Săn tin hội nghị Mỹ-Triều nhưng chỉ ghi lại được ảnh một đám cưới
Các phóng viên chờ hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều tại Hà Nội trải qua những ngày dài đứng trước cổng vào của một nhà khách, đôi khi tất cả những gì họ ghi được là một đám cưới.
Sáng 20.2, tại khuôn viên một nhà khách ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, một đám cưới đã diễn ra trước ít nhất 30 ống kính máy quay, máy ảnh. Đó không phải là chủ ý của cô dâu chú rể, những ống kính máy ghi hình không chờ đợi đám cưới đó, nhưng họ vẫn quay và chụp mọi thứ xảy ra trong khuôn viên.
Đó là hàng chục phóng viên đang rải rác khắp khu nhà để tìm kiếm thông tin và hình ảnh về phái đoàn Triều Tiên. Từ hơn một tuần trước, các phóng viên đã tập trung về đây cùng nhiều địa điểm khác của Hà Nội để săn tìm mọi diễn biến trước thềm hội nghị thượng đỉnh của Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vào ngày 27-28.2.
“Độc giả của chúng tôi quan tâm kiểu tóc Kim Jong Un nhất”
Các phóng viên Hàn Quốc, Nhật Bản rải khắp khuôn viên một nhà khách, những nơi được phép tiếp cận. Ảnh: Thuận Thắng.
Một quay phim của đài Fuji (Nhật Bản) nói rằng ông đã bay từ Malaysia sang Hà Nội và dành toàn bộ 3 ngày vừa qua tại đây.
“Đất nước Singapore được tổ chức quá chặt chẽ và nghiêm ngặt. Nó tốt cho họ, nhưng không tốt cho công việc của chúng tôi”, ông nói với Zing.vn. “Hà Nội vui, có phần náo động hơn Singapore, chúng tôi thoải mái hơn”.
“Tôi nghĩ vài ngày tới thì mọi thứ sẽ không được thế này nữa, nhưng ít ra bây giờ vẫn còn thoải mái. Tôi có thể đến đây từ khi quán mở cửa, gọi một cốc cafe và đợi đến lúc chiếc xe cuối cùng rời đi. Thời tiết của Hà Nội còn đẹp hơn ở Singapore năm trước”, ông nói từ ban công của quán cafe trong khuôn viên một khu nhà, với máy quay vẫn hướng về phía mà ông cho rằng phái đoàn Triều Tiên đang lưu lại, cũng là nơi mà khách khứa của buổi tiệc cưới đang đến. Ông cho biết đội phóng viên của Fuji đến sự kiện này có hơn 50 người.
Tại đây, phóng viên Hàn Quốc là nhóm đông đảo nhất. Các đài truyền hình hoặc hãng tin lớn của Hàn thường có một vài phóng viên rải rác khắp khuôn viên một địa điểm, có những quay phim chỉ đứng từ sáng đến tối trước cửa ra vào.
Video đang HOT
“Độc giả của chúng tôi muốn biết mọi thứ về phái đoàn Triều Tiên, các hoạt động của họ, họ gồm ai, làm gì mỗi ngày. Họ quan tâm kiểu tóc, trang phục của Chủ tịch Kim còn hơn chương trình nghị sự, dù điều đó có liên hệ thiết thân với họ”, một phóng viên Hàn Quốc nói.
Aron Kim, một người Hàn sống tại Hà Nội, nói rằng vấn đề Triều Tiên vốn là mối quan tâm của người Hàn Quốc, và việc hội nghị Mỹ – Triều diễn ra tại Hà Nội càng làm anh cảm thấy vấn đề gần gũi với mình hơn bao giờ hết.
Trong khi đó, với những cư dân Hà Nội như chị Trần Thị Phượng (37 tuổi, làm việc tại quận Hoàn Kiếm), sự có mặt của các phóng viên còn gây hiếu kỳ hơn hội thảo họ đang chờ đợi vào ngày 27-28.2.
“Tôi không biết họ làm gì, nhưng họ trông thú vị”, chị nói trong lúc chụp lại một bức ảnh của các phóng viên đang tác nghiệp. “Có một hội nghị của hai nhà lãnh đạo à? Tốt thôi, nếu chúng tôi có thể giúp làm thế giới hòa bình hơn thì thật tốt”.
“Tôi không biết mình đi đâu ngày mai”
Sung Dong Hoon, phóng viên ảnh của hãng tin News 1 (Hàn Quốc), là một trong những ngày trải qua gần như trọn ngày tại khu nhà khách. Sung cũng nói rằng anh ta không biết mình đi đâu ngày mai.
Trước chiều 20.2, tâm điểm trong phái đoàn Triều Tiên là Kim Chang Son, người được coi là chánh văn phòng của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Bên ngoài nhà khách, ông Kim ghé qua một số khách sạn lớn trong thành phố, buộc các phóng viên Hàn Quốc bước vào một cuộc rượt đuổi và dự đoán “đường đi nước bước” của mình.
Đến tối 20.2, đặc phái viên Triều Tiên Kim Hyok Chol đã đến Hà Nội, trở thành nhân vật cao cấp nhất trong phái đoàn Triều Tiên xuất hiện để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh. Ông chính là người sẽ đàm phán với đặc phái viên Mỹ Stephen Biegun để thỏa thuận những điểm cuối cùng cho chương trình nghị sự của hai nhà lãnh đạo.
Công việc của ông sẽ quyết định sự thành bại của hội nghị và ảnh hưởng đến hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, nhưng các phóng viên Hàn Quốc nói rằng độc giả của họ sẽ quan tâm hơn việc ông sẽ nghỉ lại đâu, hay chiếc xe mà ông Kim Jong Un sẽ dùng để di chuyển tại Hà Nội.
Các phóng viên, chủ yếu của các hãng Hàn Quốc, ngồi từ một quán cafe có ban công để bao quát khu nhà họ cần theo dõi. Ảnh: Đức Anh.
Giống như truyền thống đảm bảo an ninh đã từng diễn ra ở Singapore, lịch trình của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vẫn được giấu kín. Khác với tổng thống Mỹ với phương tiện di chuyển và công du được giữ nguyên tại mọi nơi ông đến, hiện vẫn chưa biết ông Kim sẽ đến Triều Tiên bằng máy bay hay tàu lửa.
Ông Kim Jong Un cũng được cho có thể tiếp nối truyền thống của ông nội mình, chủ tịch Kim Nhật Thành, người đã từng thăm Việt Nam 2 lần. Tuy nhiên, trong 2 chuyến thăm này, ông Kim Nhật Thành đã đến Việt Nam một lần bằng tàu lửa, và một lần bằng máy bay.
Các phóng viên tác nghiệp tại mọi địa điểm có thể xung quanh khu nhà. Ảnh: Quỳnh Trang.
Trong những lần công du trước, ông Kim đến Bắc Kinh ba lần bằng tàu lửa, nhưng lại đi máy bay đến Singapore, hoặc Đại Liên (Trung Quốc).
Vào cuối ngày hôm đó, Sung cùng các đồng nghiệp chụp được cảnh ông Kim Hyok Choi về nhà nghỉ, sau một buổi sáng họ chỉ đứng để ghi hình một đám cưới.
Rồi họ sẽ có thêm một vài ngày thoải mái, trước khi an ninh bị thắt chặt thêm và thời tiết có thể không còn đẹp.
Theo Vy Xuân – Đức Anh (Zing)
Quan chức Mỹ-Triều chuẩn bị bản tuyên bố chung cho thượng đỉnh lần 2
Ngày 29/1, Giám đốc cơ quan tình báo quốc gia của Hàn Quốc cho biết, Mỹ và Triều Tiên có vẻ như đang bắt đầu chuẩn bị cho bản tuyên bố chung cho các nhà lãnh đạo của họ để phát vào hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều lần 2 vào tháng tới.
Không những sẽ găp nhau, có nhiều dấu hiệu cho thấy quan chức hai bên đang chuẩn bị bản tuyên bố chung cho hội nghị thượng đỉnh lần hai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Trước đó, có nhiều nguồn tin cho biết, hội nghị thượng đỉnh lần 2 sẽ diễn ra tại Hà Nội. Tuy nhiên, đến nay, thông tin về địa điểm cuộc gặp gỡ Trump- Kim vẫn chưa được tiết lộ.
Ông Suh Hoon, Giám đốc cơ quan tình báo quốc gia ( NIS) của Hàn Quốc cho biết, ông hy vọng hai bên bắt đầu thảo luận về những vấn đề chính cho cuộc gặp sắp tới giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
"Tôi tin rằng, họ sẽ bắt đầu làm việc cùng nhau về các chủ đề của hội nghị thượng đỉnh để thảo ra một bản tuyên bố chung tại các cuộc đàm phán cấp làm việc giữa Mỹ- Triều Tiên cùng với các chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều lần 2 chẳng hạn như vấn đề an ninh và nghi lễ", giám đốc NIS đã nói như vậy tại ủy ban tình báo của quốc hội.
Tại cuộc họp thượng đỉnh Mỹ- Triều lần đầu tiên tại Singapore hồi tháng 6/2018, ông Trump và ông Kim đã ra được tuyên bố chung kêu gọi phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên bán đảo Triều Tiên.
Ông Suh là quan chức hàng đầu của Hàn Quốc công nhận về khả năng ra tuyên bố chung mới tại cuộc hop thượng đỉnh lần 2 giữa ông Trump và ông Kim.
Trước đó, ngay sau chuyến đi của đặc phái viên Triều Tiên Kim Yong-chol tới Mỹ, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho biết, cuộc gặp lần 2 giữa ông với ông Kim sẽ có thể được diễn ra vào tháng 2.
Giám đốc NIS cho biết, chuyến đi của đặc phái viên Triều Tiên tới Washington hồi đầu tháng này có vẻ như nhận được nhiều tín hiệu tốt và có thể dẫn tới các cuộc thảo luận sâu rộng về các vấn đề một cách thân thiện.
Ông nói: " Khi cả Triều Tiên và Mỹ đều bày tỏ sự hài lòng và các cuộc đàm phán ở cấp độ làm việc được bắt đầu một cách nghiêm túc, chúng tôi hy vọng các cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa sẽ được nhanh chóng xúc tiến".
HÀ THU
Theo TPO
Phái đoàn Mỹ, Triều chuẩn bị cho hội nghị Trump-Kim Đại diện của Mỹ và Triều Tiên được cho là sẽ gặp gỡ đại diện phía Mỹ để sắp xếp chương trình nghị sự cho hội nghị thượng đỉnh lần hai giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un vào ngày 27-28/2 tới, truyền thông Hàn Quốc đưa tin. Đặc phái viên Triều Tiên Kim Hyok-chol (phải) và người đồng...