Sản phụ bị sản giật vỡ gan, suy gan suy thận cấp được cứu sống
Một sản phụ trên đường đến bệnh viện để sinh con thì lên cơn co giật, khi nhập viện, bác sĩ chẩn đoán sản phụ bị sản giật vỡ gan, suy gan, suy thận cấp.
Bệnh nhân có bệnh cảnh rất nặng, nguy cơ tử vong rất cao lần đầu tiên được ghi nhận ở Phú Yên đã được các bác sĩ chuyên khoa Sản, Phẫu thuật – Gây mê hồi sức, Ngoại Tổng quát và Hồi sức tích cực – Chống độc phối hợp cứu sống.
Thông tin trên Báo Phú Yên, ngày 29/7, Sản phụ Nguyễn Thị Diễm Hằng (SN 1994, ở thôn Mỹ Phú, xã Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa, Phú Yên) trên đường được đưa đến Bệnh viện Sản – Nhi Phú Yên để sinh con đầu lòng thì lên cơn co giật.
Khi nhập viện, bệnh nhân bị phù và co giật toàn thân, nhịp tim rất nhanh (120 lần/phút), huyết áp cao (180/110mmHg).
Tại bệnh viện, sản phụ được chẩn đoán bị sản giật và chuyển dạ, thai 40 tuần, các bác sĩ xử trí sản giật, 30 phút sau thì tiến hành mổ lấy thai.
Sản phụ vỡ gan do sản giật được điều trị, chăm sóc tại Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Đa khoa Phú Yên – Ảnh: LÂM VY
Tuy nhiên, sau đó bệnh diễn tiến nặng hơn. Bệnh nhân có hiện tượng choáng chưa rõ nguyên nhân, nghi do mất máu.
Lãnh đạo Bệnh viện Sản – Nhi Phú Yên đã mời bác sĩ chuyên khoa Ngoại Tổng quát (Bệnh viện Đa khoa Phú Yên) đến hội chẩn. Thầy thuốc hai bệnh viện thống nhất theo dõi tổn thương gan, nghi vỡ gan do sản giật. Bệnh nhân choáng nặng, tụt huyết áp, trụy mạch, vật vã, được chỉ định mổ cấp cứu, tuy nhiên đây là một ca mổ khó khăn với các bác sỹ vì gan của bệnh nhân bị vỡ, rất khó cầm máu.
Video đang HOT
Ngày 30/7, các bác sỹ 2 bệnh viện tiếp tục hội chẩn và chẩn đoán bệnh nhân bị rối loạn đông máu, suy gan, suy thận cấp và được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc (Bệnh viện Đa khoa Phú Yên) để chạy thận nhân tạo cấp cứu 2 lần.
Sau 10 ngày điều trị, sản phụ tỉnh táo, tiếp xúc tốt, ăn uống được, chức năng gan và thận đang phục hồi. Con của anh Anh chị Hằng được đặt tên là Nguyễn Bảo Gia Phúc, sức khỏe ổn định và đã được người thân đưa về nhà chăm sóc.
Sản giật là sự khởi đầu của cơn động kinh (co giật) ở một người phụ nữ bị tiền sản giật. Tiền sản giật là một chứng rối loạn thai nghén khi sản phụ có huyết áp cao, có một lượng lớn protein trong nước tiểu hoặc rối loạn chức năng nội tạng khác.
Co giật có thể xảy ra trước, trong và sau khi sinh con. Thông thường sản giật xảy ra trong nửa thứ hai của thai kỳ.
Các cơn động kinh là loại tonic-clonic và thường kéo dài khoảng một phút. Sau khi co giật sản phụ thường có một khoảng thời gian rối loạn hoặc hôn mê. Các biến chứng bao gồm viêm hút phổi, xuất huyết não, suy thận, và ngừng tim.
Tiền sản giật và sản giật là một phần của một nhóm các triệu chứng lớn hơn được gọi là các chứng cao huyết áp trong thời kỳ mang thai- một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong trong thời kỳ mang thai.
Tiền sản giật ước tính ảnh hưởng đến khoảng 5% các ca sinh nở trong khi sản giật ảnh hưởng đến khoảng 1,4% ca sinh nở. Trong các nước phát triển tỷ lệ này là khoảng 1 trong 2.000 ca sinh nở do chăm sóc y tế được cải thiện.
Theo www.giadinhmoi.vn
Hơn 1.500 người nhiễm HIV do dùng máu nhiễm bệnh của các tù nhân, con nghiện: Bê bối ngành y nước Anh
Để điều trị cho những bệnh nhân bị rối loạn đông máu, các công ty dược tại Anh đã nhập máu từ Mỹ, trong số đó có cả máu nhiễm bệnh của các tù nhân, con nghiện, những người bán máu.
Nhiễm virus HIV, viêm gan sau khi được điều trị bằng các chế phẩm máu nhiễm bệnh - bê bối lịch sử của ngành y tế Anh
Ngày 13/8/2018 là hạn cuối cùng để nạn nhân của bê bối "Dùng máu nhiễm độc điều trị cho bệnh nhân" tại Anh nộp hồ sơ cho một cuộc điều tra công khai quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Gia Đình Mới xin lược dịch những tư liệu liên quan đến vụ việc.
Vụ bê bối gây nên "thảm kịch kinh khủng"
Vào năm 2017, Thủ tướng Anh Theresa May đã miêu tả vụ bê bối này là "một thảm kịch kinh khủng". Những thông tin đầu tiên về vụ bê bối đã phát lộ từ năm 1990, khi có bệnh nhi bị rối loạn đông máu, sau khi được điều trị lại qua đời vì... nhiễm HIV.
Tuy nhiên, hậu quả của vụ việc chỉ được thống kê đầy đủ vào năm 2015. Bộ Y tế Anh ước tính hơn 30.000 người có thể đã mắc viêm gan C nhưng chỉ 6.000 trường hợp được xác minh danh tính, hơn 1.500 ca nhiễm HIV do bị truyền máu nhiễm độc trong quá trình điều trị chứng rối loạn đông máu.
Đến nay, con số bệnh nhân đã tử vong do thảm kịch này đã là 2.500 người. Hàng ngàn bệnh nhân khác đang chiến đấu chống lại HIV và chứng bệnh viêm gan C, thường xuyên phải đến các cơ sở điều trị và tiêu tốn số tiền điều trị khổng lồ.
Nguyên nhân của thảm kịch được cho là do các công ty dược phẩm Anh đã quá chạy theo lợi nhuận mà bỏ qua nguyên tắc đảm bảo an toàn. Cụ thể, để điều trị cho những bệnh nhân bị rối loạn đông máu, các công ty dược đã nhập máu từ Mỹ, trong số đó có cả máu nhiễm bệnh của các tù nhân, con nghiện, những người bán máu.
Sau khi tách yếu tố đông ra khỏi huyết tương, đóng băng khô thành bột, các công ty dược có một loại chế phẩm (có tên gọi là Yếu tố VIII) giúp hạn chế cơn đau, ngăn nguy cơ tổn thương nội tạng của bệnh nhân bị rối loạn đông máu.
Ngay từ đầu thập kỷ 1980, chính phủ Anh đã ngừng thu mua toàn bộ sản phẩm máu chưa qua xử lý nhiệt vì nghi vấn về mức độ an toàn, tuy nhiên những chế phẩm đã có thì vẫn được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân gần 10 năm sau đó.
Sau nhiều năm bị công chúng, các nhà hoạt động xã hội... chỉ trích mạnh mẽ vì không có giải pháp quyết liệt để xử lý vi phạm của các công ty dược, ngày 11/7/2017, chính phủ Anh tuyên bố sẽ tổ chức điều tra công khai về vụ việc.
Cuộc điều tra dự kiến tiến hành vào Tháng Chín tới được các quan chức chính phủ hứa hẹn là "phát hiện mọi hành vi che giấu" liên quan đến vụ việc. Các cơ quan tư pháp sẽ xem xét về bản thân vụ việc truyền máu nhiễm độc cho các bệnh nhân trong những năm 70, 80 của thế kỷ trước, cùng với đó là những hậu quả để lại cho các gia đình bệnh nhân.
Ông Simon Hamilton (bìa phải) là người mắc bệnh viêm gan sau khi được điều trị bệnh máu khó đông
"Chúng tôi cần công lý"
Ông Simon Hamilton, 57 tuổi, chủ tịch Hiệp hội Haemophilia Northern Irland (Hội người mắc bệnh máu khó đông Northern Irland) khẳng định cuộc điều tra là một sự kiện quan trọng để đảm bảo đem lại công lý cho các nạn nhân.
"Điều mà tất cả mọi người mong muốn là công lý - chúng tôi muốn biết ai là người đã đưa ra quyết định. Không người nào trong số chúng tôi có một tương lai ổn định. Đây là lúc cần minh định rõ vì sao điều đó xảy ra" - ông Simon khẳng định.
Theo ông Simon, việc lật lại vụ bê bối này không phải là để trả thù, nó đơn giản là nhằm hiểu rõ lý do vì sao những quyết định sai lầm, ảnh hưởng đến sức khỏe của hàng ngàn người lại được đưa ra.
Ông Simon cùng với người anh trai song sinh của mình cũng đã bị truyền máu nhiễm độc và mắc bệnh viêm gan. Anh trai ông đã bị chẩn đoán mắc ung thư vào tháng 12/2017 và đã phải ghép gan. Một số người khác trong gia đình Hamilton đã qua đời vì nhiễm độc máu sau khi điều trị.
Theo www.giadinhmoi.vn
Cháu bé bị ong vò vẽ đốt 100 nốt dẫn tới suy đa tạng Bệnh nhân B.X.T. (11 tuổi, ở Quỳnh Hoa, Quỳnh Long, Nghệ An) nhập viện trong tình trạng nguy kịch, niêm mạc nhợt, khó thở, nước tiểu đỏ, suy đa tạng, men gan tăng, rối loạn đông máu do bị bầy ong đốt khoảng hơn 100 nốt. Theo người nhà bệnh nhi chia sẻ, bé B.X.T. trèo lên nhà tắm kiểm tra đường nước...