Sàn tiền ảo ‘mọc như nấm sau mưa’, Bộ Tài chính lên tiếng cảnh báo
Bộ Tài chính cảnh báo người dân về nhiều sàn tiền ảo trái phép được lập ra ồ ạt và thu hút sự quan tâm của nhiều người, cơ quan này đã khuyến cáo người dân về những hệ lụy.
Một trang website về tiền ảo ở Việt Nam. (Nguồn: Dân trí)
Cụ thể, theo văn bản của Bộ Tài chính, trong thời gian qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thường xuyên phối hợp với các cơ quan công an về các vụ việc liên quan đến các sàn giao dịch, tiền ảo, chứng khoán có tính chất tương tự đã xảy ra tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước và đang có xu hướng diễn ra thường xuyên hơn.
Các sàn tiền ảo được xác định như Sàn giao dịch Forex (tại trang web www.forex.com) tại Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội; Sàn giao dịch Emrfx (www.emrfx.com) tại tỉnh Nghệ An…)
“Theo thông tin từ các cơ quan công an cung cấp, nhìn chung các sàn giao dịch này thường có cùng một số đặc điểm tương đồng, chủ yếu hoạt động kêu gọi đầu tư trái phép do nhiều cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước (không xác định được tư cách pháp nhân) tự lập, lôi kéo nhà đầu tư tham gia đầu tư dưới nhiều hình thức (mua bán chứng khoán quốc tế, đồng tiền kỹ thuật số, giao dịch quyền lựa chọn nhị phân (Binary Option) với hình thức dự đoán giá trị lên xuống của một tài sản (có thể là đồng tiền ảo crypto, vàng, chứng khoán, cổ phiếu, tỷ giá…)”, Bộ Tài chính khẳng định.
Video đang HOT
Dẫn các quy định của pháp luật, Bộ Tài chính cho biết, theo các quy định pháp lý liên quan đến sàn giao dịch chứng khoán, chứng khoán, hiện chỉ có Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội được phép tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán tại Việt Nam.
Cũng theo pháp luật chứng khoán, tiền ảo không phải là một loại chứng khoán.
“Hiện, Việt Nam chưa có quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành, mua bán, trao đổi tiền ảo, tài sản ảo, đồng thời cũng chưa quy định đơn vị chính thức quản lý việc phát hành và giao dịch các đồng tiền ảo, tài sản ảo”, Bộ Tài chính thông tin.
Bộ Tài chính đã thành lập Tổ nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo nhằm triển khai công tác nghiên cứu, đề xuất các nội dung chính sách, cơ chế quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính có liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo.
Theo Bộ Tài chính, trong thời gian tới, Ủy Ban chứng khoán Nhà nước thuộc Bộ Tài chính sẽ tiếp tục triển khai công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tài sản ảo, tiền ảo, đồng thời tăng cường cảnh báo về những rủi ro, nguy cơ và hệ lụy của việc tham gia mua bán, giao dịch, đầu tư, kinh doanh tài sản ảo, tiền ảo bất hợp pháp.
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2021 diễn ra chiều nay (2/3), Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú cũng lên tiếng cảnh báo về sàn giao dịch Forex.
Theo ông Đào Minh Tú, việc cung ứng các dịch vụ mua bán ngoại tệ hay phái sinh ngoại tệ phải do các tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cấp phép mới được phép tổ chức hoạt động, nhưng đến nay Ngân hàng Nhà nước chưa cấp phép cho dịch vụ nào ngoài những cái đã được cấp phép trước đó. Vì vậy, những tổ chức hoạt động như sàn Forex hiện nay hoàn toàn không đúng quy định của pháp luật.
“Với người dân, việc đưa tiền vào đây là rất rủi ro và pháp luật không bảo hộ cho những rủi ro đó nên người dân phải rất thận trọng, nhất là với những mời chào hưởng phần trăm lợi nhuận cao. Đó là dấu hiệu của sự lừa đảo”, ông Tú cảnh báo.
Hải quan thực hiện Thông tư về thời điểm nộp C/O trong Hiệp định EVFTA
Tổng cục Hải quan đã có chỉ đạo cục hải quan các tỉnh, thành phố chủ động tập huấn triển khai Thông tư 07/2021/TT-BTC quy định thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong Hiệp định EVFTA, có hiệu lực từ 1/3/2021.
Cán bộ hải quan hướng dẫn DN hoàn thiện thủ tục XNK. Ảnh: Hải Anh
Để có cơ sở thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (Hiệp định EVFTA), ngày 25/1/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 07/2021/TT-BTC quy định thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.
Theo đó, Thông tư 07/2021/TT-BTC quy định người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu tại thời điểm làm thủ tục hải quan theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Thông tư số 38/2018/TT-BTC quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Đáng chú ý tại điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2021/TT-BTC quy định trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu tại thời điểm làm thủ tục hải quan để áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định tại Hiệp định EVFTA, người khai hải quan phải khai chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ trên tờ khai hải quan nhập khẩu và được khai bổ sung, nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn không quá 2 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu và trong thời hạn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ sau thời hạn hiệu lực quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 vì lý do bất khả kháng hoặc các lý do hợp lệ khác nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nhập khẩu hoặc các trường hợp xuất trình muộn khác, Bộ Tài chính (cụ thể là Tổng cục Hải quan) xem xét, quyết định việc áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định tại Hiệp định EVFTA đối với các trường hợp cụ thể.
Đối với trường hợp xuất trình muộn khác, hàng hóa phải được nhập khẩu trong thời hạn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Việc kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa để áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định tại Hiệp định EVFTA thực hiện theo Thông tư 38/2018/TT-BTC quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Thông tư 62/2020/TT-BTC về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 38/2018/TT-BTC và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Đối với các tờ khai hải quan của mặt hàng nhập khẩu đăng ký từ ngày 1/8/2020 đến trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, nếu đáp ứng đủ các quy định để được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định tại Hiệp định EVFTA, Nghị định 111/2020/NĐ-CP quy định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định EVFTA giai đoạn 2020-2022.../.
Chỉ tiêu trả nợ Chính phủ có xu hướng tăng Năm 2021, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 368.276 tỉ đồng, chủ yếu là trả nợ trong nước với khoảng 323.093 tỉ đồng, bằng khoảng 27,4% thu ngân sách... Ảnh minh họa "Dự báo giai đoạn 2021-2025 chỉ tiêu trả nợ của Chính phủ có xu hướng tăng nhanh và còn có nguy cơ vượt ngưỡng 25% vào năm...