Sàn vàng “ảo” đình đám ở Sài Gòn vừa bị triệt phá hoạt động thế nào?
Ngoài việc hỗ trợ người chơi lập tài khoản để tham gia vào các giao dịch “ảo”, sàn IMMS đã dùng chiêu cấp tín dụng khống với lãi suất 2%/tháng để “câu” những nhà đầu tư hám lợi.
Lực lượng chức năng làm việc với giám đốc Công ty IMMS
Cục cảnh sát phòng chống tội phạm Công nghệ cao C50 phối hợp Cục cảnh sát Hình sự Bộ Công an và Cục An ninh, tài chính – tiền tệ (A84) Bộ Công an, đã tiến hành khám xét trụ sở Công ty Cổ phần Đầu tư và Tiếp thị Sài Gòn (IMMS JSC, đường Nguyễn Công Trứ, quận 1, viết tắt Công ty IMMS). Sau quá trình khám xét, lực lượng chức năng cũng đã thực hiện lệnh bắt giữ đối với Đặng Hữu Trung – Giám đốc Công ty IMMS và 3 người khác về hành vi “Kinh doanh trái phép”.
Sàn vàng “ảo” do Đặng Hữu Trung và các đối tượng liên quan điều hành bị cho là đã huy động hàng trăm tỷ đồng nhà các nhà đầu tư thông qua từng tài khoản để kinh doanh vàng trái phép. Cụ thể, cảnh sát phát hiện gần 6.000 tài khoản với tổng số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng được các nhà đầu tư kinh doanh đóng qua tài khoản của một phần mềm mà Công ty IMMS mua từ nước ngoài.
Công ty IMMS thực chất là một sàn vàng “ảo”
Theo tìm hiểu của PV Dân trí, trước thời điểm bị cảnh sát khám xét, Công ty IMMS (sàn IMMS) đã áp dụng chiêu thức huy động tín dụng với lãi suất 2%/tháng. Những người từng tham gia vào các giao dịch “ảo” của vàng tài khoản khẳng định, việc huy động tín dụng của sàn IMMS như vậy đã thể hiện sàn vàng “ảo” này đang đứng bên bờ vực phá sản.
Video đang HOT
Anh Nguyễn Đăng Th. (kinh doanh vàng trên sàn FX, ngụ quận 1) cho biết: “Việc huy động vốn của sàn vàng IMMS với lãi suất 2%/tháng thực chất chỉ là huy động vốn ảo. Nếu kinh doanh đàng hoàng không sàn nào bỏ ra lãi suất 24%/năm như vậy. Đó là điều phi lý vì nếu áp dụng kiểu lãi suất đó sàn có in ra tiền cũng không đủ trả cho khách. Trong khi hầu hết các sàn đã “bặt vô âm tín” thì việc các sàn huy động vốn như trên chỉ là chiêu thức dụ dỗ nhà đầu tư chứ thực chất không có thật”.
“Khi tung lãi suất hấp dẫn, khách sẽ ồ ạt đổ về các sàn và sàn sẽ dùng số tiền trên để luôn chuyển cho khách và chuyển qua hình thức kinh doanh vàng tài khoản với lãi suất 0%. Nếu khách hàng thắng nhỏ sàn sẽ sẵn sàng chi trả nhưng nếu khách hàng thắng lớn sàn sẽ ngắt nối với hệ thống. Điều này thường xảy ra với thị trường kinh doanh vàng tài khoản tại Việt Nam suốt thời gian qua” – Anh Th. khẳng định.
Một phần mềm giao dịch vàng tài khoản trên mạng
Cũng theo anh Th., những người có thâm niên về kinh doanh vàng tài khoản cho rằng, với những chiêu thức trên chủ sàn sẽ dễ dàng nhận ra nhưng những người mới để dụ dỗ. Có thể, các sàn trên cũng chỉ “tung hỏa mù” để lừa gạt khách “lần cuối” trước khi đóng cửa như những sàn khác. Do vậy, trong những trường hợp trên khách phải hết sức tỉnh táo để tránh “tiền mất tật mang”.
Cùng quan điểm với anh Th., anh T. (ngụ quận 7) chia sẻ: “Chắc chắn đây là hình thức lừa đảo của các sàn giao dịch “ảo” nhằm thu lợi bất chính. Theo tình hình kinh doanh vàng tài khoản tại Việt Nam thời điểm này thì việc huy động vốn với lãi suất cao chỉ là chiêu “giãy chết” của các sàn vàng “ảo” nhằm trục lợi bất chính từ khách hàng.
Nhiều tài liệu liên quan đến việc làm ăn phi pháp bị lực lượng cảnh sát thu giữ
Trong chuyên án mà Cục cảnh sát phòng chống tội phạm Công nghệ cao C50 phối hợp Cục cảnh sát Hình sự Bộ Công an và Cục An ninh, tài chính – tiền tệ (A84) thực hiện tại Công ty IMMS, quá trình thu thập tài liệu, điều tra cho thấy, dù thông tin Công ty IMMS công bố về việc liên kết trực tiếp với nhà đầu tư nước ngoài nhưng thực chất đây chỉ là một sàn vàng “ảo”, không liên kết với bất kì quốc gia nào, toàn bộ số tiền họ gửi vào tài khoản đều bị IMMS sử dụng riêng. Cơ quan điều tra xác định có hàng ngàn tài khoản với tổng vố vốn hàng trăm tỷ đồng đã được IMMS huy động trái phép.
Khi tham gia giao dịch trên phần mềm này, khách hàng lầm tưởng là giao dịch với đối tác nước ngoài nhưng thực tế sàn này không liên kết với bất kỳ quốc gia nào. Bên cạnh đó, Công ty IMMS Holdings được xác định là không có giấy phép của cơ quan chức năng quản lý Nhà nước. Cụ thể, Công ty IMMS được thành lập từ giữa tháng 10/2012, trong doanh mục theo giấy phép kinh doanh của công ty này có mục sản xuất, buôn bán kim loại màu và kim loại quý và có một số danh mục hoạt động trong lĩnh vực truyền thông…. hoàn toàn không được phép kinh doanh, huy động vàng qua mạng Internet.
Trung Kiên – Xuân Hinh
Theo Dantri
Khởi tố 8 bị can trong vụ triệt phá 2 đường dây logo "xe vua"
Ngày 8/9, trao đổi với PV Dân trí, Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội C45 - Bộ Công an cho biết, đơn vị đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam 4 tháng đối với 8 đối tượng trong 2 đường dây bán logo "xe vua" ở TPHCM.
Trước đó, trưa 26/8, các trinh sát của C45 phối hợp với Công an TPHCM triệt phá 2 đường dây bán logo "bảo kê" cho xe tải ở khu vực TPHCM và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai do 2 đối tượng Lê Thị Cẩm Vân (33 tuổi) và Trần Văn Thới (tự Út, 39 tuổi, cùng ngụ huyện Bình Chánh) cầm đầu.
Hai đối tượng cầm đầu 2 đường dây bán lo go "xe vua"
Ngoài 2 đối tượng cầm đầu là Vân và Thới, công an đã khởi tố thêm 6 đối tượng khác là: Mai Văn Thái Em (36 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh); Trần Quốc Thái (44 tuổi), Huỳnh Tấn Thắng (30 tuổi, cùng ngụ Long An); Trần Trọng Nhân (27 tuổi), Nguyễn Mai Hữu Nhân (25 tuổi, cùng ngụ An Giang) và Nguyễn Văn Phúc (48 tuổi, ngụ quận 6) cùng về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Kết quả điều tra ban đầu xác định, Lê Thị Cẩm Vân là đối tượng cầm đầu tổ chức bán các logo "Xe chở hàng", "DNTN gạch Cẩm Vân". Vân khai báo đã hoạt động từ đầu năm 2015 đến nay, thu lợi bất chính khoảng 3 tỉ đồng/tháng.
Riêng Trần Văn Thới cầm đầu đường dây bán logo "xe vua" mang tên "Gara Thành Đô". Thới khai nhận đã hoạt động từ tháng 6/2013 đến nay thì bị triệt phá.
Những đối tượng giúp việc cho 2 "ông trùm" trong đường dây bán lo go "xe vua" cũng bị khởi tố
Theo Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, đây là nhóm đối tượng tự xưng có quen biết với nhiều cán bộ, lãnh đạo của Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông, đoàn kiểm tra liên ngành và thực hiện việc in ấn các loại logo sau đó bán cho các nhà xe với giá từ 2,5- 3 triệu đồng/1 logo/1 tháng.
Hiện công an đang mở rộng điều tra.
Đình Thảo
Theo Dantri
Chuyện chưa kể về cuộc truy lùng kẻ biến thái "trên giời" Ở những góc khuất của mạng Internet có những sự thật mà khiến cho người ta phải rùng mình. Đó là sự tồn tại, phát triển âm thầm của những trang web dành cho dân đồng tính với sở thích bệnh hoạn là "yêu" các bé trai. Đầu năm 2015, lực lượng điều tra thuộc Phòng 2 Cục Cảnh sát phòng chống tội...