Sản lượng dầu Nga tăng mạnh về mức trước xung đột
Sản lượng dầu trong tháng 2 của Nga lần đầu tiên đạt mức trước khi bị trừng phạt và có thể vượt quá mức của tháng 2/2022, trước khi xung đột xảy ra.
Công nhân tại giàn khoan di động của công ty Tatneft ở quận Almetyevsk, Cộng hòa Tatarstan thuộc LB Nga. Ảnh: Sputnik
Các công ty năng lượng của Nga trong tháng 2 đã tăng sản lượng dầu thô và khí ngưng tụ trung bình hàng ngày gần 2% so với tháng trước, lên 1,508 triệu tấn mỗi ngày – tờ Kommersant của Nga đưa tin ngày 1/3, dẫn nguồn tin quen thuộc với vấn đề này.
Tờ báo chỉ ra rằng sản lượng dầu trong tháng 2 của Nga lần đầu tiên đạt mức trước khi bị trừng phạt và có thể vượt quá mức của tháng 2/2022, trước khi xung đột xảy ra.
Sản lượng dầu của Nga đã dần phục hồi sau khi giảm mạnh vào tháng 3 năm ngoái do các hạn chế của phương Tây.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ của Nga đã tăng “tốt hơn nhiều so với dự kiến” trong những tháng gần đây bất chấp các lệnh cấm và trần giá nhắm vào ngành này. Người đứng đầu bộ phận thị trường và ngành dầu mỏ của IEA, Toril Bosoni, đã giải thích với kênh CNBC hồi đầu tháng rằng điều này là do thành công của Moskva trong việc định tuyến lại phần lớn dầu thô trước đây được vận chuyển đến EU sang các thị trường mới ở châu Á.
Video đang HOT
Hôm 17/2, IEA tiết lộ trong một báo cáo rằng xuất khẩu dầu của Nga đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại vào tháng trước bất chấp lệnh cấm vận của phương Tây đối với dầu thô vận chuyển bằng đường biển của nước này được áp đặt vào tháng 12/2022.
Theo IEA, lượng giao hàng dầu của quốc gia này đã tăng 300.000 thùng mỗi ngày (bpd) trong tháng 1 so với tháng trước, đạt 8,2 triệu thùng/ngày, chứng tỏ rằng xuất khẩu sản phẩm đang giữ ổn định.
Các lô hàng sản phẩm dầu mỏ không thay đổi trong tháng trước và đạt tổng cộng 3,1 triệu thùng/ngày trước lệnh cấm vận của phương Tây đối với dầu tinh chế của Nga, bắt đầu cùng với mức giá trần vào ngày 5/2.
Cơ quan này lưu ý rằng Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng cường mua dầu Nga, bù đắp một phần quan trọng sự sụt giảm trong xuất khẩu dầu thô của Nga sang EU. IEA cũng gợi ý rằng giới hạn trần giá dầu của EU và G7 cũng có thể giúp thúc đẩy xuất khẩu của Nga, vì Moskva buộc phải bán dầu Urals của mình với giá thấp hơn cho những quốc gia tuân thủ giới hạn, qua đó khiến nó hấp dẫn hơn so với dầu thô từ các nguồn khác.
Các quốc gia EU và G7 đã áp đặt mức giá trần đối với các sản phẩm dầu mỏ của Nga, là 100 USD/thùng đối với dầu diesel, nhiên liệu máy bay và xăng, và 45 USD/thùng đối với các sản phẩm dầu khác giao dịch dưới giá dầu thô. Xuất khẩu nhiên liệu được định giá vượt quá các giới hạn này sẽ bị cấm nhận các dịch vụ bảo hiểm và vận chuyển từ các công ty ở các nước phương Tây. Tiếp đó, các nước phương Tây lại áp đặt mức trần giá 60 USD/thùng đối với dầu xuất khẩu bằng đường biển như một phần trong gói trừng phạt thứ sáu của EU nhằm vào Nga, liên quan đến xung đột ở Ukraine.
Đáp lại, chính phủ Nga đã cấm bất kỳ giao dịch dầu mỏ nào dưới trần giá. Đầu tháng này, Moscow đã tiết lộ kế hoạch hạn chế sản lượng dầu 500.000 thùng/ngày, tương đương khoảng 5%, vào tháng 3, để trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây.
OPEC+ dự kiến giữ nguyên chính sách sản lượng dầu hiện tại
OPEC sẽ thảo luận về triển vọng kinh tế và quy mô nhu cầu của Trung Quốc và sẽ không có khả năng đề xuất những điều chỉnh đối với chính sách hiện tại.
Công nhân vận hành đường ống dẫn dầu ở giếng dầu Bai Hassan, thành phố Kirkuk, Iraq. (Ảnh: AFP/TTXVN).
Trả lời hãng tin Reuters (Anh), các quan chức của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và đồng minh, còn gọi là OPEC , cho biết khối này có thể sẽ giữ nguyên chính sách sản lượng dầu hiện tại khi nhóm họp trong tuần này.
Theo kế hoạch, bộ trưởng từ các nước OPEC sẽ tham gia một cuộc họp trực tuyến vào lúc 18 giờ ngày 1/2 theo giờ Việt Nam.
Ủy ban giám sát chung cấp bộ trưởng OPEC (JMMC) có thể kêu gọi tổ chức một cuộc họp đầy đủ của OPEC nếu cần thiết.
Tuần trước, hãng Reuters đã đưa tin JMMC sẽ thảo luận về triển vọng kinh tế và quy mô nhu cầu của Trung Quốc và sẽ không có khả năng đề xuất những điều chỉnh đối với chính sách hiện tại.
Một quan chức cho biết đà phục hồi của giá dầu trong năm 2023 sẽ khiến bất kỳ thay đổi nào cũng khó xảy ra.
Chuyên gia Ole Hansen, tại ngân hàng Saxo Bank, nhận định OPEC sẽ muốn kéo dài thời gian do sự không chắc chắn liên quan đến các biện pháp trừng phạt đối với Nga và tác động đối với nguồn cung.
Mới đây, OPEC đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm 2023, cho dù triển vọng kinh tế đang dần cải thiện của nước nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới là Trung Quốc.
Trong báo cáo hàng tháng về thị trường dầu mỏ công bố ngày 17/1, OPEC vẫn dự báo nhu cầu dầu thô của thế giới sẽ tăng 2,2 triệu thùng/ngày trong năm 2023, thấp hơn so với ước tăng 2,5 triệu thùng/ngày của năm 2022.
OPEC nêu rõ: "Mức dự báo này vẫn bị chi phối bởi các yếu tố, bao gồm triển vọng không chắc chắn của nền kinh tế toàn cầu, sự thay đổi trong các chính sách ngăn chặn đại dịch COVID-19 và những căng thẳng địa chính trị."
Tháng 10/2022, OPEC đã đồng ý cắt giảm mục tiêu sản xuất 2 triệu thùng dầu mỗi ngày, tương đương khoảng 2% nhu cầu thế giới, từ tháng 11/2022 đến cuối năm 2023.
Quan chức Mỹ nói áp giá trần dầu Nga không ảnh hưởng tới OPEC Một quan chức Bộ Tài chính Mỹ khẳng định động thái áp giá trần dầu Nga của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) sẽ không ảnh hưởng tới các quốc gia sản xuất dầu thuộc OPEC. Ảnh minh họa: Reuters Theo hãng tin Reuters ngày 20/10, Mỹ đã liên lạc với đại diện của Tổ chức các...