Sàn môi giới ngày càng teo tóp, dân môi giới nháo nhác “đi đâu về đâu”
Đến nay cả nước ước tính còn khoảng 200 sàn giao dịch bất động sản đang hoạt động cầm chừng. Phần lớn các nhân viên môi giới đều tạm ngừng làm việc, chuyển sang công việc khác theo thời vụ.
Dịch bệnh được kiểm soát tốt ở Việt Nam. Thị trường bất động sản rục rịch khởi động trở lại. Tuy nhiên những khó khăn của thị trường chưa thể một chốc, một lát có thể tan biến ngay.
Nhiều môi giới khó khăn trong thu nhập
Dịch bệnh được kiểm soát tốt ở Việt Nam. Thị trường bất động sản rục rịch khởi động trở lại. Tuy nhiên, những khó khăn của thị trường chưa thể một chốc, một lát có thể tan biến ngay.
Anh Trung Tuấn – một nhân viên môi giới ở Hà Nội cho biết, ngay sau hết cách ly toàn xã hội, anh cùng nhiều đồng nghiệp tăng cường quảng cáo, thúc đẩy tiếp thị. Thế nhưng gần cả tháng nay vẫn chưa bán được căn hộ nào, trong khi mọi chi phí vẫn phải chi trả đều đều. Anh Tuấn tính sẽ bỏ một phần tiết kiệm để kinh doanh gì đó cho cuộc sống bớt khó khăn.
Cùng cảnh ngộ, mấy tháng qua, ông Công Ánh – một cò nhà đất tự do tại khu vực Hà Đông, Hà Nội thu nhập gần như bằng không. Trang trải, chi tiêu hàng ngày, chi phí xăng xe, điện thoại, tiếp khách đều dùng tiền tích luỹ bấy lâu nay có được. Ông Ánh cũng nói đang cân nhắc việc sẽ phải chuyển nghề gì đó để làm tạm thời.
“Thị trường đang trong thời điểm chưa từng có, bên bán – bên mua đều có tâm lý chờ đợi. Bên bán thì chờ thị trường bớt ảm đạm mới chịu “bung” hàng, bên mua chờ giá rẻ mới mua. Có những chủ nhà muốn bán nhưng hét giá cao, trong khi bên mua thì đòi hạ giá rất quyết liệt. Thành ra khó có thể chốt được”, ông Ánh ngậm ngùi chia sẻ.
Video đang HOT
Cũng theo nhìn nhận của vị này, chủ yếu phân khúc căn hộ với những nhu cầu ở thực thì mới có những giao dịch thành công. Còn đa số với dân đầu tư, đặc biệt là với phân khúc đất nền thì ít nhất cũng phải nửa cuối năm 2020 mới có thể “túc tắc” trở lại.
Sự trầm lắng của thị trường bất động sản thời gian qua được phản ánh rõ tại báo cáo do Bộ Xây dựng vừa công bố. Theo Bộ này, qua tổng hợp cho thấy, lượng sản phẩm giao dịch thành công trong quý 1/2020 chỉ đạt khoảng 14% so với tổng lượng sản phẩm hiện có trên thị trường, thấp nhất trong vòng 4 năm qua và chỉ bằng khoảng 40% so với cùng kỳ năm 2019.
Cũng theo Bộ Xây dựng, trong 3 tháng đầu năm 2020 có khoảng 80% số lượng sàn đóng cửa hoặc tạm ngừng hoạt động hoặc không phát sinh giao dịch, nhiều cá nhân môi giới bất động sản thất nghiệp.
Dân môi giới tự do gặp khó
Chịu cảnh long đong của dân môi giới tự do, chị Cẩm Nhung cho biết đã về quê sống gần 2 tháng nay nhưng chưa có ý định lên Hà Nội. Quê chị gần biển, gia đình có nghề cá nên chị ở nhà phụ giúp bố mẹ chồng trong công việc làm ăn.
“Không lương, không thu nhập, lên thành phố tôi chưa biết trông chờ vào đâu để kiếm sống. Thôi thì cứ ở quê tạm ít bữa rồi tính tiếp, ít nhất ở quê vẫn có công việc để sống qua ngày lại được gần gia đình”, chị Cẩm Nhung chia sẻ.
Chị Nhung cho biết thêm, thời điểm này có lẽ khổ nhất vẫn là “cò” nhà đất tự do. Họ không có lương cứng, không có hỗ trợ nên dễ bị tác động trước sự khó khăn của thị trường.
Trong khi đó, đa số nhân viên môi giới nhà đất dự án cũng mất nguồn thu nhập chính là khoản phí môi giới vì việc mở bán bị hoãn huỷ nhưng ít nhất họ vẫn may mắn hơn cò nhà đất lẻ vì còn được nhận khoản lương cơ bản.
Một giám đốc sàn bất động sản ở khu vực phía Nam cho biết, chê lương thấp, gò bó về thời gian, áp lực công việc cao hay muốn lãnh trọn tiền hoa hồng… là những lý do khiến rất nhiều nhân viên bất động sản rời bỏ công ty để được làm môi giới tự do.
Cũng theo vị này, thời điểm này chính là giai đoạn thanh lọc thị trường, nghề môi giới và ngay đối với các sàn giao dịch. Các đơn vị môi giới bất động sản muốn phát triển cần đầu tư vào dài hạn, chuyên nghiệp hoá hoạt động môi giới.
Tuy nhiên, ngay kể cả các sàn có doanh số bán hàng thì họ cũng gặp khó khăn trong vấn đề tài chính. Việc chi trả phí môi giới từ các chủ đầu tư cũng bị trì hoãn chậm hơn so với thường lệ vì khó khăn tạm thời về dòng tiền trong mùa dịch.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tính đến nay, cả nước ước tính còn khoảng 200 sàn giao dịch bất động sản đang hoạt động cầm chừng, hầu hết các sàn chỉ duy trì bộ phận gián tiếp điều hành làm việc luân phiên trong thời gian phòng tránh dịch, phần lớn các nhân viên môi giới đều tạm ngừng làm việc, chuyển sang công việc khác theo thời vụ.
Dự báo về thị trường bất động sản năm 2020, các chuyên gia đều cho rằng, thị trường sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn và suy giảm so với các năm trước, cả về nguồn cung sản phẩm lẫn số lượng giao dịch.
Những nguyên nhân chính khiến thị trường còn nhiều khó khăn là do ảnh hưởng của nền kinh tế vĩ mô, thủ tục cấp phép dự án mới còn nhiều ách tắc, nguồn vốn tín dụng dành cho bất động sản bị siết chặt, các ngành du lịch dịch vụ bị sụt giảm nghiêm trọng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Sự khó khăn chung của thị trường sẽ tiếp tục tác động không nhỏ đến lực lượng lao động trong lĩnh vực môi giới.
VN-Index vượt mốc 825 điểm
Phiên giao dịch ngày 11-5, mặc dù có chút rung lắc ở đầu phiên nhưng VN-Index đã bật tăng trở lại nhờ dòng tiền mạnh và sự hỗ trợ đến từ các cổ phiếu: VHM, GAS cùng một số cổ phiếu ngân hàng. Ở phiên chiều, đà tăng cũng lan tỏa đến các nhóm ngành như: chứng khoán, bất động sản, khu công nghiệp... đã giúp VN-Index vượt mốc 825 điểm. Chốt phiên, VN-Index tăng 14,6 điểm, lên mức 828,33 điểm; HNX-Index cũng tăng 1,55 điểm lên mức 111,57 điểm.
Diễn biến VN-Index và HNX-Index phiên giao dịch ngày 11-5.
Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam phiên hôm nay duy trì đà tăng điểm suốt phiên, VNXALL-Index chốt phiên tăng 23,02 điểm ( 1,99%), lên mức 1.178,76 điểm. Thanh khoản toàn thị trường, với KLGD đạt: 363,58 triệu cổ phiếu, tương ứng GTGD đạt 6.235,73 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 230 mã tăng giá, 72 mã đứng giá và 83 mã giảm giá.
* Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại mức 111,57 điểm, tăng 1,55 điểm ( 1,41%). Thanh khoản đạt tổng cộng có hơn 51,10 triệu CP được chuyển nhượng, GTGD tương ứng đạt hơn 459,44 tỷ đồng. Toàn sàn có 91 mã tăng, 227 mã đứng giá và 49 mã giảm giá.
Chỉ số HNX30 đóng cửa tăng 4,06 điểm ( 1,94%) và lên mức 213,75 điểm. Khối lượng giao dịch đạt khoảng hơn 36,45 triệu đơn vị, giá trị tương ứng là hơn 369,91 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu HNX30 kết thúc ngày giao dịch có 21 mã tăng, 6 mã đi ngang và 3 mã giảm giá.
Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM Index tăng điểm, đóng cửa tại mức 53,49 điểm, tăng 0,59 điểm ( 1,11%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng KLGD đạt hơn 22,76 triệu CP, GTGD tương ứng đạt hơn 260,61 tỷ đồng.
* Tại sàn TP Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đóng cửa tăng 14,6 điểm ( 1,79%) và lên mức 828.33 điểm. Thanh khoản đạt hơn 352,95 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 6,244.968 tỷ đồng. Toàn sàn có 246 mã tăng, 55 mã đứng giá và 119 mã giảm giá.
Chỉ số VN30 tăng 16,98 điểm ( 2,23%) và ở mức 777.13 điểm. Thanh khoản đạt hơn 127,38 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 3.340,30 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu VN30 kết thúc ngày giao dịch có 27 mã tăng, 1 mã đi ngang và 2 mã giảm giá.
Năm CP có khôi lương giao dịch nhiêu nhât là MBB (hơn 13,87 triệu đơn vị), ROS (hơn 13,83 triệu đơn vị), PVD (hơn 13,47 triệu đơn vị), STB (hơn 10,59 triệu đơn vị), VPB (hơn 8,50 triệu đơn vị).
Năm CP tăng giá nhiều nhất là SGT (7,00%), TTB (7,00%), PXS (6,99%), HNG (6,98%), TCL (6,95%).
Năm CP giảm giá nhiều nhất là DTA (-6,96%), MCP (-6,94%), TCO (-6,92%), FUCVREIT (-6,89%), HAS (-6,88%).
* Thị trường chứng khoán phái sinh hôm nay có 243.836 hợp đồng được giao dịch, giá trị 18.552,89 tỷ đồng.
Giao dịch thành công thấp, giá nhà vẫn tăng Ngày 7-5, Bộ Xây dựng công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý I-2020. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lượng sản phẩm giao dịch thành công chỉ đạt khoảng 14% so với tổng lượng sản phẩm hiện có trên thị trường, thấp nhất trong vòng 4 năm qua và chỉ bằng khoảng 40% so với cùng...