Sàn phái sinh, cần chuyển mình để bứt phá
Sau 3 năm mở cửa hoạt động, giá trị giao dịch danh nghĩa trên sàn phái sinh Việt Nam đã chính thức vượt thị trường chứng khoán cơ sở. Để thị trường phái sinh tiếp tục lớn mạnh, thu hút nhiều nhà đầu tư và thực hiện đúng vai trò là công cụ phòng ngừa rủi ro, cần thêm nhiều giải pháp thiết thực.
Ảnh Shutterstock.
Chờ đợi sàn phái sinh việt nam vận hành sát hơn với chuẩn mực quốc tế
Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng giám đốc CTCK TP.HCM (HSC)
Sau 3 năm hoạt động, TTCK phái sinh Việt Nam có sự tăng trưởng khá tốt. Điều này phần nào thể hiện qua kỷ lục mà phiên giao dịch ngày 29/7/2020 chạm tới, khi đạt khối lượng giao dịch 356.033 hợp đồng. Đây là mức cao nhất kể từ khi khai trương thị trường cách đây 3 năm.
Cùng với thanh khoản tích cực, với số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường ngày một nhiều hơn đã thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư tổ chức, nhất là các quỹ đầu tư trong việc tham gia thị trường vì mục tiêu phòng ngừa rủi ro cho danh mục đầu tư của họ.
Đặc biệt, hoạt động của TTCK phái sinh đã giúp cho nhà đầu tư có thêm sự tự tin hơn mỗi khi TTCK cơ sở lao dốc với biên độ lớn, dẫu rằng tính năng phòng ngừa rủi ro còn một số khiếm khuyết.
Bên cạnh những bước tiến tích cực đó, thị trường còn một số điểm cần cải thiện. Cơ chế vận hành có những điểm chưa tương đồng với thông lệ quốc tế, nên còn gây khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài.
Chẳng hạn, tỷ lệ ký quỹ còn cao so với thị trường quốc tế. Độ lớn của thị trường còn hạn chế cũng là một khó khăn cho nhà đầu tư lớn, có tổ chức trong tham gia sàn phái sinh vì mục tiêu phòng ngừa rủi ro cho danh mục đầu tư của họ.
Quy mô hợp đồng còn nhỏ khiến cho chi phí giao dịch còn cao. Thông tin về thị trường hiện có độ trễ…
Mặt khác, cơ chế Trung tâm Lưu ký kiểm soát đến tận chân tài khoản của nhà đầu tư mang tính đặc thù Việt Nam, vừa dẫn đến chi phí cao, vừa tạo ra những bất tiện với nhà đầu tư tham gia thị trường.
Bất cập này cần được khắc phục khi tới đây đưa vào vận hành cơ chế đối tác thanh toán, bù trừ trung tâm (CCP), cho phép thành viên bù trừ quản lý nhà đầu tư.
Sau 3 năm khai mở và phát triển đầu tiên, chúng tôi trông đợi TTCK phái sinh sẽ sớm xử lý tốt những hạn chế theo hướng tiệm cận mạnh và sát hơn các chuẩn mực, thông lệ sàn phái sinh quốc tế, để tiếp tục hiện đại hóa thị trường, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia.
Video đang HOT
Nếu giảm thêm thuế, phí, sàn phái sinh sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia
Ông Nguyễn Mạnh Hoạt, Giám đốc Khối khách hàng cá nhân, khu vực phía Nam, CTCK Yuanta Việt Nam
Thị trường phái sinh đi vào hoạt động tạo cho nhà đầu tư một công cụ đầu tư phòng ngừa rủi ro khi chứng khoán đi xuống, có thể giao dịch mua/bán ngay trong ngày mà không cần đợi chứng khoán/tiền về.
Thực tế, khi TTCK cơ sở giảm mạnh trong đợt Covid lần 1, sàn phái sinh đã giúp nhiều nhà đầu tư giao dịch linh hoạt, giữ được cân bằng tài khoản bằng ưu thế T 0 thay vì T2 như trên thị trường cơ sở.
Tuy nhiên, dù thu hút trên 130.000 tài khoản, nhưng sàn phái sinh hiện nay vẫn thiên về đầu cơ hơn là có vai trò phòng ngừa rủi ro như đúng bản chất của thị trường phái sinh.
Cùng với đó, theo quan sát của chúng tôi, nhiều nhà đầu tư quan tâm đến các khoản phí, thuế trên sàn này, bởi tính ra cũng khá nhiều trên một hợp đồng.
Nếu cơ quan quản lý xem xét giảm tiếp các khoản thuế, phí đó khi thanh khoản đã đạt mức cao và tương đối ổn định, chắc chắn sẽ kích thích nhà đầu tư tham gia nhiều hơn.
Trong một số phiên đáo hạn, biến động trên thị trường phái sinh khiến nhà đầu tư khó nắm bắt và dự đoán thị trường.
Theo chúng tôi, cơ quan quản lý cần có thêm những hội thảo, chuyên đề mang tính đào tạo nhà đầu tư, cũng như cần quản lý, giám sát mạnh hơn để bảo vệ nhà đầu tư, giảm thiểu khả năng thị trường bị lạm dụng, làm giá vào những thời điểm nhạy cảm.
Một mong muốn khác là sàn phái sinh cần thêm các sản phẩm, có thể xây trên các chỉ số như VNX50, VNX100, VNX200… để đa dạng hóa cơ hội, tăng sự lựa chọn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Sàn phái sinh cần có chính sách thu hút nhà đầu tư tổ chức và các quỹ đầu tư tham gia
CTCK Mirae Asset Việt Nam
TTCK phái sinh Việt Nam ra đời đã góp phần tăng sản phẩm, tăng cơ hội cho nhà đầu tư và hướng đến ưu việt lớn nhất là cung cấp công cụ để quản lý, phòng ngừa rủi ro.
Tuy nhiên, trên sân chơi phái sinh hiện nay, mức độ rủi ro cũng khá cao, do có nhiều nhà đầu tư còn thiếu kinh nghiệm nhưng mong muốn có lợi nhuận nhanh, nên khó thành công.
Một thực tế khác là không ít nhà đầu tư khi tham gia thị trường phái sinh “lướt sóng” trong phiên nhằm hưởng chênh lệch giá, chứ không có nhu cầu phòng hộ rủi ro cho danh mục cổ phiếu cơ sở.
Để sàn chứng khoán phái sinh bền vững hơn, cơ quan quản lý cần đưa ra các chính sách hỗ trợ và thu hút nhà đầu tư tổ chức và các quỹ đầu tư tham gia nhiều hơn.
Khi nhà đầu tư tổ chức và quỹ đầu tư tham gia, chủ thể này sẽ sử dụng các hợp đồng dài hạn hơn để phòng ngừa rủi ro cho danh mục cơ sở.
Từ đó, giúp cho thị trường phái sinh phát triển bền vững, đồng thời cũng làm giảm bớt rủi ro rút vốn ở thị trường cơ sở.
Hiện phí quản lý tài sản 0,003% giá trị lũy kế số dư tài sản ký quỹ và phí giao dịch chứng khoán phái sinh là 3.000 đồng/hợp đồng tương lai chỉ số ở mỗi chiều mua bán. Đây là mức khá cao nếu so sánh vòng quay giao dịch trong ngày của sản phẩm.
Chúng tôi mong đợi, cơ quan quản lý có thể xem xét để giảm các loại giá dịch vụ đang áp dụng hiện nay.
Hoạt động phái sinh cũng rất cần sự minh bạch kịp thời. Mỗi khi có những phiên biến động bất thường, chúng tôi mong rằng, cơ quan quản lý, giám sát thị trường có thể thực hiện ngay việc giám sát, thanh tra, nhằm nâng cao niềm tin hơn nữa từ nhà đầu tư trên thị trường phái sinh.
Cùng với đó, cần đa dạng hơn các sản phẩm phái sinh, thay vì chỉ trên chỉ số VN30 thì có thể trên chỉ số VNX100, VNX200 hoặc nhiều chỉ số khác để tránh bị lệ thuộc, bị ảnh hưởng bởi các giao dịch có chủ đích trên thị trường.
Cần tạo lập cơ chế phối hợp đồng bộ trong quảng bá sản phẩm, chia sẻ thông tin, cơ hội đầu tư phái sinh
Ông Trần Minh Hoàng, Trưởng phòng phân tích, CTCK Vietcombank (VCBS)
Sản phẩm đầu tiên được đưa vào giao dịch chính thức là Hợp đồng tương lai chỉ số VN30. Kể từ phiên giao dịch đầu tiên là 10/08/2017 cho đến nay, quy mô giao dịch sản phẩm này đã có sự tăng trưởng vượt bậc.
Nếu như trong năm 2017, khối lượng (số lượng hợp đồng) giao dịch trung bình chỉ đạt hơn 12.000 hợp đồng/phiên, tương đương 1.000 tỷ đồng giá trị giao dịch/phiên, thì bước sang năm 2018, quy mô giao dịch tăng khoảng 7 lần, đạt gần 79.000 hợp đồng/phiên, tương ứng gần 7.500 tỷ đồng giá trị giao dịch/phiên.
Với đặc thù có thể tất toán vị thế ngay trong phiên (T 0), cho phép bán khống (short sell) và đòn bẩy cao, giai đoạn 2019-2020, khi thị trường cổ phiếu cơ sở xuất hiện nhiều biến động tiêu cực cũng là thời điểm mà VN30 Future vươn lên, chiếm được nhiều sự chú ý của dòng tiền, đặc biệt là những nhà đầu tư cá nhân Việt Nam ưa thích lối giao dịch “lướt sóng ngắn hạn”, thể hiện qua con số quy mô giao dịch nối tiếp xu hướng tăng trưởng mạnh.
Cụ thể, khối lượng giao dịch trung bình phiên trong năm 2019 và 7 tháng đầu năm 2020 lần lượt là gần 89.000 hợp đồng và hơn 175.000 hợp đồng, tương ứng với giá trị giao dịch gần 8.000 tỷ và hơn 13.000 tỷ đồng/phiên. Quy mô giao dịch trên thị trường hợp đồng tương lai đã chính thức vượt cả thị trường chứng khoán cơ sở.
Mặc dù vậy, các sản phẩm chứng khoán phái sinh khác chưa đạt được thành công về thu hút dòng tiền đầu tư và tăng trưởng quy mô giao dịch như sản phẩm VN30 Future.
Giá trị giao dịch trung bình phiên của sản phẩm chứng quyền (CW) trong một năm trở lại đây chỉ đạt khoảng 7 tỷ đồng/phiên, trong khi thị trường Bond Future gần như không có thanh khoản.
Sản phẩm có thể thu hút nhà đầu tư hay không phụ thuộc rất lớn vào đặc tính của nó, cũng như yếu tố khách quan là bối cảnh thị trường và các hoạt động mang tính tạo lập của đơn vị kinh doanh chứng khoán.
Theo tôi, tiềm năng phát triển thị trường chứng khoán phái sinh nằm ở đề án triển khai sản phẩm hợp đồng quyền chọn của các cổ phiếu.
Đây là sản phẩm rất hiện đại và tiệm cận với sự phát triển chung của TTCK tại các quốc gia phát triển. Ngoài ra, đây cũng là công cụ phục vụ rất đắc lực cho chiến lược đầu tư của dòng tiền “lớn” – các quỹ đầu tư, đặc biệt là các quỹ đầu tư nước ngoài.
Trong bối cảnh nền kinh tế và TTCK toàn cầu liên tục biến động, để TTCK phái sinh Việt Nam phát triển dài hạn, theo chúng tôi còn cần tạo lập được cơ chế phối hợp đồng bộ giữa cơ quan quản lý và thành viên thị trường, đặc biệt là trong công tác quảng bá sản phẩm, chia sẻ thông tin, cơ hội đầu tư một cách minh bạch và rõ ràng đến với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tháng 5, thị trường cơ sở sôi động hơn chứng khoán phái sinh
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán cơ sở trong tháng 5/2020 diễn biến sôi động trở lại hậu Covid-19, với sự cải thiện cả về điểm số lẫn thanh khoản, thì ở thị trường chứng khoán phái sinh lại ghi nhận khối lượng hợp đồng mở (OI) sụt giảm mạnh
Liên quan đến diễn biến giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số VN30, theo Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, trong tháng 5/2020, thanh khoản trên thị trường giảm nhẹ so với tháng trước, khối lượng giao dịch bình quân đạt 205.391 hợp đồng/phiên, giảm 0,59% so với tháng trước. Trong đó, phiên có khối lượng giao dịch cao nhất đạt hơn 279.647 hợp đồng vào ngày 8/5/2020, cao nhất kể từ khi khai trương thị trường.
Đáng chú ý, khối lượng hợp đồng mở (OI) trong tháng 5 vừa qua giảm mạnh tới 38,06% so với tháng 4/2020. Tại ngày giao dịch cuối cùng của tháng 5, OI đạt 20.186 hợp đồng. Mức OI cao nhất trong tháng 5 vừa qua đạt 38.324 hợp đồng tại phiên giao dịch ngày 21/5/2020.
Không chỉ giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số VN30 giảm sôi động, giao dịch hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ còn rơi vào trạng thái "đóng băng" khi tháng 5/2020, không phát sinh giao dịch hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ, cũng như không có khối lượng OI tại thời điểm cuối tháng.
Tỉ trọng giao dịch của nhà đầu tư cá nhân trong nước trên khối lượng giao dịch toàn thị trường giảm từ 88,23% trong tháng 4 xuống còn 87,74% trong tháng 5/2020 . Trong khi đó tỉ trọng giao dịch của nhà đầu tư tổ chức trong nước tăng nhẹ, chiếm 11,59% toàn thị trường, tỷ trọng giao dịch tự doanh của công ty chứng khoán tăng so với tháng trước, chiếm 1,13%, phần còn lại là của các tổ chức khác.
Khối lượng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 5/2020 giảm so với tháng trước, đạt 54.491 hợp đồng, chiếm 0,66% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường.
Số lượng tài khoản giao dịch phái sinh tiếp tục tăng, nhưng mức tăng ít hơn tháng trước. Tại thời điểm cuối tháng 5/2020, số lượng tài khoản giao dịch phái sinh đạt 118.126 tài khoản, tăng 6,94% so với tháng trước.
Chứng khoán phái sinh: Khối lượng hợp đồng mở giảm mạnh Tỉ trọng giao dịch của nhà đầu tư cá nhân trong nước trên thị trường chứng khoán phái sinh giảm từ88,23% trong tháng 4 xuống còn 87,74% trong tháng 5. Tại thời điểm cuối tháng 5/2020, số lượng tài khoản giao dịch phái sinh đạt 118.126 tài khoản. Ảnh Internet. Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), về giao dịch hợp...