Sản lượng thép xây dựng Hòa Phát trong tháng 4 vẫn tăng 13,8% so với cùng kỳ
Tháng 4/2020, sản lượng thép xây dựng của Hòa Phát đạt 270.000 tấn, tăng 13,8% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng xuất khẩu tăng 17% so với tháng 4/2019 với hơn 20.000 tấn. Ngoài thép xây dựng thành phẩm, Hòa Phát đã xuất khẩu hơn 180.000 tấn phôi, chủ yếu sang Trung Quốc, quốc gia luôn áp đảo ngành thép thế giới.
Đây là kết quả kinh doanh hết sức khả quan của Hòa Phát trong bối cảnh Việt Nam thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ từ 1 -15/4/2020, nhiều địa phương hạn chế hoạt động xây dựng trong thời gian này.
Sản lượng bán hàng thép xây dựng Hòa Phát tăng trưởng ở cả 3 miền so với cùng kỳ năm 2019, đặc biệt là khu vực phía Nam tăng trưởng 67,1% với gần 56.000 tấn.
Mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu nhưng hoạt động xuất khẩu thép thành phẩm của Hòa Phát vẫn tăng trưởng 16,9% so với cùng kỳ. Các thị trường xuất khẩu trong tháng bao gồm các nước Nhật Bản, Canada, Malaysia, Indonesia, Đài Loan.
Đối với phôi thép, lượng xuất khẩu phôi thép trong tháng 4 cũng tăng tới 35,5% so với tháng 3/2020 khi đạt gần 183.000 tấn. Thị trường nhập khẩu phôi thép của Hòa Phát chủ yếu là Trung Quốc, Philipines, Thái Lan.
Tính chung cả sản lượng tiêu thụ thép xây dựng thành phẩm và phôi thép, trong tháng 4 vừa qua, Hòa Phát đã cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu hơn 450.000 tấn sản phẩm thép các loại.
Lũy kế 4 tháng đầu năm, Hòa Phát đã cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước trên 530.000 tấn phôi thép. Sản lượng thép xây dựng thành phẩm đạt trên 1 triệu tấn, tăng hơn 7% so với 4 tháng đầu năm 2019. Trong đó, sản lượng lượng thép thành phẩm xuất khẩu là 155.000 tấn, tăng 63,5% so với cùng kỳ.
Nhiệt điện Thăng Long tăng sản lượng 10% so với cùng kỳ
Dù dịch bệnh tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất - kinh doanh, song theo thống kê của CTCP Nhiệt điện Thăng Long, từ đầu năm đến nay, Công ty sản xuất được hơn 960.000 MWh, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, đảm bảo trên 90% lượng điện sản xuất được cung ứng cho lưới điện quốc gia.
Lãnh đạo Nhiệt điện Thăng Long cho biết, bên cạnh việc làm thường xuyên như đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành phòng dịch của cán bộ, công nhân và các chuyên gia nước ngoài, Công ty đã chủ động xây dựng kịch bản ứng phó với các tình huống có thể xảy ra theo các cấp độ khác nhau, ngay cả khi nhà máy phải cách ly do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Đối với việc ổn định sản xuất, Công ty đã thực hiện các giải pháp tối ưu về kỹ thuật, bảo dưỡng thiết bị đúng trọng tâm để nâng cao hiệu quả vận hành; chủ động tích trữ nguyên liệu, hợp tác, ký hợp đồng với các đơn vị ngành than đảm bảo cung ứng đủ nguyên liệu, tránh tình trạng gián đoạn, ngừng sản xuất, ảnh hưởng đến nguồn năng lượng quốc gia, góp phần đảm bảo cân bằng cung-cầu điện.
Với những giải pháp kịp thời, hiệu quả, triển khai song song 2 nhiệm vụ, sản xuất đồng hành cùng phòng dịch, Nhiệt điện Thăng Long không chỉ đảm bảo ổn định trong sản xuất, mà còn tăng trưởng khá, là đơn vị cung cấp nguồn điện đáng tin cậy và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu về năng lượng, phục vụ phát triển của đất nước.
Phát triển điện gió: Nhà đầu tư còn nhiều băn khoăn Để gỡ khó cho doanh nghiệp, mới đây, Bộ Công Thương đã có văn bản đề nghị Chính phủ cho các dự án điện gió được hưởng cơ chế giá mua điện cố định tới hết tháng 12/2023. Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN) Tiềm năng phát triển điện gió của Việt Nam có thể lên tới hàng trăm nghìn MW, nhưng đến nay,...