu cầu tuyển dụng lao động có kinh nghiệm 69,73% tổng nhu cầu tuyển dụng lao động đã qua đào tạo.
Mức lương, thu nhập của lao động phổ thông phổ biến ở mức 2,7 triệu đồng đến 5 triệu đồng/ tháng chiếm (68,5%), lao động có trình độ chuyên môn từ 5 triệu đến 10 triệu đồng/tháng (30%). Nhu cầu tìm việc tăng trong tháng 10/2014 do sinh viên tốt nghiệp ra trường tiếp tục tìm việc làm phù hợp với chuyên ngành đạo tạo.
Dự báo, trong tháng 11/2014, các doanh nghiệp tại TPHCM có nhu cầu tuyển dụng với 20.000 chỗ làm việc và nhu cầu 10.000 lao động thời vụ. Trong đó, chủ yếu vẫn là nhu cầu với lao động phổ thông (33%), trung cấp (25%), trong khi nhu cầu với lao động có trình độ đại học - trên đại học chỉ 14% và cao đẳng là 15%.
Bích Diệp
Theo Dantri
Đại học chất lượng thấp và "lò mổ tú tài": Mê muội chạy theo bằng cấp (Bài 2) Thực trạng nhiều trường đại học/cao đẳng hoạt động không khác gì các lò mổ và góp phần tạo ra một đội quân cử nhân thất nghiệp hùng hậu như vậy là hết sức đáng sợ. Bí ẩn tiếp theo là vậy các tân tú tài của chúng ta có biết điều đó hay không?... ...Có cơ hội để biết những điều đó...