Sản lượng hồ tiêu Bình Phước ngược đà tăng diện tích
Từ năm 2016 đến nay, diện tích hồ tiêu của Bình Phước đã tăng thêm hơn 700 ha, đứng thứ 3 cả nước. Tuy nhiên, mưa nhiều và dịch bệnh khiến sản lượng tiêu sụt giảm hơn 40% so với năm 2017.
Theo Sở NNPTNT tỉnh Bình Phước, do các năm trước giá hồ tiêu tăng cao nên nông dân ồ ạt trồng tiêu khiến diện tích loại cây trồng này tăng nhanh, từ 16.452 ha năm 2016 lên 17.178ha hiện nay (tăng 726 ha); đứng thứ 3 cả nước sau Đăk Lăk, Đăk Nông.
Diện tích tăng nhanh nhưng sản lượng tiêu Bình Phước sụt giảm nghiêm trọng. Ảnh: Nguyên Vỹ
Năm 2016, năng suất tiêu Bình Phước đạt 28 tạ. Niên vụ 2016 – 2017, sản lượng tiêu Bình Phước 33.676 tấn. Tuy nhiên sản lượng tiêu vụ 2017 – 2018 chỉ còn 18.736 tấn; giảm hơn 40% so với năm 2017.
Theo ông Nguyễn Bá Thịnh, nông dân trồng tiêu ở huyện Lộc Ninh, từ cuối năm 2016 đến nay, mưa trái mùa xuất hiện thường xuyên trên diện rộng đã ảnh hưởng nhiều đến khả năng ra bông của hồ tiêu, đặc biệt là giống tiêu Vĩnh Linh. Toàn tỉnh hiện trồng khoảng 70% giống tiêu Vĩnh Linh, còn lại là các giống Ấn Độ, tiêu trung, tiêu sẻ…
Theo theo ông Thịnh, tổng chi phí trồng tiêu tốn khoảng 145 triệu đồng/ha; cho năng suất bình quân 2,8 tấn/ha. Như vậy, giá thành sản xuất 1kg tiêu khoảng 52.000 đồng, chưa tính khấu hao giai đoạn kiến thiết cơ bản. Hiện, giá tiêu giảm mạnh, dao động từ 55.000 – 58.000 đồng/kg cũng là nguyên nhân khiến nông dân ít chăm sóc và đầu tư làm sâu bệnh phát triển mạnh.
Video đang HOT
Giá tiêu giảm mạnh nên nông dân ít chăm sóc và đầu tư làm sâu bệnh phát triển mạnh. Ảnh: Nguyên Vỹ
Từ đầu năm 2018, toàn tỉnh Bình Phước có hơn 570 ha hồ tiêu bị bệnh chết nhanh, làm sản lượng tiêu giảm đáng kể, tập trung ở các huyện Lộc Ninh, Bù Gia Mập, Bù Đốp, Hớn Quản.
Tình trạng tiêu nhiễm bệnh cũng tương tự ở tỉnh Đắk Nông. Theo thống kê chưa đầy đủ của ngành nông nghiệp, đến nay đã trên địa bàn tỉnh đã có hơn 1.000 ha hồ tiêu chết hoàn toàn, hơn 2.600 ha bị nhiễm bệnh, chủ yếu là bệnh chết nhanh, chết chậm.
Hiện tượng tiêu chết hàng loạt trên diện rộng chỉ diễn ra trong khoảng 1 tháng trở lại đây khi mùa mưa bắt đầu kết thúc. Dự báo thời gian tới diện tích hồ tiêu chết sẽ tiếp tục tăng lên, gây hậu quả nặng nề cho nông dân và ngành nông nghiệp địa phương.
Việc sản xuất tiêu theo phong trào của nông dân cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh bùng phát. Ảnh: Nguyên Vỹ
Theo ông Lê Trọng Yên, Giám đốc Sở NNPTNT Đắk Nông, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tiêu nhiễm bệnh và chết hàng loạt một phần do thời tiết diễn biến bất thường, mưa quá nhiều làm dịch hại phát triển. Bên cạnh đó, việc sản xuất theo phong trào của nông dân cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ và chỉ cần có tác nhân là dịch bệnh bùng phát.
Ông Yên đánh giá, hiện nay, hồ tiêu vẫn là cây trồng có giá trị kinh tế vượt trội so với các loại cây khác ở địa phương nhưng mức đầu tư lớn và rủi ro rất cao. Năm nay, nông dân trồng tiêu bị thiệt kép do bệnh hại lại gặp giá cả đang xuống thấp.
Người trồng tiêu mong chính quyền, ngân hàng hỗ trợ tháo gỡ khó khăn.
Theo ông Thịnh, trong tình cảnh hiện nay, người trồng tiêu rất mong muốn UBND tỉnh phối hợp các ngân hàng giảm lãi suất và kéo dài thời gian vay vốn đối với các hộ vay chăm sóc vườn tiêu; đồng thời tăng cường kiểm tra giám sát chất lượng phân bón.
Tại hội thảo khoa học tìm Giải pháp phát triển bền vững hồ tiêu trên địa bàn Bình Phước mới đây, bà Huỳnh Thị Hằng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước đề nghị các sở ngành tích cực hỗ trợ tìm kiếm thị trường, tham mưu cho tỉnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và nông dân. Đồng thời đề nghị các doanh nghiệp cùng nhà khoa học đồng hành gỡ khó giúp ngành hồ tiêu khởi sắc thời gian tới.
Theo Danviet
Bình Phước: Bối rối xử lý hơn 5.037 m3 lâm sản còn tồn
Từ khi UBND tỉnh Bình Phước (BP) yêu cầu dừng tất cả các dự án liên quan đến rừng, thì số lượng lâm sản còn tồn (gỗ, củi) tại các dự án khai thác lâm sản cũng đóng băng, với hơn 5.037 m3. Hai năm trôi qua, nhưng số lượng lâm sản trên vẫn nằm ngổn ngang ở các bãi tập kết. Hiện, số phận của khối lâm sản này chưa biết sẽ về đâu.
Tại bãi tập kết lâm sản còn tồn thuộc tiểu khu 363 - Công ty TNHH MTV Cao su Bình Phước, có hơn 600 m3 gỗ đang nằm dưới mưa nắng, đang có dấu hiệu mục nát. Ảnh: Đ.A
Dừng dự án, gỗ - củi... ngổn ngang đầy đường
Ngày 16.8.2016, UBND tỉnh BP đã ban hành công văn số 2328/UBND-KTN, yêu cầu các chủ rừng, chủ dự án tạm dừng tất cả các dự án liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp. Trong đó, có nội dung tạm dừng việc khai thác và tiêu thụ lâm sản trên các dự án chuyển đổi rừng sang trồng caosu, dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, dự án cấp đất cho đồng bào dân tộc thiếu đất sản xuất và dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi. Việc dừng các dự án này kéo theo 10 dự án (thuộc 4 huyện) đang thực hiện khai thác lâm sản, buộc phải đóng băng mọi hoạt động. Đồng thời, kể từ đây, trên hiện trường của 10 dự án này đều có lâm sản đã khai thác, nhưng chưa được vận chuyển (gọi tắt là lâm sản còn tồn), vẫn nằm ngổn ngang. Theo 1 báo cáo của Sở NNPTNT tỉnh BP, không tính Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi tại tiểu khu 69, Nông lâm trường Bù Đốp do chưa có kết luận của cơ quan điều tra, thì tại 9 dự án còn lại, tổng sản lượng lâm sản còn tồn là 5.037,4 m3. Trong đó, gỗ lớn 2.009,2 m3, gỗ tận dụng cành ngọn 257,7 m3, gỗ nhỏ 2.516,4 m3 và củi 254 m3.
Báo cáo của Sở NNPTNT cho biết, tại hiện trường của các dự án đều "không có dấu hiệu của việc đang khai thác, vận chuyển". Ở một số khu vực đã khai thác, một số cây gỗ lớn, gỗ nhỏ và củi đã được cưa hạ trước đây, nay có vỏ cây đã bị bong tróc, một số cây đã bị mối mọt. Điều đáng nói, tại khu vực lâm sản được tập kết, bất kỳ ai cũng có thể thấy vô số những cây gỗ đã bị cưa hạ, đặt ngổn ngang ở rất nhiều nơi (có thể là bãi đất trống hoặc để dọc 2 bên đường mòn, đường tuần tra biên giới, đường lô caosu hoặc đường ranh giữa các lô khai thác). Phần lớn lâm sản đã có dấu hiệu xuống cấp. Đặc biệt, với những cây gỗ lớn, vỏ cây đã bong tróc, thân cây bị nứt và bị mối mọt.
Vận chuyển không được, bán cũng không xong...
Không phải ngẫu nhiên, vào tháng 3.2018 vừa qua, 1 chủ doanh nghiệp (DN) khai thác lâm sản đã kêu trời vì trót bỏ vốn hợp tác khai thác lâm sản. Nay, vì vướng "lệnh cấm" (công văn 2328) của UBND tỉnh BP, nên hơn 1.400 m3 gỗ buộc phải nằm phơi mưa, phơi nắng, ngày càng mục nát giữa rừng. DN không được chở gỗ ra khỏi rừng, mà chuyển nhượng gỗ cho đơn vị khác cũng không xong.
Ông Trần Văn Lộc - Giám đốc Sở NNPTNT - khi báo cáo UBND tỉnh BP về sự vụ này đã khẳng định: "Tất cả các dự án trên đều được thực hiện theo chủ trương, chỉ đạo và phê duyệt dự án của UBND tỉnh. Các dự án đều thực hiện việc thiết kế khai thác và được Sở NNPTNT phê duyệt hồ sơ thiết kế và cấp phép khai thác tận dụng lâm sản. Toàn bộ lâm sản nằm tại bãi tập kết lâm sản đều được khai thác từ các khu vực được phép khai thác thực hiện dự án". Ông Lộc cũng cho biết, thời gian qua, các đơn vị đã thực hiện nghiêm theo đúng chỉ đạo của UBND tỉnh, tạm dừng khai thác và vận chuyển lâm sản. Hiện nay, đa số lâm sản còn tồn đã bị xuống cấp, đặc biệt là cây gỗ lớn (gỗ chính phẩm). Tuy nhiên, không hiểu vì sao, UBND tỉnh BP vẫn chưa có quyết định nào về việc tháo gỡ, giải phóng cho trên 5.037 m3 gỗ ra khỏi cửa rừng và các bãi tập kết ? Trong khi đó, từng ngày, số lượng gỗ trên tiếp tục bị thời tiết tàn phá, nguy cơ mục nát, gây lãng phí rất lớn.
ĐÔNG ANH
Theo Laodong
Thủ tướng: Hơn 1 tỷ USD đầu tư rất ấn tượng nhưng đừng nằm trên giấy "Tôi rất ấn tượng khi có hơn 1 tỷ USD đầu tư vào Bình Phước. Tuy nhiên, giữa giấy phép và hành động có nhanh không? Tôi yêu cầu không được nằm trên giấy", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Phước vào sáng 20/8. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo...