Sản xuất gỗ sẽ tiếp tục là trọng tâm tăng trưởng của Phú Tài?
BVSC đánh giá lĩnh vực sản xuất đồ gỗ sẽ là trọng tâm tăng trưởng của Phú Tài trong tương lai khi bối cảnh ngành gỗ có nhiều thuận lợi…
Sản xuất gỗ, tương lai Phú Tài. Nguồn: Phú Tài.
Theo đánh giá của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), năm 2019 CTCP Phú Tài (HoSE: PTB) khá bận rộn cho việc đầu tư M&A và mở rộng năng lực sản xuất của mình. Cụ thể, Công ty đã chi hơn 500 tỷ đồng cho hai lĩnh vực đá ốp lát và đồ gỗ. Qua đó, giúp gia tăng năng lực sản xuất lĩnh vực đá ốp lát, tăng 32% so với năm trước và lĩnh vực đồ gỗ tăng 14% so với năm trước.
Trong đó, BVSC đánh giá lĩnh vực sản xuất đồ gỗ sẽ là trọng tâm tăng trưởng của Phú Tài trong tương lai. Công ty hiện sở hữu 4 nhà máy gỗ phân bổ ở Bình Định và Đồng Nai. Các nhà máy đều sản xuất đồ gỗ nội thất, riêng nhà máy Phước Thành còn sản xuất thêm đồ gỗ ngoại thất.
BVSC cho rằng, nếu giả định nguồn lực nhân công cho phép, các nhà máy gỗ của Công ty đều còn tiềm năng nâng cao năng lực sản xuất. Đó là nhờ các nhà máy đều còn khả năng gia tăng diện tích nhà xưởng hoặc nâng cấp dây chuyền hiện đại hơn. Chỉ có nhà máy gỗ Đồng Nai thì sẽ gặp hạn chế hơn do diện tích đất không rộng rãi như các nhà máy còn lại.
Video đang HOT
Nguồn: NCĐT tổng hợp.
Về kết quả kinh doanh, trong 9 tháng đầu năm 2019, doanh thu và lãi sau thuế của Phú Tài tăng lần lượt 22% và 12% so với cùng kỳ năm trước. Trong cơ cấu doanh thu quý III/2019, mảng gỗ vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh thu của Phú Tài.
Theo ước tính của BVSC, các sản phẩm gỗ của Công ty đều có sự tăng trưởng tốt, riêng gỗ ngoại thất và gỗ ván đạt mức tăng khá cao. Do đó, trong năm 2019 Phú Tài đã mua thêm máy móc thiết bị để tăng năng lực sản xuất gỗ ngoại thất từ 11.000 m3/năm lên 14.000 m3/năm. BVSC cũng đánh giá lĩnh vực đồ gỗ là trọng tâm tăng trưởng của Phú Tài trong tương lai.
Hiện nay, Công ty đang nhận được nhiều đơn hàng hơn từ thị trường Mỹ nhờ ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Xu hướng này dự kiến vẫn sẽ duy trì trong ngắn và trung hạn. Thêm vào đó, Phú Tài có thể tiếp tục đón nhận cơ hội tăng trưởng trong dài hạn nhờ hiệp định EVFTA, giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường rộng lớn EU với mức thuế thấp hơn. Cơ cấu doanh thu đồ gỗ của Phú Tài chiếm phần lớn từ thị trường Mỹ (54%) và châu Âu (30%), còn lại là Nhật (8%).
Lĩnh vực đá ốp lát được BVSC dự báo đạt tăng trưởng cao trong 2020 nhờ nhà máy đá thạch anh đi vào hoạt động. Do mới gia nhập ngành nên Phú Tài đặt mục tiêu hướng đến phân khúc rẻ hơn so với sản phẩm của Vicostone. Thị trường mục tiêu của Phú Tài là Mỹ và Úc, là hai thị trường tiêu thụ lớn nhưng, cũng đồng thời sẽ phải cạnh tranh với Vicostone tại đây. Do vậy, BVSC cho rằng Phú Tài cần thêm thời gian để thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm của mình. BVSC dự báo nhà máy vận hành khoảng 60% công suất cho 6 tháng cuối năm 2020, tương ứng doanh thu dự báo hơn 150 tỷ đồng.
BVSC kỳ vọng biên gộp mảng đá ốp lát có thể đạt khoảng 36%, mảng gỗ đạt khoảng 18%. Riêng nhà máy đá thạch anh dự báo biên lợi nhuận gộp khoảng 15%, và mức này có thể tăng lên 30% khi nhà máy chạy hết công suất.
Từ những phân tích trên, BVSC dự phóng lợi nhuận sau thuế của Phú Tài đạt khoảng 485 tỷ đồng trong năm 2020. BVSC khuyến nghị Outperform cho cổ phiếu PTB với mức giá hợp lý là 90.800 đồng/cổ phiếu.
Theo nhipcaudautu.vn
Nikkei: PMI ngành sản xuất kết thúc thời kỳ tăng 46 tháng
Các điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đã không thay đổi trong tháng 10 khi số lượng đơn đặt hàng mới tăng chậm lại và sản lượng giảm liên tục lần đầu tiên kể từ quý III/2013.
Theo công bố từ Nikkei - IHS Markit, chỉ số nhà quản trị mua hàng toàn phần lĩnh vực sản xuất của Việt Nam (PMI) - một chỉ số tổng hợp đo lường kết quả hoạt động của ngành sản xuất - có kết quả tương đương ngưỡng trung bình 50 điểm trong tháng 10, giảm so với mức 50,5 điểm trong tháng 9 và từ đó kết thúc thời kỳ tăng kéo dài 46 tháng.
Sự yếu kém trong tháng 10 chủ yếu tập trung ở các công ty sản xuất hàng hoá trung gian.
Số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng nhưng tốc độ gia tăng đã chậm lại tháng thứ 3 liên tiếp, trở thành mức tăng yếu nhất trong thời kỳ mở rộng bắt đầu từ tháng 12/2015.
Tình trạng sụt giảm cũng diễn ra với số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới.
Những dấu hiệu của nhu cầu yếu đã khiến các nhà sản xuất giảm nhẹ sản lượng và số lượng việc làm tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 10. Mặc dù chỉ ở mức khiêm tốn, tốc độ giảm việc làm là cao nhất kể từ tháng 3/2015.
Hoạt động mua hàng không thay đổi trong tháng 10, từ đó kết thúc thời kỳ tăng kéo dài 46 tháng.
Nikkei cho biết chi phí đầu vào trong tháng 10 tăng nhẹ với tốc độ cao nhất 5 tháng. Để đáp lại mức tăng cao hơn của giá cả đầu vào, các công ty đã tăng giá đầu ra lần đầu tiên trong 11 tháng.
Mức độ lạc quan trong kinh doanh đã tăng trở lại từ mức thấp của 13 tháng được ghi nhận trong tháng 9, quay trở lại mức được ghi nhận trong tháng 8. Các công ty tự tin rằng sản lượng sẽ tăng trong năm tới, và tình trạng lạc quan tích cực thường được cho là do kỳ vọng thị trường tăng.
Ông Andrew Harker, Phó giám đốc IHS Markit đánh giá giai đoạn trì trệ của lĩnh vực sản xuất Việt Nam tiếp tục kéo sang tháng 10 khi các công ty có vẻ thận trọng về sản lượng, việc làm và hoạt động mua hàng trong bối cảnh các dấu hiệu cho thấy số lượng đơn đặt hàng mới tăng yếu hơn và tình trạng cầu trên thế giới giảm.
Tuy nhiên, cần lưu ý là mối quan hệ lịch sử giữa PMI của Việt Nam và dữ liệu chính thức cho thấy ngay cả khi kết quả chỉ số ở mức quanh 50 điểm vẫn có thể chuyển thành mức tăng trưởng mạnh theo các số liệu chính thức.
"Do đó, những gì chúng ta có vẻ đang chứng kiến lúc này chỉ là sự suy giảm tăng trưởng chứ không phải bất cứ điều gì đáng quan ngại khác", ông Andrew Harker cho hay.
The Theleader.vn
Điều gì khiến cổ phiếu nhóm bất động sản hạ tầng, khu công nghiệp "dậy sóng"? Trước khi có "gợi ý" của Tổng thống Mỹ, cổ phiếu nhóm bất động sản hạ tầng, khu công nghiệp đã "rục rịch" tăng trong nhiều tháng trở lại đây. Ảnh minh họa. Cổ phiếu "dậy sóng" Phiên giao dịch ngày 14/05 chứng kiến giao dịch khởi sắc của hầu hết cổ phiếu nhóm bất động sản hạ tầng, khu công nghiệp trong...