Sản phẩm không nhãn mác “trôi” về đâu?
Hiện nay, hầu hết các loại sản phẩm không có nhãn mác không còn được bày bán tràn lan trên các con phố lớn nữa. Vậy những sản phẩm ấy lại đang “trôi” về đâu?
Từ phố lớn về chợ nhỏ
Trước đây, những sản phẩm không có nhãn mác được bày bán khá nhiều tại các phố lớn như phố Hàng Buồm. Ở đây, hầu như cái gì cũng có. Các sản phẩm không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ được bán tràn lan. Tuy nhiên, sau khi thường xuyên được kiểm tra , đôn đốc, nhắc nhở, thậm chí là xử phạt hành chính thì dường như các loại mặt hàng này tại đây đã có dấu hiệu giảm đi rõ rệt.
Thế nhưng gần đây những sản phẩm không có nhãn mác như vậy vẫn xuất hiện trên thị trường, nhưng đi vào một con đường nhỏ nhưng dễ đi hơn, đó là các chợ nhỏ tại khác khu phố. Tại một vài cửa hàng bán đồ khô và phụ gia năm trên phố Kim Liên, đường Lương Định Của (Đống Đa, HN), các loại sản phẩm được đựng trong những hộp nhựa trong, nhựa đục mà có lẽ chỉ người bán hàng mới biết được sản phẩm ruột bên trong là gì, vì tất cả có vỏ bên ngoài hoàn toàn giống nhau.
Các sản phẩm không nhãn mác được bày bán rất nhiều tại các khu chợ nhỏ. Ảnh minh họa
Các sản phẩm không có nhãn mác thường được bán ở các chợ là những sản phẩm như các loại quả ngâm làm nước giải khát: chanh muối, mơ muối, các loại thạch đủ màu dùng để trộn cùng sữa chua, cho vào chè, các loại mắm tôm, tương ớt… đủ cả. Tại các chợ nhỏ, người tiêu dùng dường như không bị chú ý quá nhiều đến vấn đề nhãn mác của sản phẩm, người bán hàng cũng thường không bị kiểm tra nhiều nên có vẻ những mặt hàng không nhãn mác này có thể tiêu thụ dễ hơn trên phố. Để tránh nhầm lẫn, nhiều người bán hàng đã dùng phương pháp thủ công, đó là viết tên sản phẩm ra những tờ giấy trắng rồi dán ra bên ngoài vỏ hộp.
Video đang HOT
Một vài cửa hàng đồ khô nằm trên phố Lương Định Của (Đống Đa, HN) vẫn bán rất nhiều sản phẩm không có nhãn mác. Ảnh minh họa
Chị Nguyễn Thị Hương (Kim Liên) tâm sự: “Tôi hay mua nước mơ muối và thạch tại mấy cửa hàng bán đồ khô, phụ gia ngoài chợ, người bán hàng thường nói các sản phẩm đó là của Việt Nam dù trên sản phẩm không có nhãn mác gì cả. Nhưng vì mua hàng thân quen đã lâu, tôi cũng thường tin vào lời của người bán hàng. Gần đây, xem thời sự và đọc báo mới biết những sản phẩm không có nhãn mác hiện đang bị cấm bán trên thị trường tôi mới giật mình và chắc chắn sẽ không bao giờ mua những sản phẩm như vậy nữa”. Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại nấm linh chi khác nhau với giá cả “thượng vàng hạ cám”.
Sản phẩm không nhãn mác – Chất lượng không đảm bảo
Hầu hết các sản phẩm không có nhãn mác đều có thành phần, nguồn gốc không rõ ràng. Chất lượng sản phẩm cũng không được qua kiểm chứng. Chính vì vậy, không có gì đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng khi sử dụng những sản phẩm này. Hay nếu có lỡ chẳng may có gặp vấn đề gì về sản phẩm cũng như về sức khỏe sau khi dùng sản phẩm thì cũng không biết kêu ai.
Các sản phẩm không nhãn mác này được người bán và người mua phân biệt qua những mẩu giấy dán chữ do người bán hàng tự viết trên đó
Đặc biệt, chưa kể đến việc sản phẩm không có nhãn mác, đồng nghĩa với việc không có hạn sử dụng. Vì vậy hầu hết các sản phẩm làthực phẩm, không có nhãn mác sẽ được dùng các chất phụ gia, chất bảo quản rất nhiều để giữ cho sản phẩm được đảm bảo không bị hỏng trong thời gian lâu nhất có thể. Chính vì vậy khi sử dụng các loại sản phẩm này, người tiêu dùng đã vô tình đưa vào cơ thể những chất độc hại, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Những sản phẩm không có nhãn mác đã khó tiêu thụ tại các cửa hàng trên phố lớn thì nay lại được “trôi” về các chợ nhỏ. Người bán hàng vẫn mặc nhiên bán, người tiêu dùng cũng vô tư mua. Sự quen thân giữa người mua và người bán do tính chất cố định chứ không phải vãng lai nên người tiêu dùng dường như lại tin vào những người bán hàng, vào những sản phẩm không nhãn mác này hơn.
Đã có rất nhiều chuyên gia trong ngành y tế khuyến cáo rằng: “Người tiêu dùng cần lựa chọn những sản phẩm có đầy đủ nhác, thông tin sản phẩm để tránh mua phải những sản phẩm kém chất lượng, những sản phẩm sử dụng các loại hóa chất gây hại cho sức khỏe. Tất cả những sản phẩm không có nhãn mác đều là những sản phẩm không được đảm bảo về chất lượng. Vì vậy, người tiêu dùng cần cân nhắc và đưa ra những lựa chọn thông minh để đảm bảo cho sức khỏe của bản thân cũng như những người trong gia đình”
Theo ViệtQ
Sự thật gián đất xuất hiện bất thường từ phân bón cây
Liên tục thấy sự xuất hiện bất thường và ngày một nhiều của gián đất dưới lớp đất gốc cây, chậu cảnh và những xó xỉnh của khu vực trồng cây cảnh, dân chơi cây cảnh trên địa bàn TP.Hà Nội tỏ ra hoang mang...
Thời gian gần đây, PV nhận được một số phản ánh của bạn đọc về sự xuất hiện bất thường của gián đất xung quanh khu vực các chậu cây cảnh, nhất là ở các văn phòng, tòa nhà. Đáng chú ý hơn cả là sự hoài nghi của những người này về việc có hay không sự tấn công của gián đất xuất phát từ phân bón và những chế phẩm chăm sóc cây có nguồn gốc từ Trung Quốc?
Anh Nguyễn Đức (Ba Đình, Hà Nội) cho biết: "Tôi là người thích chơi và chăm sóc cây cảnh, nên thường xuyên sưu tầm các loại cây từ thân gỗ đến thân cỏ, từ cây trồng trong chậu đến những giò cây sống tầm gửi. Dù ở thành phố, diện tích đất không nhiều, dưới sân chỉ có thể trồng và kê được một vài chậu cây nhưng trên sân thượng của gia đình thì có thể kê được hàng chục chậu cây đủ các kích cỡ khác nhau. Hơn nữa, cũng do điều kiện thành phố mà tôi phải đi mua từng bao đất, túi phân bón đã được các cơ sở pha trộn sẵn có bán ở các cửa hàng về trồng cây. Trong thời gian gần đây, trong quá trình chăm sóc, di chuyển vị trí các chậu cây, tôi bỗng thấy sự xuất hiện khá nhiều của những ấu trùng giống gián đất. Vì vậy, tôi đã tìm mua những loại thuốc diệt trừ về phun. Thế nhưng, qua một số thông tin được biết, loại gián đất này được phát triển từ ấu trùng có sẵn trong các sản phẩm đất pha trộn và phân bón có nguồn gốc nước ngoài hoặc của các đơn vị, cơ sở sản xuất trong nước nhưng có sự sử dụng nguyên liệu từ nước ngoài. Sự thực như thế nào thì tôi không rõ, nhưng mọi người trong gia đình cũng không khỏi hoang mang...".
Ấu trùng gián không thể tồn tại trong môi trường phân hóa học.
Theo mô tả của anh Đức, nguyên liệu anh mua để trồng cây là các loại đất hoai mục được pha trộn thêm các chất hữu cơ, các loại phân hóa học tổng hợp cũng như các chế phẩm kích thích hoa lá theo hình thức bón hoặc phun. Đặc biệt, cách đây không lâu, sự hoang mang của anh Đức và nhiều người trồng cây cảnh lại tăng lên gấp bội khi biết được thông tin từ vụ việc trước đây người dân từng nhập gián đất của Trung Quốc về nuôi. Sau đó, khi báo chí phản ánh, cơ quan chức năng đã vào cuộc, khẳng định sự nguy hại khôn lường của việc nuôi gián đất ở huyện Lương Tài (Bắc Ninh) nên đã ra quyết định cấm nuôi và cho tiêu hủy số gián đang nuôi.
Khi tiếp xúc với PV, một số người dân cho biết thêm, ở trong nhà, gián đất thường ít xuất hiện vào ban ngày, chủ yếu bò ra vào ban đêm, nhất là khi đèn đã tắt hết, để kiếm ăn. Chúng còn thường xuất hiện ở kẽ tủ, dưới hầm thoát nước thải, tủ bếp, các kẽ nứt trên nền nhà, kho chứa vật liệu, đồ đạc, phía sau tủ lạnh... Đáng sợ hơn, theo các thông tin khoa học, gián đất có thể gây ra đủ các thứ bệnh như: Tiêu chảy, viêm dạ dày, ruột, nhiễm trùng đường tiết niệu, ngộ độc thực phẩm gây hoại tử ruột, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, nhiễm trùng da, mô cơ bản, viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh thương hàn và ngay cả bệnh dịch hạch...
Nhiều nước cấm nhập đất trồng cây
Để tìm hiểu thực hư và lý giải trước những thông tin phản ánh trên, PV đã tìm hiểu thực tế tại một số địa điểm kinh doanh, trồng, bán cây cảnh cũng như những nguyên vật liệu phục vụ cho việc chăm sóc cây. Đường Hoàng Hoa Thám (Ba Đình, Hà Nội) là một trong những địa điểm được cho là lớn nhất Hà Nội, chuyên cung cấp không chỉ là các loại cây cảnh mà còn bán các loại chế phẩm, phân bón, đất trồng. Theo ghi nhận của PV, các chủ cửa hàng ở đây cho biết, các loại phân bón tổng hợp, đất trồng tổng hợp, đến những chế phẩm sinh học nhằm kích thích sự phát triển, ra hoa, tốt lá của cây có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc và của một số cơ sở trong nước.
Anh Nam (chủ cửa hàng) cho biết: "Gia đình tôi đã kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho việc trồng và chăm sóc cây cảnh ở đây từ lâu. Thực ra trước đây, chúng tôi bán các sản phẩm phân bón, hóa chất có nguồn gốc nước ngoài, chủ yếu là từ Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện nay, các đơn vị trong nước sản xuất được nhiều sản phẩm thay thế. Hơn nữa, tâm lý khách hàng hiện cũng cảnh giác nhiều và không hứng thú với các sản phẩm ngoại lai, kém an toàn cho môi trường sống của họ. Còn việc các đơn vị sản xuất phân bón có sử dụng chế phẩm nước ngoài hay không và thông tin về ấu trùng gián đất sinh sôi và phát triển từ phân bón hay không thì tôi... không biết".
Còn chị Huệ (chủ vườn cây cảnh tại Mê Linh, Hà Nội) cho biết: Việc trồng và chăm sóc cây luôn luôn cần đến những sản phẩm phân hữu cơ và vô cơ. Về phân vô cơ, không thể thiếu ba loại chính là đạm, lân, kali để phù trợ cho từng giai đoạn và giống cây. Tuy nhiên, từ trước, chị Huệ không quan tâm nhiều tới vấn đề xuất xứ của phân bón có nguồn gốc từ đâu, miễn sao cây phát triển tốt theo kỳ vọng thì dùng. Cũng theo chị Huệ, sau mỗi lần ủ phân trồng cây, gián đất xuất hiện cả đàn và còn là thức ăn bổ dưỡng cho gà!
Trao đổi với PV, GS.Nguyễn Quang Thạch (đại học Nông nghiệp Hà Nội) khẳng định: "Việc trứng, ấu trùng gián đất cũng như các loại côn trùng tồn tại trong phân hóa học là không thể, vì theo nguyên tắc thì tỷ lệ các thành phần hóa học trong phân bón là rất cao. Việc gián đất xuất hiện theo phản ánh của những người dân tại thời điểm, giai đoạn đó là do có môi trường sống thuận lợi nên gián đất mới sinh sôi nảy nở. Hơn nữa, chúng ta còn phải xem xét đến sự phát triển của cây, nếu cây không phát triển tốt thì có nghĩa đó là phân giả và cần phải xem xét nhiều khía cạnh khác có cơ sở khoa học chuyên môn. Nếu nghi ngờ có trứng, ấu trùng trong phân bón, chúng ta có thể gửi mẫu tới viện Bảo vệ thực vật để phân tích. ấu trùng chỉ có thể sống được trong môi trường ẩm như như đất trồng. Vì vậy, nhiều quốc gia khi nhập cây, họ không cho mang đất theo".
Cần hiểu rõ về các loài gián để tránh hoang mang Nói về sự tồn tại, phát triển của gián đất, GS.Nguyễn Văn Đĩnh (chuyên gia côn trùng học) khẳng định: "ấu trùng gián đất không thể tồn tại trong môi trường phân bón hóa học. Chúng ta cần phân biệt rõ các loại gián đất để tránh hoang mang và hiểu lầm. Gián đất được nhập về từ Trung Quốc để nuôi thì đã được các cơ quan chức năng cấm và cho tiêu hủy. Loại gián đất thường thấy trong nhà, chậu cây... là nhóm loài khác của Việt Nam. Gián đất là nhóm động vật ăn các chất mục nát nên rất thích nghi với môi trường ẩm, nhiều chất mùn, khe tối. Hiện, nhóm gián đất ở Việt Nam chưa ghi nhận một sự nguy hại nào đáng kể đối với con người. Vì vậy, gián đất còn có tác dụng giúp phân hủy các chất hữu cơ tốt cho cây trồng. Nhóm gián đất và nhóm gián thường xuất hiện trong nhà là hai loài khác nhau".
Theo Nguoiduatin
Cục an toàn thực phẩm bác tin đồn về thịt ôi, cá chết tại chợ Hà Nội Theo Cục an toàn thực phẩm, Bộ Y tế, thông tin trên một số báo phản ánh tình trạng lưu thông thịt ôi, cá chết tại các chợ đầu mối trên địa bàn Hà Nội, gây hoang mang cho người tiêu dùng đã được xác minh là không chính xác. Ngày 13/5/2013, Cục An toàn thực phẩm đã nhận được báo cáo số...