Sản lượng niên vụ cá Bắc 2018-2019 cao kỷ lục đạt gần 1,6 triệu tấn
Tổng sản lượng khai thác thủy sản vụ cá Bắc năm 2018 -2019 đạt gần 1,6 triệu tấn, tăng 6,2% so với cùng kỳ vụ cá Bắc 2017-2018 (đạt gần 1,5 triệu tấn). Theo kế hoạch, 2,106 triệu tấn là sản lượng khai thác dự kiến cho thủy sản vụ cá Nam năm nay.
Hội nghị tổng kết khai thác cá vụ Bắc năm 2018-2019 và triển khai khai thác cá vụ Nam năm 2019 do Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chủ trì đã diễn ra tại Quảng Ninh vào chiều ngày 31/3.
Những bước đột phá
Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), ngành Thủy sản những năm qua đã có những bước phát triển khá toàn diện cả về khai thác, nuôi trồng và chế biến, xuất khẩu; duy trì được sự tăng trưởng ổn định qua các năm. Trong đó, lĩnh vực khai thác thủy sản luôn đóng góp vai trò quan trọng trong cơ cấu của ngành Thủy sản nói chung, chiếm tỷ trọng dao động 45-48% tổng sản lượng thủy sản.
Ông Nguyễn Công Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, năm 2018, giá trị sản xuất thủy sản ước đạt khoảng 227.460 tỷ đồng, tăng 6,5% so với năm 2017. Tính riêng giá trị sản xuất thủy sản khai thác năm 2018 ước đạt 87.441 tỷ đồng, tăng 5,4% so với năm 2017.
Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), sản lượng khai thác thủy sản vụ cá Bắc năm 2018 -2019 đạt 1,589 triệu tấn. Ảnh: TTXVN
Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2018 đạt 9,01 tỷ USD, tăng 8,5% so với năm 2017, trong đó xuất khẩu hải sản đạt trên 2,98 tỷ USD, tăng 8,2% so với năm 2017, chiếm 34% trong tổng kim ngạch thủy sản xuất khẩu.
Các sản phẩm hải sản đóng góp tỷ trọng xuất khẩu chính trong nhóm tổng kim ngạch xuất khẩu hải sản năm 2018 lần lượt như sau: Mực và bạch tuôc (23%), cá ngừ (22%), cua ghẹ (4%), nhiễm thể hai mảng vỏ (3%) và cá biển khác (48%).
Về điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản: theo kết quả điều tra nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hải sản những năm gần đây nguồn lợi thủy sản có dấu hiệu suy giảm cả về trữ lượng, chất lượng, nhiều loài hải sản kinh tế hiện nay bắt gặp với tần suất thấp (từ 5,07 triệu tấn giai đoạn 2000-2005 xuống 4,36 triệu tấn giai đoạn 2011-2015). Tuy nhiên, vụ cá Bắc 2018-2019, các đối tượng cá nổi nhỏ xuất hiện nhiều tại ngư trường thuộc các tỉnh miền Trung và Đông Nam Bộ như: cá cơm, cá nục, cá chỉ vàng, ruốc, thu bè. Theo đánh giá trữ lượng cá nổi nhỏ năm 2017 thì trữ lượng cá nổi nhỏ trên các vùng biển Việt Nam vào khoảng 2,452 triệu tấn giảm gần 20% so với năm 2012.
Ông Hùng cho biết, trong vụ cá Bắc 2018-2019, Tổng cục Thủy sản tiếp tục phối hợp với Viện Nghiên cứu Hải sản, Sở NN-PTNT, Chi cục Thủy sản các tỉnh ven biển tuyên truyền, phổ biến đến ngư dân về các thông tin dự báo ngư trường khai thác hải sản thông qua các lớp tập huấn, cấp phát tại cảng cá, chi cục, đài thông tin duyên hải. Việc đưa bản tin dự báo ngư trường đến với ngư dân đã tạo được sự thuận lợi trong việc tìm kiếm ngư trường đánh bắt, nâng cao hiệu quả, giảm bớt chi phí chuyển biển cho ngư dân.
“Tuy nhiên, với biến đổi khó lường của thời tiết và nguồn lợi thủy sản, do đó bản tin dự báo cần tiếp tục hoàn thiện, nâng cao độ chính xác tạo sự tin tưởng đối với ngư dân biết, sử dụng”, ông Hùng nhấn mạnh.
Phát triển an toàn, bền vững
Về kết quả thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo thẻ vàng của EU về IUU, Theo Tổng cục Thủy sản, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị đã đem lại những kết quả tích cực, được các đoàn thanh tra của EC đánh giá cao. Các địa phương đã chủ động, tập trung nguồn lực, có các biện pháp cụ thể, cấp bách để quản lý, kiểm soát đội tàu cá trên địa bàn quản lý; Đã có nhiều đổi mới về hình thức, nội dung tuyên truyền, tập huấn cho ngư dân về ngăn chặn, chấm dứt tàu cá vi phạm khai thác IUU mang lại hiệu quả.
Video đang HOT
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, ngành chế biến thủy sản hiện nay đã phát triển thành một ngành kinh tế mũi nhọn, sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Xuất khẩu thủy sản liên tục duy trì tăng trưởng trong những năm qua, trung bình hàng năm gần 8%. Trong đó xuất khẩu hải sản chiếm từ 29-33% tổng xuất khẩu thủy sản hàng năm của Việt Nam.
Hội nghị tổng kết khai thác cá vụ Bắc năm 2018-2019 và triển khai khai thác cá vụ Nam năm 2019 tại Quảng Ninh, chiều 31.3. Ảnh: Quỳnh Nguyễn
Hiện nay các sản phẩm thủy sản chế biến của Việt Nam đã có mặt tại hơn 170 thị trường trên thế giới với đầy đủ các chủng loại sản phẩm hết sức phong phú như: thủy sản đông lạnh, thủy sản khô, đồ hộp, trong đó nhiều sản phẩm có chất lượng, giá trị cao đáp ứng được những thị trường khó tính nhất trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản,…
Năm 2018, ngành thủy sản đã thực hiện xúc tiến thương mại (XTTM) theo 3 nhóm. Thứ nhất, tiếp tục thực hiện chương trình XTTM tại thị trường chính như Mỹ, châu Âu, Trung Đông, Trung Quốc với sự tham gia đóng góp chủ động của các doanh nghiệp và một phần kinh phí cùng sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Thứ hai, các doanh nghiệp chủ động tham gia các triển lãm, trao đổi gian hàng. Thứ ba, đã đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh thủy sản Việt Nam trên các kênh truyền thông; tích cực cập nhật thông tin, quy định và hướng dẫn doanh nghiệp XTTM tại các thị trường.
Ngoài định hướng chế biến, tiêu thụ xuất khẩu những năm gần đây nhu cầu chế biến, tiêu thụ nội địa tăng mạnh, các sản phẩm thủy hải sản đã được thị trường trong nước tiêu thị mạnh mẽ, đóng góp quan trọng trong việc đảm bảo nhu cầu thực phẩm “sạch” trong nước, cung cấp nguồn dinh dưỡng chất lượng cho người dân.
Căn cứ kế hoạch năm 2019 của ngành Thủy sản với tổng sản lượng khai thác thủy sản là: 3.695 nghìn tấn, tăng 2,6% so với năm 2018, trong đó 3.475 nghìn tấn khai thác biển và 220 nghìn tấn khai thác nội địa; căn cứ tình hình dự báo thời tiết và an ninh trên biển, căn cứ số lượng tàu cá, cơ cấu nghề khai thác thủy sản, kế hoạch khai thác thủy sản vụ cá Nam năm 2019 là: 2.106 nghìn tấn, trong đó: Khai thác hải sản là 1.979 nghìn tấn; khai thác nội địa là 127 nghìn tấn.
Giá trị sản xuất năm 2019 theo kế hoạch là 238.117 tỷ đồng tăng 4,7% so với năm 2018, trong đó giá trị sản xuất thủy sản từ khai thác 91.463 tỷ đồng, tăng 4,6% so với năm 2018.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, trong những năm qua, ngành thủy sản đã có những bước phát triển khá toàn diện cả về khai thác, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu, duy trì được tăng trưởng nhanh và ổn định.
“Khai thác các vụ Bắc năm 2018-2019 được triển khai trong điều kiện thời tiết thuận lợi. Nguồn lợi thủy sản có dấu hiệu phục hồi. Giá cả cũng tăng do nhu cầu tiêu thụ lớn. Từ đó, thu nhập của ngư dân ổn định và từng bước nâng cao”, Thứ trưởng nói.
Theo ông Tiến, định hướng phát triển thủy sản là chuyển từ phương thức sản xuất truyền thống sang sản xuất công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao. Tổ chức lại khai thác hải sản theo hướng giảm khai thác gần bờ, đẩy mạnh khai thác xa bờ phù hợp với từng vùng biển và khả năng phục hồi của hệ sinh thái biển.
“Thúc đẩy các hoạt động nuôi trồng, khai thác hải sản bền vững, tăng cường bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản, nghiêm cấm các hoạt động khai thác tận diệt, hiện đại hóa công tác quản lý nghề cá trên biển”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị.
Theo Danviet
63 tỉnh, thành xây dựng thành công chuỗi nông sản an toàn
Sáng 22/2, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2019. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến chủ trì hội nghị.
Nhiều chuyển biến tích cực
Báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, thời gian qua, việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp đã thu được những kết quả rất lớn.
Toàn cảnh Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2019. Ảnh: N.Q
Cụ thể, Luật Trồng trọt, Luật Chăn nuôi đã được thông qua, xây dựng được tiêu chí rõ ràng về chất lượng, an toàn thực phẩm cho sản phẩm nông nghiệp, tạo hành lang pháp lý để đưa các ngành sản xuất nông nghiệp vào chuỗi khép kín.
Việc rà soát các vật tư nông nghiệp cũng được ngành triển khai một cách mạnh mẽ. Chỉ trong năm 2018, ngành đã loại bỏ 1.774 tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật, 1.052 sản phẩm thuốc thú y, 3.621 sản phẩm phân bón kém chất lượng, không an toàn ra khỏi danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam.
Năm 2018, đã có hơn 1.800 cơ sở trồng trọt với diện tích khoảng hơn 80.000 ha, khoảng hơn 500 cơ sở nuôi thủy sản với diện tích nuôi hơn 2.600 ha, hơn 2.800 trang trại và hộ chăn nuôi được cấp chứng nhận VietGAP và tương đương. 63 tỉnh thành phố xây dựng thành công gần 1.250 chuỗi, 1.450 sản phẩm và gần 3.200 địa điểm bán sản phẩm đã kiểm soát theo chuỗi.
63 tỉnh thành phố xây dựng thành công gần 1.250 chuỗi nông sản an toàn trong năm 2018. Ảnh: N.Q
Nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp liên kết với Hợp tác xã, hộ nông dân tổ chức chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn quy mô lớn như Tập đoàn Vingroup, Dabaco, công ty Hùng Nhơn, Sanha, Ba Huân... Liên minh hợp tác xã Việt Nam cũng đã tổ chức hệ thống siêu thị kết nối với hơn 100 hợp tác xã nông nghiệp hình thành các chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn...
Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp đã có chuyển biến rất tích cực, minh chứng là năm 2018 không phát hiện chất cấm Salbutamol trong các mẫu thịt và nước tiểu được kiểm tra.
Tỷ lệ mẫu thịt vi phạm chỉ tiêu vi sinh là 13,1%, giảm 51% so với năm 2017; số mẫu thịt vi phạm chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh chiếm tỷ lệ 0,2%, giảm 68,2% so với năm 2017.
Theo thống kê sơ bộ, sau khi thực hiện giám sát tối cao về an toàn thực phẩm, số vụ vi phạm an toàn thực phẩm đã giảm 38% và số người bị ngộ độc thực phẩm giảm 26% - ông Tiệp cho hay.
Chủ động vượt qua thách thức
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhận định, đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp đã được cải thiện đáng kể.
Có được kết quả này một phần là do công tác thanh tra, giám sát được đổi mới theo hướng tăng thanh tra, kiểm tra đột xuất.
Chế tài xử lý vi phạm an toàn thực phẩm cũng được điều chỉnh theo hướng có tính răn đe cao hơn, từ mức xử phạt vài trăm ngàn/vụ lên hàng chục triệu đồng/vụ, tùy mức độ vi phạm.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: N.Q
Tuy nhiên, đảm bảo an toàn thực phẩm vẫn còn một số thách thức nhất định. Tỷ lệ phát hiện số mẫu vi phạm về chỉ tiêu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm rau củ quả và hóa chất kháng sinh trên thủy sản lại có xu hướng tăng so với trước.
Cụ thể, năm 2018 phát hiện 18 mẫu rau, củ, quả vi phạm chỉ tiêu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chiếm 1,41% và tăng so với tỷ lệ 0,6% của năm 2017; cùng đó, 46 mẫu thủy sản vi phạm chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh - chiếm 1,5% và tăng so với tỷ lệ 0,89% của năm 2017.
Tình trạng trên đã và đang tác động không tốt đến mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu rau củ quả và thủy sản, những mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nông sản xuất khẩu của Việt Nam.
Hậu quả trước mắt là đã có lô hàng xuất khẩu bị phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất, kháng sinh bị trả lại, tiêu hủy gây thiệt hại về kinh tế, uy tín của doanh nghiệp nói riêng, nông sản Việt Nam nói chung.
Để khắc phục tình trạng trên, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, cần củng cố lại quy trình sản xuất; trong đó, người sản xuất, chế biến cũng như kinh doanh nông sản cần chủ động cập nhật các quy định mới về an toàn thực phẩm và thực hiện nghiêm túc quy định, khuyến cáo về thời gian cách ly, thời gian ngừng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh...
Việc quản lý an toàn thực phẩm chỉ mang lại hiệu quả cao nhất khi được thực hiện, giám sát đồng bộ, liên tục trong suốt chuỗi sản xuất từ giống cây trồng, vật nuôi, quy trình canh tác, thu hoạch, vận chuyển, chế biến tới tiêu thụ.
Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nêu rõ: Bộ Nông nghiệp vẫn phải tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ việc giám sát, quản lý an toàn thực phẩm; đồng thời, cập nhật hệ thống trang thiết bị và phương pháp thử... để làm sao xử lý và đảm bảo những tiêu chí quốc tế đề ra.
Chỉ có như vậy thì nông sản Việt Nam mới đáp ứng được yêu cầu của các thị trường khó tính, mang lại giá trị xuất khẩu cao hơn, đạt được mục tiêu Chính phủ đã giao năm 2019 là 42-43 tỷ USD USD và xa hơn là chuyển đổi nền nông nghiệp từ quy mô nhỏ lẻ, tự cấp tự túc sang nền nông nghiệp hội nhập và phát triển bền vững, Thứ trưởng khẳng định.
Theo Danviet
Vì sao Bộ Y tế "phớt lờ" cuộc họp BCĐ Phòng, chống dịch tả lợn châu Phi? Ngày 26/3, Bộ NN&PTNT tổ chức cuộc họp đầu tiên của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch tả lợn châu Phi mới được thành lập theo quyết định của Chính phủ. Rất tiếc, lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia không đến dự dù đều là ủy viên của Ban chỉ đạo này. Theo...