Sản phẩm OCOP và đặc sản Bến Tre chào hàng tại TP Hồ Chí Minh
Chiều 24/9, UBND tỉnh Bến Tre và một số đơn vị khác phối hợp tổ chức hội thảo “Giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản Bến Tre” tại Tp. Hồ Chí Minh. Theo đó, sở, ngành, doanh nghiệp và đơn vị sản xuất đến từ tỉnh Bến Tre đã mang đa dạng sản phẩm về thị trường Tp. Hồ Chí Minh chào hàng.
Đa dạng sản phẩm đặc sản được trưng bày trong khu vực gian hàng của tỉnh Bến Tre.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Trúc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết, hiện Bến Tre đang đẩy mạnh thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Bến Tre năm 2020. Đồng thời, nhiều sở, ngành của tỉnh cũng tăng cường mở rộng kết nối kinh tế giữa tỉnh Bến Tre và Tp. Hồ Chí Minh, cũng như những tỉnh, thành khác trên cả nước.
Theo ông Nguyễn Trúc Sơn, thông qua sự kiện lần này, sở, ngành tỉnh Bến Tre cũng hỗ trợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong tỉnh quảng bá thương hiệu, sản phẩm hàng hóa, nắm bắt nhu cầu thị hiếu khách hàng… để từng bước cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng và phát triển sản phẩm đặc sản, OCOP của địa phương.
Hơn thế nữa, đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bến Tre được tạo điều kiện thuận lợi tìm kiếm đối tác, cơ hội đầu tư, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường nội địa và thúc đẩy xuất khẩu ra thế giới.
Cùng với Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau, tiểu vùng ven biển phía Đông là một trong bốn tiểu vùng tạo động lực liên kết phát triển Đồng bằng sông Cửu Long. Trong số đó, tỉnh Bến Tre nổi lên không chỉ có vai trò quan trọng trong tiểu vùng mà còn có thể trở thành “nút kép” kết nối liền Đồng bằng sông Cửu Long và Tp. Hồ Chí Minh.
Khu vực tập trung sản phẩm OCOP và đặc sản Bến Tre.
Video đang HOT
Bà Bùi Thị Thanh An, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho rằng, tỉnh Bến Tre cần tận dụng thế mạnh là kinh tế vườn và kinh tế biển để phát triển và xây dựng thương hiệu xuất khẩu cho nhiều sản phẩm như trái cây, thủy hải sản…; trong đó, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản Bến Tre sẽ giúp đơn vị sản xuất trên địa bàn tỉnh mở rộng cơ hội giao thương, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất – phân phối.
Ở góc độ doanh nghiệp, bà Ngô Thị Kiều Dương, Giám đốc Công ty cổ phần Mỹ phẩm dừa Phú Long (tỉnh Bến Tre) cho hay, doanh nghiệp mong muốn nhà bán lẻ, nhà phân phối trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành, tạo điều kiện hỗ trợ sản phẩm OCOP và đặc sản Bến Tre vào kênh phân phối hiện đại. Đặc biệt, doanh nghiệp kỳ vọng sở, ngành các địa phương kết nối nhà bán lẻ, nhà phân phối với mức chiết khấu phù hợp, dành riêng cho đơn vị sản xuất địa phương, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã sản xuất sản phẩm OCOP và đặc sản địa phương.
Liên quan đến vấn đề đưa sản phẩm OCOP và đặc sản vào kênh phân phối hiện đại, ông Nguyễn Tô Kiều Trinh, Giám đốc thu mua hệ thống siêu thị Big C cho biết, đơn vị sản xuất cần yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, chứng nhận tiêu chuẩn. Đơn cử, doanh nghiệp khởi nghiệp cần chú trọng đảm bảo sản lượng, khâu vận chuyển và cung ứng sản phẩm. Bên cạnh đó, nhà cung cấp cũng cần tích cực tham gia những chương trình tiếp thị, trưng bày, giới thiệu dùng thử sản phẩm mới dành cho người tiêu dùng.
Còn theo đại diện Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Tp. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op), hàng hóa của doanh nghiệp địa phương có sự đầu tư mẫu mã, thiết kế bao bì… so với trước đây. Tuy nhiên, hiện tại sản phẩm OCOP chưa được đầu tư đúng mức về khâu quảng bá, tiếp thị giúp nhà bán lẻ và người tiêu dùng nhận biết trên thị trường. Cùng với đó, nhà bán lẻ, nhà phân phối cần biết quy trình lựa chọn sản phẩm OCOP bao gồm những tiêu chuẩn và có giá trị gia tăng như thế nào.
“Đặc biệt, những sản phẩm này hướng đến đối tượng khách hàng nào thì nhà bán lẻ, nhà phân phối mới có thể hợp tác hỗ trợ đưa sản phẩm ra thị trường, cũng như đến với người tiêu dùng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu, đổi mới sáng tạo sản phẩm mới trên cơ sở khảo sát thị trường, nắm bắt thị hiếu tiêu dùng để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm”, đại diện Saigon Co.op chia sẻ thêm.
Đánh giá về hoạt động kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP và đặc sản Bến Tre vào thị trường Tp. Hồ Chí Minh, bà Nguyễn Huỳnh Trang, Phó giám đốc Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, trong thời gian dài tăng cường xúc tiến thương mại giữa hai địa phương đã mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, nhà bán lẻ… Những hoạt động này, không nằm ngoài mục tiêu tạo điều kiện cho bên bán và bên mua gặp gỡ, trao đổi và bàn giải pháp hợp tác trong việc đưa sản phẩm ra thị trường, hình thành thương hiệu Việt.
Bà Nguyễn Huỳnh Trang, Phó giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh đánh giá về hoạt động kết nối tiêu thụ hàng hóa giữa TP Hồ Chí Minh và tỉnh Bến Tre.
Theo bà Nguyễn Huỳnh Trang, doanh nghiệp cũng phải nhìn nhận thực tế là cần giải bài toán cung gì cho thị trường, chứ không chỉ dừng lại việc cung những gì sản xuất được. Hiện nay, thị trường rất đa dạng sản phẩm nên vấn đề quan trọng là doanh nghiệp lựa chọn hướng đi bền vững và đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ được thể hiện được sản phẩm đảm bảo chất lượng, sản lượng, mẫu mã, bao bì…
Dịp này, đại diện doanh nghiệp đến từ tỉnh Bến Tre và nhà bán lẻ, nhà phân phối trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác cung ứng hàng hóa trong thời gian tới.
Thị xã Sơn Tây đưa 29 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng OCOP
Tại hội nghị thẩm định, đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thị xã Sơn Tây (Hà Nội) năm 2020 được tổ chức ngày 22/9, ông Tạ Thanh Phong - Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây cho biết đã chọn được 29 sản phẩm tham gia.
Sản phẩm tham gia chấm điểm phân hạng OCOP. Ảnh: Đỗ Phương Anh/TTXVN
Hiện thị xã Sơn Tây có 5 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao gồm: Chả cá Thuần việt xã Sơn Đông, gà Mía Sơn Tây, kẹo dồi phủ vừng Quý Thảo, kẹo lạc Cao Quý Thảo xã Đường Lâm, giò lợn Phùng Thị Quế phường Quang Trung. Cùng đó, 3 sản phẩm được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể, gồm: Mật ong Kim Sơn, bánh tẻ Phú Nhi, gà Mía Sơn Tây. Ngoài ra, nhiều sản phẩm đặc trưng có giá trị, thế mạnh, tiềm năng phát triển có thể tham gia Chương trình OCOP như mít, rau an toàn, tranh kính, hoa, cây cảnh, miến dong, bánh gai, giò, chả...
Để thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2020, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát triển các hình thức tổ chức sản xuất gắn với đẩy mạnh phát triển các sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ du lịch có tiềm năng, thế mạnh trên địa bàn. Toàn thị xã có 45 sản phẩm tiềm năng, thế mạnh thuộc 5 nhóm sản phẩm gồm: thực phẩm với 19 sản phẩm; đồ uống có 3 sản phẩm; vải và may mặc 4 sản phẩm; lưu niệm - nội thất - trang trí 5 sản phẩm; dịch vụ du lịch nông thôn 14 sản phẩm.
Hội đồng thẩm định chấm điểm, đánh giá, phân hạng sản phẩm theo tiêu chí: sản phẩm và sức mạnh cộng đồng, khả năng tiếp thị, chất lượng... Bà Phạm Thị Bình, chủ cơ sở sản xuất bánh tẻ Thanh Bình - sản phẩm làng nghề bánh tẻ Phú Nhi cho biết, thông qua chương trình này, người làm nghề mong muốn đưa sản phẩm đi khắp mọi nơi trên đất nước, đặc biệt là vào khu du lịch, siêu thị ẩm thực....
Khó khăn hiện nay trong việc được công nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP chính là giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, Làng nghề bánh tẻ Phú Nhi hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu này. Nhờ tham gia Hiệp hội làng nghề, thu nhập của người làm nghề khá ổn định. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm cũng lãi được hơn 100 triệu đồng. Thế nhưng, để bánh tẻ Phú Nhi đi xa vẫn còn nhiều khó khăn do bánh không bảo quản được lâu. Khách hàng muốn mua với số lượng lớn cũng chưa đáp ứng được ngay - bà Bình chia sẻ.
Ông Nguyễn Văn Chí - Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Nội cho biết, Chương trình OCOP của thị xã Sơn Tây năm 2020 vẫn gặp khó khăn như: chưa có nhiều mô hình sản xuất thật sự nổi trội để nhân rộng; hệ thống doanh nghiệp, kinh tế hợp tác phát triển chưa mạnh; liên kết, liên doanh còn hạn chế; sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, phân tán; lao động phần lớn làm theo kinh nghiệm, truyền nghề chưa qua trường lớp đào tạo. Năng lực nội tại các hộ sản xuất, hợp tác xã chưa mạnh, thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định; các loại nông sản, vật phẩm chưa được chế biến thành nhiều sản phẩm đa dạng, chủ yếu ở dạng thô...
Mặc dù 29 sản phẩm tham gia hội nghị lần này là những mặt hàng có thế mạnh của địa phương nhưng chưa được quảng bá, giới thiệu ra bên ngoài, chưa được đánh giá chất lượng. Sau khi chấm điểm, với các sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao, 4 sao, tiềm năng 5 sao thì thị xã Sơn Tây cần xây dựng các chương trình, kế hoạch để quảng bá, giới thiệu ra thị trường không chỉ ở Hà Nội mà còn vươn ra các tỉnh, thành phố khác.
Tiềm năng gạo sạch Vị Thủy Với mục tiêu thay đổi thói quen canh tác, tạo ra sản phẩm an toàn, hợp tác xã Tân Long, huyện Vị Thủy đang xây dựng những cánh đồng lúa không sử dụng thuốc hóa học. Đến nay, sản phẩm "Gạo sạch Vị Thủy" của hợp tác xã đang dần tạo được chỗ đứng trên thị trường và đã được công nhận là...