Sẵn sàng đối phó với mọi hành vi gây hấn trong quan hệ kinh tế
Việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng đặc quyền kinh tế ở vùng biển nước ta từ đầu tháng 5 vừa qua đã đặt đời sống cả nước vào một tình thế vừa lạ vừa quen. Đó là tình thế sẵn sàng ứng biến với mọi bất trắc có thể xảy ra như mấy chục năm trước.
Không chỉ hướng về Hoàng Sa, nơi các lực lượng chấp pháp trên biển của chúng ta đang hàng ngày đối mặt với tàu chiến, tàu có vũ trang sẵn sàng gây hấn với chúng ta, không chỉ thể hiện lòng yêu nước, phản đối sự xâm phạm trắng trợn lãnh thổ đất nước mà còn chuẩn bị cho những biến động kinh tế nếu Trung Quốc cố tình gây khó khăn cho nền kinh tế chúng ta vốn đang ở giai đoạn suy thoái, phát triển chậm.
Ngay tại diễn đàn Quốc hội, nhiều đại biểu cũng đã đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành cần chủ động có các giải pháp ứng phó với tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, từng ngành kinh tế, xuất nhập khẩu, các thị trường, cân đối ngân sách Nhà nước, thu hút vốn đầu tư, tạo công ăn việc làm… bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn về tính mạng, tài sản của người dân, bảo đảm sản xuất kinh doanh bình thường của các doanh nghiệp và người dân… Vậy Trung Quốc có thể làm gì và chúng ta đối phó như thế nào? Liệu nền kinh tế chúng ta có rơi vào thảm họa như những gì mà các phương tiện thông tin Trung Quốc đang dọa dẫm?
Là cơ hội cho Việt Nam thay đổi cơ cấu
Phải thừa nhận chúng ta đã có những mối quan hệ kinh tế rộng lớn đối với Trung Quốc. Về thương mại, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 13,32 tỷ USD năm 2013, chủ yếu là nông sản và các nguyên liệu thô. Trong khi đó, chúng ta nhập khẩu từ Trung Quốc 36,96 tỷ USD, chủ yếu là các nguyên vật liệu cho các thành phẩm như các linh kiện điện thoại di động, các phụ kiện cho dệt may và da giày, các trang thiết bị cho các nhà máy điện mà chúng ta vay vốn của Quỹ Xuất khẩu đầu tư của Trung Quốc để xây dựng. Chúng ta cần tính trước các bước Trung Quốc có thể đi. Cách làm hiện nay của Trung Quốc thể hiện họ đang tiếp tục leo thang, tiếp tục gây căng thẳng. Họ điều thêm tàu ra biển, họ chủ động đâm vào tàu của chúng ta, làm ngư dân ta trọng thương… Như vậy chứng tỏ họ sẵn sàng leo thang tiếp. Cho nên, Việt Nam cần tính đến khả năng có thể Trung Quốc sẽ ngừng không xuất khẩu và cũng có khả năng họ sẽ ngừng không nhập khẩu từ nước ta.
Trước tiên, họ sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và do đó ảnh hưởng tới một số ngành kinh tế của Việt Nam đang sử dụng vật liệu nhập khẩu từ Trung Quốc. Thêm một khó khăn nữa, Trung Quốc với chủ trương phát triển biên mậu, từ lâu đã là một thị trường tiêu thụ hàng nông sản dưới chuẩn, nghĩa là chất lượng thấp của chúng ta. Khi Trung Quốc ngừng nhập khẩu sẽ gây khó khăn cho việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu nông sản, phải tăng cường đầu tư để nông sản đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường khó tính nhưng giá cao như châu Âu, Mỹ và nhiều nước khác.
Về đầu tư, hiện nay Trung Quốc đứng vị trí thứ 9 trong số các nhà đầu tư ở Việt Nam. Mặc dù họ đầu tư chỉ khoảng 7 tỷ USD vào Việt Nam nhưng nhiều dự án đầu tư của họ có ảnh hưởng quan trọng với nền kinh tế của chúng ta, ví dụ đầu tư sản xuất nguyên, vật liệu phụ liệu cho xuất khẩu, đầu tư ngành điện, giao thông… cần xem xét xem tác động của các dự án đầu tư của họ như thế nào?
Hàng năm chúng ta cũng nhập khẩu từ Trung Quốc một khối lượng lớn hàng tiêu dùng chất lượng thấp, giá rẻ. Nếu ngừng nhập khẩu, có thể ngay lập tức sẽ có tình trạng khan hiếm một số hàng hóa, tuy nhiên ảnh hưởng của việc khan hiếm này quá nhỏ, với khả năng sản xuất của chúng ta, các cơ sở sản xuất trong nước sẽ nhanh chóng bù đắp sự thiếu hụt này.
Việc Trung Quốc rút công nhân của dự án Formosa ở Vũng Áng (Hà Tĩnh) và đe dọa rút hết các lực lượng cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề Trung Quốc ra khỏi các dự án ở Việt Nam là muốn cố tình để giúp cho công cụ tuyên truyền của họ gây khó cho Việt Nam. Họ muốn tuyên truyền ầm ĩ lên rằng ở Việt Nam đang có loạn, khiến người Trung Quốc cũng phải chạy đi để tác động các nhà đầu tư nước ngoài giảm hoặc rút các dự án đang đầu tư ở Việt Nam. Hành động này của Trung Quốc sẽ không đạt mục đích.
Nhìn toàn cảnh, chúng ta có mối quan hệ kinh tế sâu rộng với Trung Quốc nhưng chúng ta không hề phụ thuộc vào Trung Quốc. Vì vậy, nếu Trung Quốc chấm dứt các mối quan hệ kinh tế với Việt Nam, có thể gây khó khăn nhưng cũng là một cơ hội để Việt Nam thay đổi cơ cấu đầu tư để tự thỏa mãn nhu cầu trong nước, tăng chất lượng hàng xuất khẩu để có giá trị gia tăng cao hơn.
Video đang HOT
Không khó đối phó với các &’&'đòn đánh” về kinh tế của Trung Quốc
Dĩ nhiên, trong thời gian đầu khi phải đối phó với việc ngừng các mối quan hệ với Trung Quốc chúng ta sẽ gặp khó khăn. Nhưng chăc chắn thời gian khó khăn không dài.
Về thương mại, chúng ta không chỉ buôn bán với Trung Quốc, hiện nay chúng ta có quan hệ thương mại với 243 nước trên thế giới nên các sản phẩm chúng ta nhập của Trung Quốc không phải là không thay thế được. Chúng ta có thể thay thế được và phải chủ động thay thế, tích cực thay thế, và đừng có vương vấn. Đối với nguyên phụ liệu sản xuất hàng xuất khẩu, Việt Nam có thể khắc phục được bằng cách chuyển sang buôn bán hoặc hợp tác với một số nhà cung cấp của các nước khác. Việt Nam cũng là một thành viên của ASEAN, có rất nhiều quan hệ hợp tác với các nước khác trong cộng đồng ASEAN cũng như các nước châu Á – Thái Bình Dương khác. Việt Nam cũng có quan hệ với các nước châu Âu, Mỹ, những nước có thể thay thế nguồn nhập khẩu hoặc làm thị trường xuất khẩu cho Việt Nam thay cho Trung Quốc. Tất nhiên, tuy có thể thay thế, nhưng cũng sẽ có khó khăn cho Việt Nam vì việc này tốn thời gian và chi phí có thể cao hơn. Tuy nhiên đây cũng là cơ hội cho ngành công nghiệp sản xuất nguyên, vật liệu phụ trợ của Việt Nam phát triển để có thể tự lập hơn trong sản xuất hàng xuất khẩu, thoát khỏi tình trạng gia công lắp ráp là chính với giá trị gia tăng thấp như hiện nay.
Đối với thị trường nông sản, nếu mất thị trường nông sản dưới chuẩn xuất khẩu qua đường biên hiện nay, chúng ta sẽ mất một thị trường quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống nông dân. Thiếu thị trường này, chúng ta trước mắt phải tăng chi cho công tác an sinh xã hội, ổn định đời sống cho nông dân. Tuy nhiên, đây cũng là một cơ hội để cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, nâng cao chất lượng nông sản, phù hợp với những thị trường đòi hỏi chất lượng cao như Nhật Bản, châu Âu, Mỹ và những thị trường tiềm năng khác. Nếu thành công, giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp tăng lên, nông dân làm ăn có lãi, không những đời sống được cải thiện mà còn đóng góp được nhiều hơn cho ngân sách Nhà nước.
Đối với việc các dự án do Trung Quốc đầu tư có thể bị đình trệ, việc khắc phục hoàn toàn không khó khăn. Rất nhiều doanh nghiệp cũng như các quốc gia đang sẵn sàng đầu tư vào Việt Nam có thể thay thế các nhà đầu tư Trung Quốc. Với số vốn 7 tỷ USD, ngay vốn trong nước cũng có thể thay thế được. Lực lượng lao động Trung Quốc đang làm việc tại nước ta, có thể nói thẳng, chất lượng không cao. Chúng ta buộc chấp nhận họ chỉ vì vốn của họ, thiết bị của họ… có vậy thôi. Thêm nữa, công nghệ Trung Quốc cũng không hẳn là công nghệ cao không thể thay thế. Lực lượng lao động kỹ thuật của chúng ta thừa đủ sức thay thế khi Trung Quốc rút khỏi thị trường. Bài học về cầu Thăng Long đã cho thấy điều đó. Khi Trung Quốc đơn phương rút khỏi dự án cầu hai tầng bắc qua sông Hồng, dưới sự giúp đỡ của chuyên gia Nga, những người công nhân Việt Nam đã xây dựng thành công cầu Thăng Long, cây cầu lớn nhất, dài nhất Đông Nam Á lúc đó.
Đối với việc rút công nhân về nước nhằm làm giảm uy tín môi trường đầu tư của nước ta, thực tế cho thấy không làm cho các nhà đầu tư nước ngoài rời khỏi Việt Nam. Việt Nam hiện vẫn là một môi trường đầu tư tốt và đang có những nỗ lực rất lớn như chuẩn bị sửa đổi Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư theo hướng tạo thuận lợi nhiều hơn cho đầu tư nước ngoài. Vả lại Việt Nam đang trong quá trình cùng các đối tác liên quan hoàn tất một loạt các hiệp định tự do thương mại quan trọng, từ đó tạo thuận lợi rất nhiều cho các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.
Với triển vọng dài hạn của kinh tế Việt Nam, với những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh và với quá trình hội nhập quốc tế đang tiến hành mạnh mẽ ở Việt Nam sẽ giúp thu hút và giữ chân các nhà đầu tư nước ngoài. Vả lại ở Việt Nam đâu chỉ có Trung Quốc đầu tư mà còn hàng trăm nước khác. Người ta có mặt ở tất cả mọi nơi, tự người ta sẽ chứng kiến và đánh giá tình hình ở Việt Nam là như thế nào.
Trong tình thế hiện thời, hãy lấy tấm gương của những anh em Cảnh sát biển, Kiểm ngư và ngư dân trên biển kiên cường, dũng cảm và rất có hiệu quả. Mặc dù mình ít tàu hơn, tàu bé hơn nhưng mình vẫn chống cự được. Chúng ta hãy học tập tinh thần đó để đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, cải cách và tìm những nguồn nhập khẩu khác, tìm các thị trường khác. Người tiêu dùng nên ưu tiên dùng hàng Việt Nam và đây là điều hết sức cần thiết hiện nay. Nhất là các tỉnh biên giới hãy phát động một phong trào không buôn lậu, không chấp nhận hàng hóa chất lượng kém của Trung Quốc.
Theo ANTD
Tranh cãi pháp lý và trò chơi nguy hiểm giữa Bắc Kinh - Washington
Hai vị chuyên gia Jeff M. Smith và Joshua Eisenman cho rằng, có nhiều cách lý giải khác nhau về quyền của mỗi quốc gia trong vùng đặc quyền kinh tế. Mỹ và hầu hết các nước khác trên thế giới đều xem EEZ giống như vùng biển cả khi tiến hành giám sát các hoạt động quân sự của nước ngoài và "sự cho phép từ các quốc gia ven biển là không cần thiết".
Trái lại, Trung Quốc cho rằng EEZ thuộc lãnh hải của một quốc gia, và do đó các hoạt động giám sát của quân đội nước ngoài phải nhận được sự cho phép của quốc gia ven biển.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc hoạt động trên Biển Đông.
Trên thế giới, có 16 quốc gia khác có cùng quan điểm với Bắc Kinh; hơn 7 quốc gia tuyên bố lãnh hải của một nước dài 12 hải lý chứ không phải như quy định trong UNCLOS; ba nước khẳng định chủ quyền đầy đủ của một nước là trong vòng 24 hải lý kể từ vùng tiếp giáp lãnh hải. Những quốc gia đó bao gồm các nước Nam và Đông Nam Á: Bangladesh, Myanmar, Campuchia, Ấn Độ, Malaysia, Maldives, Thái Lan và Viet Nam. Tuy nhiên, một số quốc gia đã đưa ra phản đối về mặt ngoại giao khi tàu hải quân Mỹ hoạt động trong vùng EEZ mà không cần sự chấp thuận của nước sở tại, chỉ có Trung Quốc sẵn sàng thách thức các tàu chiến Mỹ trong nhiều trường hợp, đỉnh cao gần đây là vụ liên quan tới tàu USS Cowpen bị tàu của Trung Quốc chặn lại khi đang theo dõi tàu sân bay Liêu Ninh của Bắc Kinh hoạt động tại Biển Đông tháng 12/2013.
Trung Quốc biện minh cho hành động quấy rồi của mình khi cho rằng các hoạt động giám sát của Mỹ như lập bản đồ định vị dưới nước bằng sóng âm vừa có mục đích khoa học lẫn quân sự, và vì vậy chỉ có thể nghiên cứu khoa học biển trong vùng đặc quyền kinh tế khi nhận được sự cho phép của Trung Quốc. Tuy nhiên, Đại úy Raul Pedrozo, Phó Giáo sư thuộc Khoa luật Quốc tế, trường Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ cho rằng: "Theo UNCLOS, sự cho phép của các quốc gia ven biển là không cần thiết trong các hoạt động nghiên cứu, bao gồm nghiên cứu hải dương học quân sự và thủy văn trong vùng EEZ".
Theo phía Mỹ, các thiết bị thu thập dữ liệu hải dương học quân sự có thể tương tự như các phương tiện được sử dụng trong nghiên cứu khoa học biển, và thông tin nhận được trong việc thu thập dữ liệu biển quân sự hoặc nghiên cứu thủy văn cũng có thể nhằm thúc đẩy an toàn hàng hải. Ngược lại, Trung Quốc cho rằng các hoạt động thu thập thông tin trong vùng EEZ bị cấm theo UNCLOS.
Cuối cùng, Trung Quốc cáo buộc Mỹ áp dụng một cách không công bằng các điều khoản, phản đối việc Mỹ không chấp nhận việc các tàu quân sự Trung Quốc tiến hành các hoạt động trong vùng EEZ của Mỹ. Phía Mỹ cho rằng những cáo buộc này là sai sự thật, vì rõ ràng Trung Quốc tiến hành thường xuyên các hoạt động giám sát của mình trong và xung quanh khu vực EEZ của Nhật Bản.
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã cho phép tàu Liên Xô hoạt động trong khu vực 200 hải lý mà không bị cấm, miễn là họ tuân thủ luật liên quan tới các hoạt động và xung đột trên biển. Năm 2013, khi sự việc Trung Quốc tiến hành các hoạt động giám sát quân sự trong vùng EEZ của Mỹ xung quanh đảo Guam và Hawai mà không có sự chấp thuận được tiết lộ, Đô đốc Hải quân Mỹ Samuel Lockear, chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương cho biết: "Chúng tôi khuyến khích họ đủ khả năng để làm việc đó".
Trò chơi nguy hiểm
Mỹ đã lờ đi những cảnh báo của Trung Quốc về các hoạt động giám sát trong khu vực EEZ mà Bắc Kinh tuyên bố và các tàu quân sự, dân sự của Trung Quốc vẫn định kỳ đáp trả với thái độ kiêu khích, liều lĩnh. Đôi khi, Mỹ lờ đi những quấy rối, nhưng đôi khi họ cũng phản ứng lại bằng những tàu được vũ trang. Những tàu giám sát của Mỹ thường bị "quấy rối" bởi máy bay tuần tra bờ biển Trung Quốc như Y-12, các tàu tuần tra hải quân Trung Quốc hoặc các tàu cá đi ngang khiêu khích các tàu Mỹ. Họ muốn truyền tải một thông điệp là nhiệm vụ của các tàu Mỹ ở đây là bất hợp pháp và nên rời khỏi vùng EEZ của Trung Quốc. Thỉnh thoảng, các tàu khu trục loại nhỏ hoặc các tàu đổ bộ của Hải quân Trung Quốc đe dọa hoặc theo dõi các tàu của Mỹ trong nhiều ngày.
Tàu chiến Mỹ, Trung suýt va chạm trên biển Đông.
Các tàu cá Trung Quốc nhiều khi tìm cách tiếp cận với các tàu giám sát của Mỹ. Trong một vụ đụng độ nguy hiểm năm 2009, tàu USS Impeccable đã buộc phải sử dụng vòi rồng đối với tàu cá Trung Quốc vì nó đã cố gắng phá hỏng hệ thống định vị dưới mặt nước bằng sóng âm của tàu Impeccable bằng một cái móc sắt.
Hầu hết các cuộc đối đầu đã xuất hiện ở Biển Đông và biển Hoa Đông giữa Mỹ và Trung Quốc đều liên quan đến các tàu thuộc Chương trình Nhiệm vụ Đặc biệt của Hải quân Mỹ, tiến hành các hoạt động hải dương học, giám sát dưới nước, nghiên cứu thủy văn, nghiên cứu sóng âm và theo dõi tên lửa. Hải quân Mỹ cũng tiến hành những hoạt động tự do hàng hải trong và xung quanh vùng mà Trung Quốc tuyên bố là vùng EEZ. Những hoạt động trên của Mỹ "liên quan tới những đơn vị hải quân quá cảnh tại những khu vực tranh chấp nhằm tránh tạo ra tiền lệ rằng cộng đồng quốc tế đã chấp nhận những tuyên bố trái luật của Bắc Kinh".
Thái độ ứng xử
Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc, Thượng tướng Phòng Phong Huy (phải) và Chủ tịch Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, tướng Martin Dempsey tại Lầu Năm Góc.
Kiểm tra các đường ranh giới và thiết lập hiện trạng mới được xác định là một đặc điểm mới trong thái độ thách thức đối với bên ngoài của Trung Quốc từ năm 2009. Khi Mỹ và các quốc gia khác mất đi sức mạnh trên bàn đàm phán, như trường hợp của Philippines với bãi cạn Scarborough, Trung Quốc đã đạt được một số mục tiêu của mình. Tuy nhiên, tại những nơi mà Mỹ tỏ rõ quyết tâm, một lựa chọn "khôn ngoan" của Bắc Kinh là tránh đối đầu.
Năm 2010, sau vụ chìm tàu Cheonan của Hàn Quốc, Trung Quốc đã cảnh báo Mỹ về việc gửi tàu sân bay USS George Washington đến để tiến hành cuộc tập trận chung với Hàn Quốc ở vùng biển Hoàng Hải. Vài ngày sau, cuộc tập trận chung vẫn diễn ra bất chấp sự phản đối từ phía Bắc Kinh. Hiện nay, hàng không mẫu hạm Mỹ đã tiến hành tập trận ở biển Hoàng Hải nhiều lần và càng ngày Bắc Kinh càng ít phản đối hơn. Khi Bắc Kinh đơn phương tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) vào cuối năm 2013, ngay lập tức Mỹ cho 2 máy bay ném bom chiến lượng B-52 bay qua mà không cần chú ý tới thái độ của Bắc Kinh. Mỹ đã, và phải tiếp tục, tiến hành các hoạt động giám sát trong vùng EEZ của Trung Quốc bất chấp thái độ phản đối của nước này.
Trong khi xúc tiến xây dựng hoàn thiện cơ chế giải quyết xung đột và tăng cường mối quan hệ với Hải quân Trung Quốc, Washington tiếp tục nhấn mạnh, thái độ của Mỹ không phải là sợ hãi, đe dọa, ép buộc hay coi thường lực lượng hải quân và cảnh sát biển của Trung Quốc, mà chỉ là để duy trì các hoạt động giám sát, tuần tra và các hoạt động hàng hải đã được lên kế hoạch. Đây không chỉ là trong khuôn khổ những lợi ích của Mỹ, mà còn được luật pháp quốc tế thừa nhận. Liệu rằng Mỹ có chấp nhận cách lý giải về UNCLOS của Trung Quốc, và liệu các tàu của Mỹ có bị cấm hoạt động tại các vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố là EEZ của mình (tàu quân sự Mỹ hiện đang hoạt động tại 1/3 diện tích các vùng EEZ trên thế giới - khoảng 102 triệu trong tổng số 335 triệu km2). Kết quả này là không thế chấp nhận được đối với Mỹ và đồng minh, và với cả những người lập ra UNCLOS.
Theo Công Thuận
Báo tin tức
Sóng Biển Đông Việt Nam ở Philippines Có lẽ chưa bao giờ sóng Biển Đông từ Việt Nam lại được cảm thấy mạnh mẽ như trong những ngày qua ở Philippines, khi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng thăm và làm việc tại đây trong hai ngày 21-22/5 và trong thời gian diễn ra Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) về Đông Á. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng...