Sản phụ mắc Covid-19 sinh thành công bé trai nặng 3,4 kg
Các y, bác sĩ tỉnh Ninh Bình vừa đỡ đẻ thành công cho một sản phụ mắc Covid-19, đang điều trị bệnh tại Phòng khám Đa khoa khu vực Cầu Yên. Sức khỏe của hai mẹ con hiện tương đối tốt.
Ngày 14/9, Phòng khám Đa khoa khu vực Cầu Yên (huyện Hoa Lư, Ninh Bình) cho biết, các y, bác sĩ của đơn vị phối hợp với y, bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình vừa đỡ đẻ thành công cho một sản phụ mắc Covid-19.
Sản phụ T.T.T. trú tại huyện Kim Sơn (Ninh Bình), từ TP HCM về quê tránh dịch. Sau khi phát hiện dương tính với SARS-CoV-2, chị T. được chuyển đến cách ly, điều trị Covid-19 tại Phòng khám Đa khoa khu vực Cầu Yên.
Sản phụ T. mắc Covid-19 đã hạ sinh thành công bé trai nặng 3,4 kg, hiện tại sức khỏe ổn định, ăn uống tốt (Ảnh: Thái Bá).
Trong thời gian hơn một tháng cách ly, điều trị Covid-19, sản phụ T. rất lo lắng bởi chị đang mang thai lại mắc Covid-19, có tiền sử sinh non, động thai…
Video đang HOT
Các y, bác sĩ Phòng khám Đa khoa khu vực Cầu Yên trực tiếp điều trị cho sản phụ T. chia sẻ, việc chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân Covid-19 vốn đã khó khăn, nguy hiểm, đối với sản phụ mắc Covid-19 càng nguy hiểm và vất vả hơn. Bởi khi sản phụ mang thai nhiễm bệnh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường.
Quá trình chăm sóc, các y, bác sĩ thường xuyên theo dõi chu kỳ thai nhi của sản phụ. Mới đây, khi sản phụ có dấu hiệu chuyển dạ, phòng khám đã huy động thêm các bác sĩ chuyên khoa sản, nữ hộ sinh từ Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình đến đỡ đẻ cho bệnh nhân.
Các y, bác sĩ chăm sóc bé trai giúp sản phụ T. tại Phòng khám Đa khu khu vực Cầu Yên (Ảnh: Thái Bá).
Bác sĩ Phạm Sỹ Lộc, Tổ trưởng Tổ điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Phòng khám Đa khoa khu vực Cầu Yên cho biết, sản phụ đã sinh nở thành công, bé trai nặng 3,4 kg. Hiện sức khỏe hai mẹ con bệnh nhân mắc Covid-19 tương đối ổn định, mẹ và bé đều khỏe mạnh, ăn uống tốt.
“Việc chăm sóc, điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 nuôi con nhỏ tiếp tục được các y bác sĩ quan tâm, theo đúng phác đồ điều trị, đem lại sự an toàn cho cả hai mẹ con và gia đình”, bác sĩ Lộc nói.
Sản phụ T.T.T. chia sẻ, do mắc Covid-19 phải cách ly, điều trị nên quá trình chuyển dạ, sinh con không có người thân ở bên. Tuy nhiên, chị đã được các y, bác sĩ luôn quan tâm, động viên, chăm sóc tận tình trong suốt quá trình mang thai và khi chuyển dạ sinh con nên rất cảm động và biết ơn tấm lòng của y bác sĩ tại phòng khám.
Cơn đau tức đột ngột cảnh báo xoắn tinh hoàn
Bé trai 12 tuổi đột nhiên đau tức tại tinh hoàn trái, khi vào viện khám thì tinh hoàn phình to, rắn, xám đen.
ảnh minh họa
Các bác sĩ Khoa Ngoại Nhi, Bệnh viện Quốc tế Sản Nhi Hải Phòng, ngày 4/9 thông tin, ngoài các triệu chứng trên, bên tinh hoàn trái bệnh nhi còn nhô cao hơn so với tinh hoàn phải. Kết quả siêu âm cho thấy bệnh nhi có dấu hiệu bị xoắn tinh hoàn trái.
Xoắn tinh hoàn là bệnh lý cấp cứu ngoại khoa nằm trong bệnh cảnh của hội chứng bìu cấp hay gặp ở trẻ em. Hội chứng bìu cấp là biểu hiện cấp tính tình trạng sưng, đỏ, đau vùng bìu. Các nguyên nhân gây hội chứng bìu cấp gồm có xoắn tinh hoàn, xoắn phần phụ tinh hoàn, viêm mào tinh - tinh hoàn, thoát vị bẹn nghẹt, tràn dịch tinh mạc cấp, bướu tinh hoàn, dãn tĩnh mạch tinh, phù nề bìu vô căn, Henoch - Scholein.
Trong đó, xoắn tinh hoàn chiếm tỷ lệ cao trong các trường hợp hội chứng bìu cấp ở trẻ. Đe dọa gây tổn thương tinh hoàn không hồi phục nếu bị xoắn kéo dài trên 8 giờ, nên phải được theo dõi cấp cứu cho đến khi loại trừ.
Các bác sĩ quyết định phẫu thuật gỡ xoắn tinh hoàn cho bệnh nhi. Hậu phẫu, bệnh nhi hồi phục ổn định.
Bác sĩ Nguyễn Duy Tuấn, Trưởng khoa Ngoại Nhi, cho biết xoắn tinh hoàn thực chất là xoắn thừng tinh (mạch máu và ống dẫn tinh) dẫn đến tinh hoàn thiếu máu nuôi và tổn thương, hoại tử. Nếu để tình trạng xoắn quá lâu, tinh hoàn có thể bị tổn thương vĩnh viễn, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản hoặc phải cắt bỏ.
Thời gian vàng điều trị xoắn tinh hoàn là trong 6 giờ đầu tiên tính từ lúc có biểu hiện đau. Nếu can thiệp trước 6 giờ, 100% bệnh nhân được cứu tinh hoàn. Đến viện trong khoảng 6-12 giờ, khả năng cứu được tinh hoàn chỉ còn 50%, trong khoảng 12-24 giờ chỉ còn 20% khả năng được cứu. Đến viện sau 24 giờ thường sẽ không cứu được tinh hoàn.
Điều đáng lưu ý, do phát hiện muộn, nhiều trẻ xoắn tinh hoàn đến bệnh viện khi tinh hoàn đã bị hoại tử và buộc phải cắt bỏ . Trẻ bị cắt bỏ một tinh hoàn sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản do thiếu hụt nội tiết tố nam. Thông thường với các trường hợp xoắn tinh hoàn, phẫu thuật gỡ xoắn là phương pháp phổ biến và tối ưu, có thể xử lý triệt để bệnh lý, thời gian hồi phục hậu phẫu ngắn.
Theo bác sĩ, các bệnh lý trên thường có dấu hiệu nhận biết không rõ ràng, dẫn đến việc khi trẻ được gia đình đưa tới bệnh viện thăm khám phần lớn đều ở trong tình trạng bệnh diễn biến nặng. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo các phụ huynh cần chú ý tới những sự thay đổi ở cơ thể trẻ, nếu phát hiện bất thường cần đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế ngay.
Can thiệp ECMO cứu sống bé sơ sinh 2 ngày tuổi mắc bệnh tim hiếm gặp Bé sơ sinh mới 2 ngày tuổi được chẩn đoán viêm phổi, tim bẩm sinh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP phẫu thuật và can thiệp ECMO cứu sống thành công. Sau mổ tim bẩm sinh, bé trai sơ sinh rơi vào tình trạng nguy kịch, phải áp dụng đồng thời 2 kỹ thuật ECMO và lọc máu liên...