Sản xuất công nghiệp có xu hướng phục hồi nhanh
Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 8 ước tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2022, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2021.
Sản xuất xe ô tô tại nhà máy Ford Hải Dương. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 10,4%, đóng góp 8,1 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 6,8%, đóng góp 0,6 điểm phần trăm. Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,8%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm. Ngành khai khoáng tăng 4,2%, đóng góp 0,6 điểm phần trăm trong mức tăng chung.
Chỉ số sản xuất 8 tháng năm 2022 của một số ngành công nghiệp trọng điểm tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, sản xuất đồ uống tăng 26,8%; sản xuất trang phục tăng 22,5%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 18,5%…
Ở chiều ngược lại, chỉ số chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp của một số ngành giảm, như: sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 6,3%; sản xuất kim loại giảm 0,8%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 0,7%.
Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số sản xuất công nghiệp 8 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 61 địa phương và giảm ở 2 địa phương trên cả nước. Theo đó, có một số địa phương có chỉ số chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao.
Video đang HOT
Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng thấp hoặc giảm khi hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chưa lấy lại đà tăng trưởng cao như thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh; ngành khai khoáng và ngành sản xuất, phân phối điện tăng thấp hoặc giảm.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 8 tháng năm 2022 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: bia tăng 31,2%; thủy hải sản chế biến tăng 20,7%; linh kiện điện thoại tăng 19,6%; ô tô tăng 13,9%…
Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước: sắt, thép thô giảm 12,3%; ti vi giảm 10,7%; phân hỗn hợp NPK giảm 6%…
Hiện, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/8/2022 tăng 0,6% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 23.2% so với cùng thời điểm năm trước.
Trong đó, lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước không đổi và giảm 6,1%; doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 0,7% và tăng 20,1%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,5% và tăng 27,1%.
Nhằm tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng góp vào tăng trưởng công nghiệp và xuất khẩu, các chuyên gia kinh tế cho rằng, Chính phủ và các bộ, ngành địa phương cần tăng cường hơn nữa các buổi đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, lắng nghe những ý kiến từ cộng đồng doanh nghiệp. Từ đó tiếp tục có những chính sách đúng và trúng, tạo thuận lợi hơn nữa cho cộng đồng doanh nghiệp, tạo đột phá để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm.
Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, các địa phương cần tổ chức lại sản xuất hướng đến nền sản xuất công nghiệp hiện đại, quy mô lớn, sản xuất và tiêu dùng xanh; đồng thời, cơ cấu lại sản xuất tiến tới các mặt hàng xuất khẩu chuyển dần lên phân khúc cao cấp tại các thị trường nhập khẩu.
Bên cạnh đó, cần hỗ trợ và hướng dẫn thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) cho doanh nghiệp xuất khẩu một cách nhanh chóng, thuận lợi nhất; tư vấn cho các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam để thâm nhập thị trường một cách dễ dàng và bền vững hơn; tiếp tục đẩy mạnh khai thác, tận dụng lợi thế của các FTA…
Các doanh nghiệp ngành sản xuất công nghiệp nỗ lực mở rộng sản xuất
Tổng cục Thống kê cho biết, sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 7/2022 tiếp tục phục hồi, ước tăng 1,6% so với tháng trước và tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước do các doanh nghiệp nỗ lực mở rộng sản xuất bù lại khoảng thời gian 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Theo đó, so với cùng kỳ năm trước, ngành chế biến, chế tạo tăng 12,8%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,2%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,7%; riêng ngành khai khoáng giảm 1,5%.
Tính chung 7 tháng năm 2022, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước .
Theo đó, chỉ số sản xuất 7 tháng năm 2022 của một số ngành công nghiệp trọng điểm tăng cao so với cùng kỳ năm trước là: sản xuất trang phục tăng 23,1%; sản xuất thiết bị điện tăng 21%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 20,1%; sản xuất đồ uống tăng 19,5%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 15,1%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 11%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 10,3%...
Ở chiều ngược lại, chỉ số sản xuất công nghiệp của một số ngành giảm: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 8,4%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị giảm 3,5%; thoát nước và xử lý nước thải giảm 2,5%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 2,4%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 1,4%...
Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra, 7 tháng năm 2022, so với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 61 địa phương và giảm ở 2 địa phương trên cả nước. Một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phục hồi mạnh mẽ; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao.
Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng thấp hoặc giảm khi hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVOD-19, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chưa lấy lại đà tăng trưởng cao như thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh; ngành khai khoáng và ngành sản xuất, phân phối điện tăng thấp hoặc giảm.
Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/7/2022 tăng 1,2% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 11,3% so với cùng thời điểm năm trước; trong đó, lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước không đổi và giảm 5,1%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 0,7% và tăng 6,6%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,5% và tăng 14,1%.
Để ngành sản xuất công nghiệp tăng trưởng mạnh trong thời gian tới, các chuyên gia kinh tế cho rằng, yêu cầu về nâng cao năng lực cạnh tranh ngày càng cao, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải chuyển đổi tư duy phát triển, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn lực bên ngoài sang chủ động phát triển nội lực, đẩy mạnh sáng tạo, vươn lên làm chủ công nghệ, hình thành năng lực sản xuất mới có tính tự chủ và khả năng thích ứng, chống chịu cao.
Đồng thời, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị công nghiệp toàn cầu thông qua đẩy mạnh học tập, cải tiến, làm chủ về công nghệ nhất là các công nghệ lõi, công nghệ nguồn, công nghệ số, công nghệ vật liệu cơ bản; chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trần Quốc Phương chỉ đạo các địa phương cần hỗ trợ tích cực cho phục hồi, phát triển nhanh sản xuất kinh doanh, nhất là các ngành, lĩnh vực quan trọng, tiết giảm chi phí, bảo đảm nhu cầu huy động vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân trên cơ sở bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, các cân đối lớn.
Doanh nghiệp công nghiệp kỳ vọng tận dụng đà tăng trưởng sản xuất Mặc dù thị trường giá cả đang bị tác động bởi giá vàng, giá dầu của thế giới; số ca mắc COVID-19 cũng có xu hướng tăng khi các hoạt động gần như mở cửa hoàn toàn... nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn TP Hồ Chí Minh không bị ảnh hưởng nhiều. Công nhân lao động Công ty cổ...