Sẵn sàng thuốc Molnupiravir cho chương trình thí điểm điều trị COVID-19 tại nhà
Chiều 23/8, Bộ Y tế cho biết, doanh nghiệp sản xuất thuốc Molnupiravir trong nước đã sẵn sàng tài trợ những lô thuốc đầu tiên với 16.000 liều và đến 5/9/2021 sẽ cung cấp tiếp 100.000 liều (tổng cộng 116.000 liều tương ứng 2.320.000 viên Molnupiravir 400mg) cho chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát trường hợp mắc COVID-19 tại nhà và cộng đồng, dự kiến bắt đầu vào 25/8/2021 tại TP Hồ Chí Minh.
Thuốc Molnupiravir của hãng dược phẩm Merck. Ảnh: Bloomberg
Song song, lô hàng thuốc Molnupiravir nhập khẩu đầu tiên hơn 300.000 viên 200mg đủ cho hơn 7.500 liều về đến Việt Nam trong ngày 23/8/2021.
Dự kiến ngày 28/8/2021, sẽ có thêm 1.700.000 viên 200mg đủ cho 50.000 liều sẽ được đưa về Việt Nam. Đồng thời, các lô thuốc tiếp theo sẽ được nhập khẩu để sử dụng trong chương trình vào đầu tháng 9/2021.
Trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố phía Nam, chiến lược hỗ trợ người bệnh F0 điều trị tại nhà và cộng đồng được tiếp cận y tế một cách nhanh chóng, chủ động, từ đó góp phần giảm tải trong điều trị, giảm tử vong là yêu cầu được đặt lên hàng đầu. Trên cơ sở các kinh nghiệm quốc tế, mô hình bệnh tật (gần 80% bệnh nhân nhẹ, không có triệu chứng), Bộ Y tế đã liên tục cập nhật các phác đồ về quản lý, chăm sóc, điều trị, đảm bảo để các trường hợp F0 tại nhà và cộng đồng được tiếp cận, chăm sóc điều trị một cách tốt nhất.
Những kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc kháng virus Molnupiravir trong điều trị COVID-19 đã công bố tại một số quốc gia cho kết quả khả quan về tính an toàn, khả năng dung nạp, đặc biệt giảm tải lượng virus rõ rệt và làm sạch virus ở bệnh nhân thể nhẹ và vừa sau 5 ngày điều trị, giảm tỷ lệ nhập viện, giảm tử vong. Căn cứ kết quả đánh giá giữa kỳ của nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc Molnupiravir tại cơ sở y tế, Bộ Y tế và Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh triển khai chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát trường hợp mắc COVID-19 tại nhà và cộng đồng, dự kiến bắt đầu vào 25/8/2021 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong chương trình, các trường hợp mắc COVID-19 (kết quả xét nghiệm bằng RT-PCR hoặc kit xét nghiệm nhanh tại nhà) có triệu chứng ở mức độ nhẹ sẽ được cán bộ y tế tư vấn, giải thích về chương trình, sau khi đồng ý tự nguyện tham gia chương trình bằng văn bản, sẽ được phát một túi thuốc home-based care. Cùng với túi thuốc là tài liệu hướng dẫn chi tiết của Bộ Y tế, Sở Y tế về tự chăm sóc, theo dõi sức khỏe và liên lạc với bác sĩ phụ trách, cơ sở y tế trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng trở nặng để được giúp đỡ.
Sau 5 ngày, tất cả bệnh nhân sẽ được đánh giá về tỷ lệ âm tính với SARS-CoV-2 và tỷ lệ bệnh không diễn tiến sang mức độ nặng hơn. Trong suốt thời gian 14 ngày, bệnh nhân sẽ được theo dõi về triệu chứng của bệnh COVID-19 và các tác dụng phụ nếu có của thuốc. Việc triển khai cũng như các kết quả của chương trình sẽ được ghi nhận, đánh giá và tổng kết bởi các chuyên gia, cán bộ y tế theo một đề cương nghiên cứu khoa học, chặt chẽ đã được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia thẩm định, chấp thuận và được Bộ Y tế phê duyệt.
Chương trình có sự đồng hành, tham gia, hỗ trợ của các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước, tập đoàn trong nước, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, các Tổ phản ứng nhanh, Trạm y tế lưu động tại các quận, huyện của Thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị liên quan khác.
Vừa tới TP.HCM, người lính quân y liền đến nhà F0 khám bệnh
Những cán bộ, chiến sĩ Học viện Quân y sau khi đáp xuống TP.HCM đã lăn xả ngay vào tâm dịch, điều trị bệnh nhân F0 tại nhà.
F0 gọi, "bộ 3" Học viện Quân y được điều về trạm y tế lưu động số 1, lập tức lên đường - Video: MINH HÒA
Trạm y tế lưu động số 1 đóng trên địa bàn phường 6, quận Tân Bình (TP.HCM) được chi viện 3 thành viên mới. Họ là 3 trong số 300 thành viên của đoàn Học viện Quân y từ Hà Nội tăng cường vào TP.HCM chống dịch, gồm bác sĩ thiếu tá Vũ Tiến Vũ, 2 học viên là Trần Đức Nghĩa (23 tuổi), Vũ Minh Nghĩa (22 tuổi, cùng là học viên năm thứ 5, Học viện Quân y).
Vừa đặt ba lô xuống sau chuyến bay dài, rồi được phân công về trạm y tế lưu động số 1, "bộ ba" đã đến nhà F0 để thăm khám, động viên tinh thần bệnh nhân.
Cùng đi còn có ông Nguyễn Thành Danh - Bí thư Đảng ủy phường 6, ông Lâm Mạnh Cường - chủ tịch UBND phường 6 (quận Tân Bình) và dân quân tự vệ. Họ sẵn mang theo quà, nhu yếu phẩm trao cho bà con trong hẻm 40 đường Phú Lộc.
Theo ông Nguyễn Thành Danh, hiện trên địa bàn phường có tổng cộng 514 F0 đang được điều trị, trong đó 90 F0 điều trị tại nhà. Phường cũng có 313 trường hợp F0 được chữa trị khỏi về lại địa phương.
Một trong các bệnh nhân là ông P.Đ.T. (70 tuổi, ngụ phường 6) đang điều trị tại nhà cùng vợ và con gái cũng là F0. Ông T. cho biết cách đây 2 ngày, phường tổ chức test tầm soát thì phát hiện 3 người trong nhà ông dương tính.
Tiếp cận F0, đầu tiên bác sĩ Vũ ổn định tâm lý cho ông T. và căn dặn nếu chưa có biểu hiện gì bất thường thì cứ ăn uống bình thường để bổ sung chất dinh dưỡng, nhà cửa nên để thoáng mát, thường xuyên tập thể dục, dần dần bệnh sẽ thuyên giảm...
Bác sĩ Vũ đang dặn dò, hướng dẫn F0 điều trị tại nhà - Ảnh: MINH HÒA
Thiếu tá Vũ trước đây công tác tại bệnh viện Quân y 120 (đóng tại tỉnh Tiền Giang). Khi hay tin dịch bệnh tại TP.HCM diễn biến phức tạp, anh cùng hơn 1.000 quân y, học viên của Học viện Quân y xung phong đi hỗ trợ TP chống dịch.
"Vợ biết tính tôi, xông pha là quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, giúp đỡ bà con. Vợ luôn là hậu phương vững chắc cho tôi, luôn ủng hộ hết mình. Mà vợ nhìn bên ngoài mạnh mẽ, ủng hộ chứ tôi biết bên trong lo lắm, cũng căn dặn suốt.
Nói thì nói chứ vào tâm dịch, ở với F0 thì ai mà không lo, nhưng mình có chất lính nên phải xông pha đi đầu, không quản ngại khó khăn", thiếu tá Vũ chia sẻ.
Cùng chung tổ với thiếu tá Vũ, học viên Minh Nghĩa cho hay đây là lần đầu tiên đi công tác xa đến vậy. Trước khi vào Nam, Nghĩa được các thầy cô, tổ trưởng tập huấn rất kỹ về công tác phòng chống dịch, bảo hộ an toàn.
Khi được gọi tên và hành quân vào Nam chống dịch cùng đồng đội, Nghĩa cảm thấy hạnh phúc vì được cống hiến cho đất nước. "Gia đình lo lắng nhưng luôn ủng hộ quyết định của tôi. Người dân đang khó khăn gọi mình, mình phải trả lời, đến với bà con", Nghĩa bộc bạch.
TP.HCM lập 400 trạm y tế lưu động, các lực lượng quân y tăng cường về các trạm này sẽ hỗ trợ chăm sóc cho các F0 tại chỗ. Họ có nhiệm vụ theo dõi chăm sóc từ 50-100 F0, nếu trở nặng sẽ đưa lên tuyến trên.
Phương án này nhằm giảm bệnh nhân COVID-19 trở nặng và giảm khả năng tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Trạm y tế lưu động số 1 đóng trên địa bàn phường 6, quận Tân Bình - Ảnh: MINH HÒA
Tổ phản ứng nhanh của "bộ 3" Học viện Quân y cùng lực lượng địa phương tại Trạm y tế lưu động nhanh chóng đến nhà có F0 khi họ cần - Ảnh: MINH HÒA
Túi đựng dụng cụ máy đo nồng độ oxy, tai nghe nhịp tim, thân nhiệt... luôn được tổ phản ứng nhanh mang theo - Ảnh: MINH HÒA
Minh Nghĩa (trái) cùng Đức Nghĩa quan sát bác sĩ Vũ theo tác để học hỏi thêm kinh nghiệm - Ảnh: MINH HÒA
Sau khi thăm khám, điều trị cho các F0, các chiến sĩ về lại trạm y tế lưu động số 1 để chuẩn bị khi có F0 gọi - Ảnh: MINH HÒA
Gia đình sẽ được cập nhật tình trạng của bệnh nhân COVID-19 qua ứng dụng tra cứu thông tin Theo Trung tâm Công nghệ phòng chống dịch COVID-19 quốc gia, đơn vị này phối hợp với Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh vừa tiến hành nâng cấp hệ thống tra cứu thông tin người bệnh COVID-19. Hệ thống sau khi được nâng cấp giúp gia đình, người thân có thể tra cứu, xem, nhận thông...