Sản lượng trứng gia cầm của Nga trong năm 2023 đạt mức kỷ lục
Liên minh Gia cầm Nga cho biết trong năm 2023 nước này đã sản xuất 46,3 tỷ quả trứng, so với 46,1 tỷ quả năm 2022, đồng thời cho rằng trứng ở Nga vẫn thuộc loại rẻ nhất và dễ tiếp cận nhất trên thế giới đối với người tiêu dùng.
Sản lượng trứng gia cầm của Nga trong năm 2023 vẫn đạt mức kỷ lục. Ảnh: poultryworld.net
Theo Tổng Giám đốc Liên minh Gia cầm Nga Galina Bobyleva, sản lượng trứng của Nga trong năm 2023 vẫn đạt mức kỷ lục. Bà Bobyleva cho biết so với năm 2021, sản lượng trứng đã tăng 1,4 tỷ quả, song không đưa ra số liệu sản xuất. Theo Cơ quan Thống kê liên bang Nga Rosstat, trong năm 2021, ngành gia cầm Nga đã sản xuất 44,9 tỷ quả trứng.
Nhấn mạnh rằng trứng ở LB Nga vẫn thuộc hàng rẻ nhất và dễ tiếp cận nhất trên thế giới đối với người tiêu dùng, bà Bobyleva nói: “Dù tình hình dịch bệnh khó khăn nhưng trong 10 năm qua, sản lượng trứng sản xuất tại các tổ chức nông nghiệp đã tăng 20%. Tiêu thụ trứng bình quân đầu người hiện nay là hơn 285 quả trứng/năm. Như vậy, Nga nằm trong Top 10 nước dẫn đầu về mức tiêu thụ, là nhà sản xuất lớn thứ sáu trên thế giới. Nga cũng đứng thứ tư trên thế giới về sản xuất thịt gia cầm”.
Theo bà Bobyleva, ngành này sẵn sàng tăng sản lượng nếu nhu cầu ổn định và doanh số bán sản phẩm được đảm bảo. Bà cho biết, các biện pháp mà chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp thực hiện nhằm ổn định giá trứng đã mang lại kết quả tích cực.
Video đang HOT
Bà Bobyleva lưu ý rằng các biện pháp như vậy bao gồm việc ký hợp đồng dài hạn với các chuỗi bán lẻ. Bà tin rằng: “Tỷ lệ các hợp đồng như vậy trong tổng doanh số bán hàng phải đạt ít nhất 75%, điều này sẽ giảm thiểu rủi ro về việc tăng giá đầu cơ”.
Như Bộ Nông nghiệp LB Nga đã thông báo cáo trước đó, trong hai tuần qua, giá bán buôn của các nhà sản xuất trứng đã giảm 2,5% (trứng loại một) và 4,2% (trứng loại hai). Trong thời gian tới, Bộ này dự báo các chuỗi bán lẻ sẽ giảm giá trứng.
Nông sản Nga chủ yếu hướng tới các nước 'thân thiện'; tịch thu tài sản Moscow, Mỹ thêm 'nặng gánh'
Bộ trưởng Nông nghiệp Nga Dmitry Patrushev cho biết, nước này sẽ cắt giảm đáng kể xuất khẩu nông sản sang các quốc gia "không thân thiện" đã áp đặt lệnh trừng phạt Moscow.
Ông Dmitry Patrushev thông tin, năm 2022, Nga đã giảm giao khoảng 2,6 tỷ USD nông sản cho các nước phương Tây. Trong khi đó, Moscow tăng nguồn cung thêm 2,7 tỷ USD cho các nước trung lập và thân thiện - những nước chưa tham gia các lệnh trừng phạt của phương Tây đưa ra.
Ông nhấn mạnh: "Hiện tại, xuất khẩu nông sản, bao gồm cả xuất khẩu cá, chủ yếu hướng tới các nước thân thiện".
Do tình hình địa chính trị, Bộ trưởng Nông nghiệp Nga cho hay, đất nước này buộc phải chuyển hướng thương mại nông sản và sẽ tiếp tục định hướng này trong tương lai.
Bất chấp các biện pháp trừng phạt của phương Tây, Nga đã tăng nguồn cung hải sản lên 4% vào năm ngoái. Số lượng quốc gia nhập khẩu cũng tăng từ 60% vào năm 2022, lên 80% trong năm nay, khi Moscow tìm cách đa dạng hóa đối tác thương mại và mở rộng sang các thị trường mới.
Xuất khẩu nông sản của Nga đạt tổng trị giá 41,6 tỷ USD vào năm ngoái và dự kiến đạt 42 tỷ USD trong năm nay.
Số liệu từ cơ quan hải quan Nga công bố trong tháng 9 cho thấy, xuất khẩu thực phẩm từ Nga đang tăng nhanh, trở thành nguồn thu ngân sách lớn thứ 3 của đất nước, sau dầu mỏ và khí đốt.
Siêu du thuyền Amadea được cho là của tỷ phú Nga Suleiman Kerimov. (Nguồn: AP)
* Theo Wall Street Journal, kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, Mỹ và các đồng minh phương Tây đã phát động chiến dịch gây áp lực "chưa từng có" đối với Nga, trong đó, có việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với hàng loạt nhà tài phiệt Nga và tìm cách tịch thu tài sản của họ.
Tuy nhiên, những du thuyền và ngôi nhà sang trọng bị tịch thu ở nhiều quốc gia đã khiến Mỹ phải chi khoản tiền lớn để vận hành.
Ông Ben Maltby, chuyên gia tư vấn về du thuyền cho biết, chi phí vận hành và bảo dưỡng hằng năm cho các du thuyền lớn chiếm khoảng 10% giá trị của chúng, bao gồm cả lương của thủy thủ đoàn, bảo hiểm và tiền thuê bến đỗ "không hề rẻ".
Đơn cử như siêu du thuyền Amadea trị giá 325 triệu USD, được cho là tài sản của tỷ phú Nga Suleiman Kerimov bị Mỹ trừng phạt, đã đỗ ở Nashville (Mỹ) gần một năm qua. Chi phí vận hành hằng tháng vào khoảng hơn 1 triệu USD.
Hay như du thuyền hạng sang Alfa Nero bị Mỹ thu giữ hiện đang neo đậu ở đảo quốc Antigua và Barbuda thuộc khu vực Trung Mỹ, được cho là của tỷ phú Nga Andrei Guleyev, có trị giá 120 triệu USD. Chiều dài của du thuyền này gần bằng một sân bóng đá và chi phí bảo dưỡng lên tới 28.000 USD/tuần (khoảng 683,3 triệu đồng).
Một báo cáo của chính phủ Mỹ hồi tháng 3 cho thấy nước này đã đóng băng khoảng 58 tỷ USD tài sản của các tài phiệt Nga. Theo báo cáo, quy trình pháp lý từ phong tỏa đến tịch thu tài sản có thể mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, gồm các bước nghiên cứu hồ sơ ngân hàng và tài sản, xác định các mối quan hệ và di chuyển với những người liên quan.
Nga nhận loạt "đề xuất cụ thể", Sáng kiến ngũ cốc biển Đen sắp được cứu? Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Antonio Guterres xác nhận đã gửi "loạt đề xuất cụ thể" tới Nga với hi vọng có thể sớm cứu vãn các thỏa thuận của Sáng kiến ngũ cốc biển Đen. RiaNovosti hôm nay (1/9) cho biết, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã gửi một bức thư tới Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, trong đó...