Săn tổ ong “khủng” 10 tầng chưa từng thấy ở biên giới Nghệ An – Lào
Theo anh Nguyễn Phùng Quản (31 tuổi) ở xóm 7, xã Nam Hưng, vào mùa ong, người dân quê anh thường vào rừng đi săn ong lấy mật và lấy tổ ong về bán. Cách đây mấy ngày, đang “truy” ong trên rừng Thanh Thủy, Thanh Chương – đoạn biên giới giáp Lào thì nhóm săn ong của anh bắt gặp 1 tổ ong lớn.
Đây là tổ của loài ong căn la, người Bắc gọi là ong bầu trời – một loại ong nhỏ hơn ong đất nhưng đốt độc hơn ong vò vẽ.
Những ngày cuối tháng 10, người dân đi săn ong ở xã Nam Hưng, huyện Nam Đàn đã săn được một tổ ong khủng, nặng hơn 20 kg.
Tổ ong “khủng” 10 tầng, nặng hơn 20 kg. Ảnh: Thanh Phú
Do tổ ong to, lại đóng ở trên cây cao hàng chục mét, nên việc lấy tổ vô cùng khó khăn. Ngoài việc phải trèo cao, người trèo còn mang mặc nhiều lớp quần áo bảo hộ nên khá phức tạp.
Cũng như lấy tổ của nhiều loài ong khác, khi lấy tổ ong này, người trèo tiếp cận được tổ là giật ngay, cột dây thả xuống gốc, mặc sức ong bám đốt quanh mình.
Video đang HOT
Anh Nguyễn Phùng Quản và tổ ong “khủng” vừa săn được. Ảnh: Thanh Phú
Anh Quản cho rằng lấy được tổ ong này đã khó, đưa được về nhà nguyên vẹn càng khó hơn. Do tổ ong lớn, ôm không xuể, anh và bạn đã phải cột dây mang sau lưng, mới đưa được ra khỏi rừng .
Khi đưa tổ ong khủng về nhà, nhiều người hiếu kỳ đã đổ xô đến xem. Tổ ong có 10 tầng, tầng giữa là lớn nhất với đường kính hơn 0,9 m và nhỏ dần về 2 đầu, các tầng đang còn nguyên nhộng. Tổ ong có trọng lượng hơn 20 kg, cao gần 0,7m. “Đây là tổ ong lớn nhất từ trước đến nay mà tôi săn được” – anh Quản chia sẻ.
Rất khó khăn khi di chuyển tổ ong “khủng”. Ảnh: Thanh Phú
Ngay sau đó, tổ ong “khủng” đã được chủ nhân khiêng ra quốc lộ 15 để bán cho khách qua đường. Tổ ong loài căn la thường được bán lẻ tại đây với giá từ 160 – 250 đồng/kg, tùy từng thời điểm.
Được biết Nam Hưng là địa phương nổi tiếng về nghề săn ong trong tỉnh Nghệ An, hiện cả xã có đến mấy chục người chuyên nghề săn ong, tập trung ở các xóm 7, 9 , 10. Theo kinh nghiệm dân gian, càng cuối mùa ong thì săn được nhiều tổ to.
Theo Huy Thư (Báo Nghệ An)
Ban ngày làm đồng, tối đến rủ nhau đi săn cua béo lại kiếm bộn tiền
Thời điểm này, trên các cánh đồng ở huyện Thanh Chương (Nghệ An) có rất nhiều cua, ban đêm người dân tranh thủ thời gian ra đồng săn bắt và kiếm được 200 - 350 nghìn đồng/người/đêm.
Từ tháng 7 - 10 hàng năm, sau vụ gặt là mùa loài cua sinh sôi, ban đêm trên các đồng người dân ở các xã Thanh Tùng, Thanh Hà, Thanh Mai (Thanh Chương) thường tranh thủ ra bắt cua kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Diệp Phương
Dụng cụ mang theo gồm chiếc đèn pin, xô đựng cua và con dao dùng khi gặp những con cá, con lươn. Ảnh: Diệp Phương
Ban đêm, khi gặp ánh đèn pin chiếu vào, cua thường nằm im nên rất dễ bắt. Còn ban ngày chỉ cần nghe tiếng động là chúng bơi xuống nước hoặc trốn vào hang. Ảnh: Diệp Phương
Người dân thường ra đồng bắt cua khi màn đêm vừa buông, từ lúc 18h30 - 21h. Thời gian này là lúc cua thường đi kiếm ăn, nổi trên mặt nước rất dễ bắt. Thời điểm này thời tiết thuận lợi, nguồn thức ăn phong phú nên cua rất béo và nhiều thịt. Ảnh: Diệp Phương
Thông thường, mỗi buổi tối một người có thể bắt được khoảng 5 - 7kg cua đồng với mức giá từ 45.000 - 50.000 đồng/kg, giúp bà con có thêm một nguồn thu đáng kể. Ảnh: Diệp Phương
Theo Diệp Phương (Báo Nghệ An)
Người dân đóng góp làm hệ thống dẫn nước từ rừng về nhà trị giá 500 triệu đồng Tổng kinh phí xây dựng đường nước là 500 triệu đồng, trong đó 40% kinh phí được hỗ trợ từ chương trình tưới cho cây trồng cạn của Chi cục Thủy lợi tỉnh, 60% do các hộ dân tại Đội sản xuất số 1 đóng góp. Sau hơn 4 tháng chung sức xây dựng, đến nay Đội sản xuất số 1 (thuộc Tổng...