Sán Sả Hồ- ‘Nàng tiên’ cần được đánh thức
Cách trung tâm huyện Hoàng Su Phì gần 16 km. Phía Bắc giáp xã Tụ Nhận, phía Đông giáp xã Tụ Nhân và Bản Luốc, phía Nam giáp xã Hồ Thầu, phía Tây giáp xã Pờ Ly Ngài.
Xã có hệ thống đường giao thông kết nối tới các xã trong huyện .
Xã Sán Sả Hồ có nhiều thế mạnh phát triển du lịch. Với tài nguyên thiên nhiên phong phú, khí hậu trong lành mát mẻ. Đặc biệt, xã có quần thể ruộng bậc thang nằm trong vùng Di sản danh thắng cấp quốc gia ruộng bậc thang Hoàng Su Phì với diện tích hơn 130 ha. Bên cạnh đó, với hệ thống thảm thực vật phong phú, nhiều thác nước dòng suối chảy quả nơi đây rất phù hợp phát triển loại hình du lịch đi bộ khám phá kết nối với các điểm du lịch trong vùng như đỉnh Chiêu Lầu Thi.
Nếu du khách có dịp tới Sán Sả Hồ vào mùa lúa chính (tháng 9 đến tháng 10), nổi bật trên những thửa ruộng bậc thang vàng óng là những ngôi nhà sàn của đồng bào dân tộc Nùng, dân tộc Tày rộng rãi, thoáng mát nằm ở lưng đồi, tạo nên một bức tranh sinh động về đất và người nơi đây. Tới đây du khách sẽ được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo, những nét văn hóa đặc sắc, riêng có của đồng bào dân tộc Nùng (chiếm 80% dân số của xã); Tìm hiểu kỹ thuật se sợi, dệt vải bông truyền thống của dân tộc Tày.
Tuy nhiên, so với một số điểm khác của huyện Hoàng Su Phì như xã Hồ Thầu, xã Thông Nguyên, xã Bản Luốc thì khách du lịch cũng như giới truyền thông biết đến du lịch xã Sán Sả Hồ chưa nhiều. Hiện nay khách du lịch tới Sán Sả Hồ chủ yếu là khách đến từ Pháp, Anh, Đức do Công ty du lịch khám phá Khánh Hòa khai thác và một số ít giới trẻ Việt Nam ưa khám phá thiên nhiên đi du lịch tự do.
Với vị thế, tài nguyên thuận lợi để phát triển ngành kinh tế du lịch Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Nùng. Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh được thiên nhiên ban tặng cho xã để khai thác trở thành sản phẩm du lịch; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân xã Sán Sả Hồ, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Thời gian qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Viện nghiên cứu Kinh tế Xanh (Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên) và chính quyền xã tiến hành khảo sát sơ bộ để xây dựng kế hoạch triển khai phát triển du lịch cho người dân xã Sán Sả Hồ. Hi vọng, với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, của giới chuyên gia du lịch “ nàng tiên du lịch” của xã Sán Sả Hồ sẽ sớm được đánh thức, trở thành một điểm đến mọi du khách không thể bỏ qua khi tới với mảnh đất “Vỏ Cây Vàng” của Hà Giang.
Ngắm biển lúa vàng Hoàng Su Phì và trọn vẹn những mùa hoa rất mộc của Hà Giang
Ghé Hoàng Su Phì những ngày tháng 10, lang thang giữa mùa vàng dễ bắt gặp những khoảnh khắc bình yên trong tâm hồn.
Nếu bạn đã quá quen với Y Tý, Sa Pa hay Mù Cang Chải, hãy thử một lần đến với Hoàng Su Phì (Hà Giang) để có thể có những góc nhìn mới về mùa vàng trên những thửa ruộng bậc thang.
Video đang HOT
Mùa lúa chính trên vùng cao
Hoàng Su Phì là huyện vùng cao giáp biên nằm về phía Tây của tỉnh Hà Giang. Nơi đây cũng là vùng đất tập trung nhiều dân tộc sinh sống như Dao, Mông, La Chí, Tày, Nùng...
Rực rỡ mùa vàng Hoàng Su Phì
Lúa Hoàng Su Phì chín muộn hơn, thường giữa tháng 10. Theo như cách gọi của những người đam mê du lịch bụi, Hoàng Su Phì là nơi kết thúc trọn vòng cung ngắm lúa của toàn vùng cao miền Bắc.
Từng bậc thang lúa uốn lươn hút hết tầm mắt của kẻ lữ khách.
Tuy không được nổi tiếng như lúa Y Tý, Mù Cang Chải, nhưng không vì thế mà ruộng bậc thang nơi đây lại kém phần kỳ vĩ. Bản Luốc, bản Phùng - nơi có những thửa ruộng bậc thang cao nhất cả nước, hay danh thắng quốc gia xã Thông Nguyên, Nậm Ty... là những điểm dừng chân thú vị ở Hoàng Su Phì.Dưới đây là một vài gợi ý dành cho du khách có thể dễ dàng tham quan mùa vàng nơi vùng cao Hà Giang này.
Hàng năm cứ sau khi lúa ở Mù Cang Chải gặt là đến thời điểm vàng của ruộng bậc thang Hoàng Su Phì. Tùy địa bàn mà lúa sẽ chín rải rác trong vòng một tháng, nhưng đẹp nhất thường rơi vào khoảng tuần thứ 2 của tháng 10.
Muôn sắc hoa bâng khuâng cả vùng Tây Bắc
Người ta bảo, về miền cao nguyên đá mùa nào cũng có nét đẹp rất riêng. Nhưng có lẽ, tháng 10 là thời điểm dễ 'say' miền đất này nhất. Này đây mây lững lờ vờn cùng núi biếc, này đây những cánh hoa sặc sỡ sắc màu, lấp lánh dưới ánh nắng mai hờ hững, khiến ta cảm nhận thật rõ nét về một mùa thu bâng khuâng, cứ mãi vấn vương chẳng vội vã về.
Hân hoan mùa tam giác mạch
Cứ mỗi độ thu sang, khi cái lạnh bắt đầu tràn về nhiều hơn trong làn hơi còn nhiều ẩm ương của sương gió, cao nguyên đá Hà Giang lại khoác lên chiếc áo tím hồng mộng mơ đến lạ. Cánh hoa mỏng manh, nhỏ xinh, khẽ rung rinh theo từng làn gió thổi, không ngờ lại khiến người ta vấn vương lâu đến thế.
Tam giác mạch ở Hà Giang tháng 10 ngả màu tím hồng, rực rỡ và đẹp nhất. Chính vì vậy, bạn nên chuẩn bị hành trang đến miền cao nguyên đá vào thời điểm này để ngắm hoa và ghi lại những khoảnh khắc đẹp tại đây.
Ngây ngất mùa cúc cam
Đến Hà Giang tháng 10, bạn sẽ bị chinh phục bởi những cánh đồng hoa tam giác mạch, nhưng đừng bỏ lỡ cánh cúc cam mang sắc vàng rực rỡ, mọc rải rác khắp nơi.
Mặt trời bé con của miền cao nguyên đá (Ảnh: Yên Lại)
Người lữ khách tìm về Hà Giang tháng 10, vẫn ưu ái dừng chân, chọn một góc trải dài màu cúc cánh cam, thả hồn vào từng cánh hoa mềm mại, mong mang, nâng niu và thưởng thức vẻ đẹp hoang dại nhưng rất đỗi rực rỡ, tinh khôi.
Rực sáng hoa dền đỏ
Dường như tạo hóa rất công bằng khi ban cho Hà Giang những loài hoa gam màu nóng, đem đến cảm giác ấm áp, rực rỡ giữa giá lạnh vùng cao. Hoa tam giác mạch tím hồng, cúc cam vàng sắc nắng đã khiến người ta say, nay thêm hoa dền tía đỏ, nổi bật trên những phiến đá, đám cỏ dại trên đường, lại càng đong đầy thêm những tình thương mến.
Sắc hoa dền làm rực sáng cao nguyên đá Hà Giang (Ảnh: Hachi8)
Những triền hoa dại không biết đã bao lần khiến người lữ khách thốt lên đầy thích thú. Đi qua những mùa hoa trên từng cung đường khúc khuỷu nơi địa đầu tổ quốc, người ta thấy hành trình như ngắn lại, và trái tim cứ mãi reo vui vì những điều mộc mạc, giản đơn đến thế.
Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì mùa nước đổ Khi cái lạnh tê tái của mùa xuân được thay thế bằng cái nắng dịu dàng của những ngày hạ thì vùng đất Hoàng Su Phì lại thay da đổi thịt. Những cơn mưa tháng 5 ùa đến, nước bắt đầu tràn về khắp lối, bao phủ trên khắp thung lũng, đổ từ ruộng cao xuống ruộng thấp hơn. Ánh nước lóng lánh...