Sản phụ dị ứng trầm trọng với chính con đẻ của mình
Bệnh PG có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong thời kỳ mang thai. Khoảng 25% trường hợp gặp ở giai đoạn hậu sản. Bệnh khởi phát đột ngột với triệu chứng ngứa dữ dội ở vùng bụng và thân mình.
Fiona Hooker mắc bệnh herpes thai nghén, khiến cơ thể nổi mụn nước ngứa đỏ
Đó là căn bệnh Pemphigoid Gestationis (PG) hay bệnh herpes thai nghén. Bệnh nhân là chị Fiona Hooker, 32 tuổi, đến từ Hampshire, Anh. Do mắc bệnh PG nên chị nổi mụn nước ngứa đỏ khắp cơ thể. “Hai ngày trước khi sinh, tôi bắt đầu cảm thấy không thể chịu đựng được, 24 giờ sau khi tôi sinh, cơn ngứa bùng phát và biến thành những vết phồng rộp. Sau sinh tôi lại bị nổi mụn nước và các mảng ngứa đỏ trên bụng, phát ban trên ngực, tay và chân, nhất là nơi tiếp xúc với con”, chị Fiona Hooker tâm sự.
Theo tờ Independent, PG là căn bệnh hiếm gặp, tỷ lệ mắc bệnh là 50.000 người/1 ca mắc. Theo các chuyên gia nhi ở BV Basingstoke & North Hampshire, nơi người phụ nữ này được điều trị thì nguyên nhân là do cơ thể Fiona Hooker dị ứng với một gene trong ADN của con, khiến hệ thống miễn dịch tấn công da của cơ thể. Bệnh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong giai đoạn thai kỳ nhưng phổ biến vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Fiona Hooker đã được kê đơn liều steroid uống và kem bôi để kiểm soát dị ứng và kết quả bệnh thuyên giảm.
Theo y văn thế giới, bệnh PG được nhắc lần đầu vào năm 1872 với tên gọi là Herpes ở phụ nữ có thai do các mụn nước sắp xếp thành cụm giống bệnh herpes mặc dù bản chất bệnh này không liên quan đến nhiễm bất kì loại virus nào.
Video đang HOT
Bệnh PG có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong thời kỳ mang thai. Khoảng 25% trường hợp gặp ở giai đoạn hậu sản. Bệnh khởi phát đột ngột với triệu chứng ngứa dữ dội ở vùng bụng và thân mình. Từ vùng ngứa trên da sẽ xuất hiện các mảng sần đỏ, phù dạng mày đay, thường ở quanh rốn. Sau vài ngày, các mảng đỏ lan rộng, trên đó xuất hiện mụn nước, bọng nước nhỏ tập trung chủ yếu ở rìa rồi liên kết với nhau tạo thành hình zíc zắc hoặc chùm, đám. Cách sắp xếp tổn thương giống trong bệnh herpes nhưng bệnh không liên quan đến nhiễm virus herpes hoặc bất cứ một loại virus nào.
Đến giai đoạn cuối thai kỳ, bệnh có thể tự đỡ nhưng hầu hết các trường hợp (75%-80%) bệnh sẽ bùng phát mạnh trước sinh. Do kháng thể của mẹ đi qua rau thai nên PG có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Có khoảng 5%-10% trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị PG có phát ban nhưng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, dưới 6 tuần, sau đó tự khỏi. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, PG không tăng nguy cơ sẩy thai hay tử vong ở trẻ khi chào đời.
Căn bệnh lạ khiến người mẹ bị nổi dị ứng với chính đứa con của mình
Người phụ nữ mắc bệnh lạ khiến cơ thể dị ứng với chính đứa con của mình, cứ lại gần con là người nổi mụn.
Một người mẹ mới bị nổi mụn nước vô cùng đau đớn khi mang thai cho biết cô đã rất choáng váng khi biết mình bị 'dị ứng' với chính đứa con của mình.
Hi hữu mẹ dị ứng với chính đứa con của mình
Fiona Hooker, 32 tuổi, đến từ Hampshire, Anh mang thai đứa con thứ hai vào đầu năm 2021. Lần đầu tiên cô nhận thấy những vùng ngứa đỏ trên bụng khi cô mang thai được 31 tuần. Thời gian trôi qua, tình trạng dị ứng ngày càng trầm trọng hơn.
Người phụ nữ phát hiện ra mình bị dị ứng với chính đứa con của mình, tình trạng hiếm gặp ảnh hưởng một trong 50.000 người. Pemphigoid Gestationis là một tình trạng mang thai hiếm gặp. Cơ thể của cô phản ứng với một gen trong DNA của con trai khiến hệ thống miễn dịch của cô tấn công làn da của chính mình.
Sau khi sinh, tình trạng dị ứng trở nên nặng hơn. Fiona Hooker bị nổi mụn nước và các mảng ngứa đỏ trên bụng, phát ban trên ngực, tay và chân. Về cơ bản, ở mọi nơi cô tiếp xúc với đứa trẻ.
Những vết ngứa, rộp trên bụng của Fiona Hooker
Fiona Hooker cho biết: "Tôi có một vài vết mụn nhỏ, rất ngứa quanh rốn. Tôi đến gặp bác sĩ sau khi sinh vài ngày vì tình trạng da ngày càng ngứa và không thể chịu nổi. Tình trạng giống như tôi bị dị ứng với đứa con của mình vậy".
Cô gái 32 tuổi cho biết cô tìm đến bác sĩ nhưng ban đầu bản thân họ rất bối rối trước tình trạng của Fiona Hooker vì chưa từng gặp trường hợp như vậy. Cô đã có một cô con gái 3 tuổi có tên là Phoebe và lần mang thai đầu tiên sinh cô không có biến chứng gì.
Cô tìm đến bác sĩ da liễu xin tư vấn và được hướng dẫn sử dụng thuốc có chứa steroid mạnh để uống, cũng như bôi ngoài da.
Fiona Hooker nói rằng: "Hai ngày trước khi sinh, tôi bắt đầu cảm thấy không thể chịu đựng được nữa và 24 giờ sau khi tôi sinh, cơn ngứa bùng phát và biến thành những vết phồng rộp".
Rất may, chứng dị ứng bắt đầu thuyên giảm sau sáu tháng kể từ khi cô bắt đầu dùng steroid. "Nhiều người phải điều trị bằng liệu pháp ức chế miễn dịch để kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn, tôi khá may mắn", Fiona Hooker cho biết.
Đến nay, Hooker vẫn không rõ tại sao mình lại mắc chứng rối loạn này. Sau 6 tháng, cô không sử dụng thuốc hàng ngày nữa, tình trạng đã dần được cải thiện. Cuối cùng, Hooker có thể gắn bó với con trai của mình mà không phải trải qua nỗi đau đớn tột cùng.
5 căn bệnh hiếm gặp nhất thế giới Bệnh mất ngủ di truyền gây tử vong ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh tự chủ giúp điều chỉnh các quá trình như thở, nhịp tim và nhiệt độ cơ thể. Những người mắc hội chứng người sói do gặp bất thường về gene Hội chứng không uống rượu vẫn say Một phụ nữ được phát hiện mắc hội chứng này sau...