Sẵn sàng trên đôi cánh mới
Về Sân bay Kép lần này, chúng tôi không khỏi cảm giác choáng ngợp.
Hiện ra trước mắt chúng tôi là một cơ ngơi khang trang, với đường băng được kéo dài hơn, những nhà vòm bề thế, những dãy nhà ở phi công như khách sạn, khu bảo đảm kỹ thuật, hậu cần đều được đầu tư xây mới. Và ấn tượng nhất vẫn là những chiếc Su-30MK2 được sơn màu rằn ri khỏe và hiện đại. Chuẩn bị đón mùa Xuân đầu tiên khi đơn vị được tiếp nhận máy bay mới trở về bản doanh sau gần ba năm đi học chuyển loại ở Trung đoàn 923, Trung tá Nguyễn Thế Huỳnh – Trung đoàn trưởng phấn khởi: “Được Đảng, Nhà nước, Quân đội và Quân chủng đầu tư, với mỗi cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 927, đó vừa là vinh dự, vừa là trách nhiệm”.
Nhớ lại hai mùa Xuân trước vừa thực hiện nhiệm vụ, vừa đón Tết ở đơn vị bạn, Trung tá Nguyễn Thế Huỳnh không giấu được xúc động:
“Trong gần ba năm qua, chúng tôi đã được những cán bộ, chiến sĩ Đoàn Yên Thế tạo điều kiện tối đa để có thể học tập và huấn luyện trên vũ khí trang bị mới.
Ở đó, cả phi công và các thành phần bảo đảm của hai đơn vị đều cùng ăn, cùng ở, cùng huấn luyện và cùng thực hiện nhiệm vụ. Những kiến thức và kinh nghiệm khai thác, sử dụng máy bay Su-30MK2, chúng tôi đã được truyền lại một cách hiệu quả nhất”.
Máy bay Su-30MK2 của Trung đoàn 927 trở về hăng-ga sau ban bay huấn luyện. Ảnh: DƯƠNG TOÀN
Niềm vui bừng sáng trong ánh mắt người trung đoàn trưởng khi anh kể lại ban bay chuyển trường từ Sân bay Sao Vàng về căn cứ và ban bay cán bộ được thực hiện thành công không lâu sau đó.
Bên những chiếc Su-30MK2 oai phong trong mỗi nhà vòm, đang cùng các kỹ thuật viên chuẩn bị kỹ thuật cho một ban bay huấn luyện, Thiếu tá Phạm Văn Điệp – Chủ nhiệm Kỹ thuật Trung đoàn cho biết:
“So với MiG, máy bay Su-30MK2 được tích hợp kỹ thuật số, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại nên rất phức tạp trong việc nghiên cứu, sửa chữa.
Đặc biệt, quy trình công nghệ càng phải được thực hiện nghiêm ngặt. Trước yêu cầu đó, mỗi cán bộ, nhân viên kỹ thuật đều xác định, việc học tập để nâng cao tay nghề và trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ là không bao giờ dừng lại”.
Còn Trung tá Lê Văn Sơn – Chủ nhiệm Hậu cần Trung đoàn thì giới thiệu với chúng tôi về mấy chục đầu xe, máy mà đơn vị mới tiếp nhận, từ hệ thống xe điện, xe khí, xe kéo dắt, cung cấp nhiên liệu đến các xe phục vụ khác như cứu hỏa, cứu thương, xe ca, xe cẩu…
Dường như, mùa Xuân này đã đem đến cho những cánh bay Lam Sơn thật nhiều niềm vui nhưng cũng còn thật nhiều lo toan phía trước.
Chỉ vào chiếc xe kéo dắt máy bay Su-30MK2, Trung úy CN Trần Văn Hiếu – Lái xe cho biết, so với xe kéo dắt MiG, nó to hơn rất nhiều. Hệ thống xe, máy bảo đảm cho máy bay Su-30MK2 có công suất lớn và các tham số đều có yêu cầu khắt khe. Thời gian phục vụ cho một ban bay, với Su, phải gần gấp ba lần với MiG-21 trước đây.
Video đang HOT
Khó khăn còn nhiều phía trước nhưng có mặt trong ngày chuyển trường từ cách đây vài tháng, mới cảm nhận hết được niềm vui của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn cũng như nhân dân quanh vùng khi “đàn chim” trở về.
Ông Đặng Đình Hoan – Phó Chủ tịch huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang phấn khởi nói với chúng tôi:
“Cán bộ, nhân dân chúng tôi ở đây mấy chục năm nay gắn bó với những cánh bay, hơn hai năm vừa qua không nghe tiếng động cơ, không nhìn thấy những con chim sắt mỗi buổi mai lên hay khi đêm về, cứ thấy cuộc sống của mình thiếu đi cái gì đó. Giờ thì các anh ấy trở lại rồi, vui lắm, và còn thấy yên lòng nữa, nhà báo ạ!”.
Vẫn lâng lâng niềm vui về tình quân dân ấm áp và sâu nặng của những người lính sân bay, tôi cùng Trung tá Nguyễn Việt Phương – Chính ủy Trung đoàn bước vào phòng truyền thống.
Trước mắt tôi, bên mảng ảnh truyền thống, đã lấp lánh hình ảnh những cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn, những phi công trẻ tươi cười khi được các thủ trưởng Quân chủng tặng hoa chúc mừng ngày thực hiện ban bay chuyển sân thắng lợi.
Câu nói của đồng chí Chính ủy Trung đoàn gieo vào trong tôi niềm tin thật to lớn trước mùa Xuân: “Được thực hiện nhiệm vụ trên máy bay Su-30MK2 trên những đôi cánh mới, lịch sử Đoàn Lam Sơn cũng lật sang trang mới. Song truyền thống 45 năm của một trung đoàn anh hùng sẽ nâng cánh chúng tôi bay”.
(Theo Báo Phòng không – Không quân)
Chuyện mới kể về 4 lần khuất phục tử thần của phi công Su-30MK2
Trong 4 lần gặp sự cố khi bay, phi công Cường đều khuất phục tử thần, thậm chí, nhiều lần trong số đó anh còn cứu được cả máy bay. Đã gần 1 tháng kể từ ngày chiếc tiêm kích Su-30MK2 gặp nạn khi đang bay huấn luyện. Phi công Nguyễn Hữu Cường thoát nạn đã trở về đơn vị, nhưng trong lòng anh luôn khắc khoải về người đồng đội, người anh - phi công Trần Quang Khải.
Đại tá Nguyễn Xuân Tuyến (phải) người từng cứu máy bay Su-30MK2 - Ảnh Tuổi Trẻ
Tôi vẫn còn nhớ như in hình ảnh hơn chục con người trắng đêm đợi tin anh Cường trong ngày đầu anh gặp nạn. Lúc ấy, dù người lạc quan nhất cũng không dám tin rằng anh còn sống. Bởi thời điểm chúng tôi có mặt tại gia đình, lúc đó đã gần 1 ngày trôi qua mà lực lượng tìm kiếm vẫn chưa hề có thông tin.
Ngồi tần ngần, tay cầm khư khư cái điện thoại, đôi mắt ông Ngọ (bố anh Cường) liên tục nhìn vào màn hình trang báo để xem có thông tin gì mới về việc tìm kiếm không. Các trang báo vẫn chỉ là những thông tin cũ, ông đọc một lượt rồi lắc đầu lẩm bẩm "đây là lần thứ 3 nó bị cháy máy bay rồi, không còn hy vọng gì rồi."
Bà Đài (mẹ anh Cường) đôi mắt sưng húp, rệu rã bước ra từ căn buồng phía trong: "hết rồi, hết thật rồi, giờ này chưa có tin thì không còn hy vọng gì nữa rồi."
Thực tình trong hoàn cảnh ấy, mọi lời chia sẻ động viên với gia đình đều trở nên vô nghĩa.
Nhớ về chi tiết ông Ngọ nói anh Cường bị cháy máy bay 3 lần, tôi lái không khí u buồn đang phủ lên gia đình sang câu chuyện khác. Nhắc lại kỷ niệm ấy, bà Đài bước vào buồng lấy ra 1 tập báo cũ, giọng bà lúc này khá hơn, đầy vẻ tự hào.
"Đây này, thằng Cường đây này, cái lần này máy bay nó lái bị cháy, nó cứu được cả máy bay mà người vẫn an toàn, còn được đơn vị biểu dương nữa" - bà chỉ vào bài báo có tấm hình anh Cường.
Những người có mặt tại nhà ông bà ngày hôm đó đều xúm lại, mỗi người kể vào một câu, một đoạn, ai cũng tự hào về người con, người anh, người em là phi công của mình. Chỉ đến khi ông Ngọ lên tiếng, mọi người mới chịu nhường lời để lắng nghe.
Ông kể, ngày 15/5/2010, khi đó anh Cường đang là thượng úy - Biên đội trưởng, Phi đội 1, Đơn vị C21 (Đoàn B71) gặp sự cố cháy máy bay. Hôm đó, anh lái chiếc tiêm kích MiG-21 mang số hiệu 5284 bay huấn luyện thực hành. Khi đang ở độ cao lớn anh thấy đèn báo cháy nhấp nháy, ngay lập tức anh báo với chỉ huy bay.
Trước khi tìm thấy anh Cường, bà Đài (mẹ anh Cường) vẻ mặt thất thần, chuẩn bị cho tình huống xấu nhất nhưng điều kỳ diệu đã xảy ra.
Trong lúc đang bay ở tốc độ lớn, hiệu ứng phanh kém hơn bình thường nên không thể đột ngột giảm tốc độ nên anh Cường bình tĩnh điều khiển máy bay bay theo đường xuống chuẩn, thu vòng quay nhẹ phù hợp với trọng lượng rơi của máy bay.
Bay vòng thứ nhất, anh nhìn ra phía sau thì thấy đuôi máy bay đang cháy. Đứng trước nguy hiểm đang cận kề tính mạng, anh vẫn bình tĩnh quyết định bay vòng thứ 2 đề hạ cánh.
Khi tốc độ đã giảm đáng kể, anh cho máy bay hạ thấp độ cao, tiếp đất chỉ bằng 2 bánh chính. Máy bay trượt trên đường băng rồi dừng lại, các đồng đội đã chờ sẵn cùng với phương tiện chữa cháy ra ứng cứu. Thấy anh Cường nhảy ra từ buồng lái, đồng đội ai cũng mừng vui khôn siết.
Sau 2 ngày nghiên cứu, các chuyên gia kỹ thuật kết luận nguyên nhân do nứt đường ống dẫn dầu thừa phía ngoài động cơ do lâu ngày bị oxy hóa.
Bài báo viết về việc anh Cường cứu máy bay mà gia đình giữ lại đến bây giờ.
Ông Ngọ nhắc lại, "đây là lần thứ 3 nó bị cháy máy bay rồi". Ông cũng không thể nhớ cụ thể chính xác là bao lần, vì chỉ có lần anh được đăng báo thì gia đình còn giữ lại, những lần khác thì chỉ nghe qua thông tin từ đơn vị đồng đội hoặc trong những lần về nhà hiếm hoi anh kể cho mọi người.
Nhắc lại kỷ niệm lần cứu máy bay, anh Cường chia sẻ: "Trong những lúc khó khăn anh chỉ nghĩ hãy cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ".
Nếu tính cả lần gặp nạn với Su-30MK2 vừa rồi thì không phải là 3 mà đã là lần thứ 4 anh gặp bất trắc trong quá trình bay, 3 lần trước anh đều hạ cánh an toàn, còn tai nạn vừa rồi đã cướp đi của anh người đồng đội, người anh thân thương như ruột thịt.
Dũng cảm cứu máy bay
Không chỉ riêng nước ta mà theo thống kê, năm 2015, trên thế giới Mỹ có 10 vụ rơi máy bay quân sự, điển hình là hai vụ tai nạn tại Căn cứ không quân Nellis, Nevada năm 2004 và 2009 đã khiến Mĩ mất hai tiêm kích tàng hình F22 có giá 361 triệu USD mỗi chiếc.
Trong đó những nước như Trung Quốc cũng có 5 vụ, Nga, Pháp (mỗi nước 2 vụ)... Riêng về dòng tiêm kích Su-30, Ấn Độ đã từng mất 6 chiếc trong mấy năm qua, Nga mất một chiếc tại Triển lãm hàng không quốc tế tại Paris tháng 5/1999 và Venezuela cũng bị rơi một chiếc vào tháng 9 năm 2015.
Những dẫn chứng trên cho thấy tai nạn máy bay quân sự là một rủi ro mà ngay cả những cường quốc về khoa học kỹ thuật quân sự cũng không bị loại trừ. Tất cả chỉ là tương đối, ngay cả những chiến đấu cơ hiện đại nhất, tối tân nhất cũng chưa phải tuyệt đối an toàn.
Với những người phi công của Quân đội Nhân dân Việt Nam, máy bay ngoài là cỗ máy chiến đấu thì nó còn là người bạn, là tài sản của nhân dân.
Thế nên, từ trước đến nay không ít trường hợp phi công bay gặp nạn đều quyết tâm bảo vệ máy bay an toàn bằng mọi giá.
Đơn cử như Trung tá Phi đội trưởng Nguyễn Xuân Tuyến cứu máy bay Su 30-MK2 trên biển ngày 9/4/2011, khi đang làm nhiệm vụ bay tuần tiễu quần đảo Trường Sa.
Khi hoàn thành nhiệm vụ trở về, cách đất liền 600km, đèn báo nguy trên máy bay bật sáng. Đồng hồ báo áp suất dầu của động cơ trái đã tụt về 0 cùng lúc người bay phía sau thông báo có khói đen phụt ra từ động cơ.
Ngay lập tức, phi đội trưởng Nguyễn Xuân Tuyến báo cáo về chỉ huy bay và xin tắt một động cơ.
Trước tình huống khẩn cấp, tổ bay báo cáo chỉ huy xin hạ cánh khẩn cấp ở Phan Rang chỉ cách đó 400km. Khi quỹ đường bay còn 139km, tổ bay phải giảm tốc độ bay xuống dưới 600km/h để tránh bị rung lắc. Phi công bình tĩnh giảm độ cao từ từ.
Với kinh nghiệm của người có trên 1.500 giờ bay, Nguyễn Xuân Tuyến đã bình tĩnh điều khiển chiếc tiêm kích tiếp đất thành công.
Vì thế, khi các chuyên gia kỹ thuật Nga sang làm việc và được nghe những câu chuyện về phi công của ta cứu máy bay đã phải thốt lên: "Chúng tôi thật sự ngưỡng mộ phi công của các bạn. Họ giỏi và rất dũng cảm. Có những tình huống nếu là phi công ở Nga hay các nước khác thì họ đã nhảy dù để bảo toàn tính mạng. Nhưng với phi công Việt Nam, họ vẫn bám máy bay đến cùng, bình tĩnh xử lý và hạ cánh an toàn."
Theo VTC
Tìm thấy mảnh vỡ, xác định chính xác nơi Su-30 rơi Lực lượng tìm kiếm máy bay Su-30MK2 đã phát hiện một số mảnh vỡ và xác định vị trí chiếc tiêm kích, sau 10 ngày rơi ở biển Nghệ An. Ngày 23/6, tại vùng biển Nghệ An, lực lượng tìm kiếm máy bay Su-30MK2 đã thấy một số mảnh vỡ của máy bay tại tọa độ 18 độ 57 phút vĩ độ bắc,...