Sàn nhảy độc đáo biến thân nhiệt của vũ công thành năng lượng hữu ích
Một địa điểm tổ chức nghệ thuật ở Glasgow, Scotland đã cho ra mắt một sàn nhảy có thể sản sinh điện dựa vào nhiệt cơ thể toát ra từ những con người đang say sưa nhảy múa.
Nhiệt tỏa ra từ những người nhảy múa trên sàn Bodyheat sẽ được dùng để sưởi ấm cho không gian sàn nhảy này khi cần. (Nguồn: Oddity Central)
SWG3 là nơi đã tổ chức một số sự kiện khiêu vũ nhất ở Glasgow, với hàng nghìn người tụ lại đây để cùng nhau nhảy múa. Nhưng từ đầu tháng 10 này, những người lên một sàn nhảy ở SWG3 sẽ không chỉ đốt năng lượng bằng cách thực hiện các động tác vũ đạo, mà còn giúp giữ ấm hoặc làm mát sàn nhảy này, tùy theo mùa.
Điều này có thể xảy ra là nhờ công nghệ độc đáo của sản nhảy “Bodyheat”, sẽ hấp thu nhiệt sinh ra từ cơ thể người để chuyển thành điện. Hệ thống tiên tiến này đã được nghiên cứu chế tạo suốt 3 năm, trong một dự án chung của SWG3 và công ty khởi nghiệp chuyên về năng lượng địa nhiệt có tên TownRock Energy.
David Townsend, người sáng lập TownRock Energy cho biết: “Khi bắt đầu khiêu vũ với tốc độ trung bình, bạn có thể tạo ra 250W năng lượng nhiệt. Nhưng dự sự kiện có một DJ giỏi, với khả năng tạo ra những âm bass cực kì hưng phấn và khiến khán giả giật lắc điên cuồng, bạn có thể tạo ra từ 500 tới 600W năng lượng nhiệt”.
Theo TownRock Energy, Bodyheat hoạt động bằng cách hấp thụ nhiệt tỏa ra từ cơ thể những người đang nhảy múa. Nhiệt này, thường khiến không gian bên trong sàn nhảy nóng lên, sẽ được truyền dẫn vào 12 lỗ khoan sâu khoảng 152m, dẫn tới một khối đá lớn nằm sâu dưới lòng đất. Khối đá hoạt động như một “cục pin nhiệt”, sẽ tích trữ năng lượng để sau đó cung cấp trở lại nhiệt và nước nóng khi người ta cần. Ngoài ra, hoạt động truyền nhiệt xuống khối đá cũng sẽ giúp làm mát bầu không khí bên trong sàn nhảy. Khi cần làm ấm không gian của sàn nhảy, người ta chỉ cần sử dụng năng lượng đã tích tụ trong khối đá.
Andrew Fleming-Brown, giám đốc điều hành của SWG3, thừa nhận rằng một hệ thống sưởi ấm hoặc làm mát thông thường sẽ có giá thấp hơn khoảng 90% so với số tiền 600.000 bảng Anh đầu tư vào Bodyheat. Nhưng ông tin tưởng rằng việc không phải chi quá nhiều tiền điện để thực hiện các hoạt động làm ấm hoặc làm mát sàn nhảy sẽ giúp SWG3 thu hồi vốn chỉ sau vài năm.
David Townsend cho biết thêm: “Đầu tư làm một giếng địa nhiệt sẽ gây tốn kém hàng triệu bảng Anh. Thay vì sử dụng phương án này, chúng tôi nghĩ tới giải pháp thu lấy nhiệt phát ra từ các khách hàng của SWG3 rồi lưu vào lòng đất để dùng dần.”
Nếu mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch, SWG3 ước tính rằng sàn nhảy Bodyheat sẽ giúp loại bỏ ba lò sưởi dùng khí đốt, qua đó giảm tới 70 tấn phát thải carbon ra môi trường mỗi năm.
Và mọi con mắt đều đang đổ dồn vào SWG3, bởi nếu hệ thống này chứng minh sự thành công của nó ở Glasgow thì chẳng có lý do gì nó không thể được nhân rộng tại nơi khác./.
Những trải nghiệm thú vị bạn nên làm khi tới Glasgow, Scotland
Glasgow luôn chào đón du khách tới tham quan và trải nghiệm. Ghé thăm nơi đây trong chuyến du lịch Châu Âu sắp tới, du khách sẽ được lắng nghe âm nhạc sôi động, thưởng thức các món ăn ngon tuyệt và khám phá các di sản kiến trúc tuyệt đẹp, và các viện bảo tàng độc đáo.
Nhà thờ Glasgow
Nhà thờ Glasgow được thánh hiến vào năm 1197 và là một ví dụ ấn tượng về kiến trúc Gothic Scotland cả trong lẫn ngoài. Địa điểm thu hút khách du lịch khác ở gần đó là Nghĩa trang Necropolis, nghĩa địa khí quyển Glasgow, lấy cảm hứng từ Père Lachaise ở Paris và có niên đại từ năm 1833.
Bảo tàng và Phòng triển lãm Nghệ thuật Kelvingrove
Bảo tàng và Phòng triển lãm Nghệ thuật Kelvingrove
Bảo tàng và Phòng triển lãm Nghệ thuật Kelvingrove được mở cửa vào năm 1901 và là điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng nhất của Glasgow. Đây là một tác phẩm kiến trúc nổi bật theo phong cách baroque Tây Ban Nha, được tạo ra từ sa thạch đỏ.
Khi ghé thăm nơi đây, bạn sẽ nhìn thấy những chiếc đầu nổi ma quái của Sophie Cave với những biểu cảm kỳ lạ của con người. Trong bảo tàng liền kề, bạn sẽ tìm thấy máy bay chiến đấu Spitfire treo lơ lửng trên trần nhà, bên trên là những con thú nhồi bông bao gồm chú voi Sir Roger.
Bảo tàng và Phòng trưng bày Nghệ thuật Hunterian
Bảo tàng và Phòng trưng bày Nghệ thuật Hunterian
Tại Phòng trưng bày nghệ thuật Hunterian, bạn sẽ tìm thấy Nhà Mackffy, với những món đồ nội thất lịch sử tuyệt đẹp. Được xây dựng vào những năm 1960 trên Đại lộ Southpark của kiến trúc sư nổi tiếng Charles Rennie Mackffy (1868-1928), tòa nhà bê tông hiện đại này là di sản để tưởng nhớ Mackffy.
Ngọn hải đăng
Một công trình kiến trúc cao, hẹp, thanh lịch bằng đá, thép và thủy tinh nằm gọn trên ngõ Mitchell ngay ngoài phố Duke, Trung tâm thiết kế này là ngọn hải đăng cho các ngành công nghiệp sáng tạo ở Scotland.
Từ ngọn hải đăng này, bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh của thành phố Glasgow.
Cần cẩu Finnieston và Cầu Clyde
Cần cẩu Finnieston chính là công trình kiến trúc mang tính biểu tượng, đại diện cho Glasgow. Đây là di tích của thời đại khi các nhà máy đóng tàu của Glasgow biến Glasgow trở thành một trong những thành phố công nghiệp mạnh mẽ và quan trọng nhất trên thế giới. Chiếc cần cẩu đúc màu xám khổng lồ được đặt tên theo chủ sở hữu cũ của nó Clydeport, và là một trong bốn chiếc cần cẩu còn lại trên Cầu Clyde. Hiện nay, mặc dù không còn hoạt động nữa nhưng Cầu Clyde đã được tái hiện lại với các tòa nhà hiện đại sáng bóng như Armadillo, The Hydro, Trung tâm Khoa học Glasgow và trụ sở của BBC Scotland, như một biểu tượng di sản kỹ thuật đáng tự hào cao 175 feet.
Trung tâm văn hóa Nga lập điểm sưởi ấm tại các thành phố ở EU Các trung tâm văn hóa Nga ở Phần Lan và Luxembourg đang chào đón những người có nhu cầu sưởi ấm đầu tiên trong bối cảnh giá năng lượng tiếp tục tăng vọt ở EU. Thủ đô Helsinki, Phần Lan. Ảnh: Getty Images Theo cơ quan liên bang Rossotrudnichestvo của Nga phụ trách đồng bào sống ở nước ngoài và hợp tác nhân...