Săn loài chuột thịt thơm ngon, chắc nình nịch, béo ngầy ngậy trên đỉnh “Chua Đớ”, không phải ai cũng có cơ hội thưởng thức
Ở trên đỉnh “Chua Đớ” thuộc bản Nặm Giắt (xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) có một loài chuột sinh sống trong các hốc đá vôi bên cạnh những cây nghiến cứng như đá.
Loài chuột này cho thịt thơm ngon, săn chắc không hôi hám như chuột cống; bởi vậy, người Mông nơi đây gọi là chuột đá.
Săn chuột đá trên đỉnh “Chua Đớ”
Đỉnh “Chua Đớ” là tên gọi tiếng địa phương của đồng bào Mông ở bản Nặm Giắt, xã Phổng Lái. Nhờ làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng nên rừng rú đỉnh “Chua Đớ” vẫn còn ngút ngàn. Chính vì vậy nhiều loài gỗ quý như nghiến, táu vẫn còn sinh sống; bên cạnh đó là các loài động vật như chim chóc, sóc, cầy kêu rả rích khắp nơi. Đặc biệt, nơi đây loài chuột đá sinh sống, thứ đặc sản mà không phải ai cũng có cơ hội được thưởng thức.
Anh Sùng A Của, bản Nặm Giắt – một trong những người được bà con nơi đây mệnh danh là cao thủ săn chuột đá vùng đất này cho biết: Loài chuột đá này rất quái và thông minh như sóc. Bởi vậy, phải có kinh nghiệm mới săn được. Nếu người mới vào nghề thì chỉ mất công sức leo núi chứ không được gì.
Theo anh Của, loài chuột đá sinh sống trên đỉnh “Chua Đớ” chỉ bắt được nhiều vào thời điểm từ tháng 12 đến tháng 2 nên không phải ai cũng có cơ hội được thưởng thức thứ đặc sản núi rừng này. Ảnh: Tuệ Linh.
Anh Của năm nay khoảng 36 tuổi, dáng người nhỏ nhắn, nước da rám nắng. Tuy nhiên, anh đã có gần 15 năm kinh nghiệm săn chuột đá. Theo lời kể của anh Của, trước đây do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên từ khi hơn 10 tuổi, anh đã theo chân bố lên nương rẫy.
Ban ngày, anh giúp bố mẹ trông em, chăn trâu. Ban đêm, anh theo chân cùng bố vào rừng săn chuột đá. “Ngày xưa khổ lắm cán bộ ơi. Nhà tôi chỉ ăn mèn mén, gừng chấm muối ớt để lao động. Để no cái bụng hơn, ban đêm tôi cùng bố lên rừng săn chuột đá cho bữa hôm sau”, anh Của nhớ lại.
Sau khi trò chuyện xong, tôi ngỏ ý muốn săn chuột đá cùng anh Của. Anh bảo: Ban ngày này chuột đá chui hết vào hang rồi. Ban đêm mới là thời điểm lý tưởng để săn chuột, bởi thời điểm này chúng ra khỏi hang để tìm kiếm thức ăn và bạn tình. Mình đặt bẫy hết rồi. Tối chỉ cần đi kiểm tra bẫy và lấy chuột đá về thưởng thức thôi.
Kỳ thú theo chân cao thủ đi săn chuột đá
Video đang HOT
Những chú chuột đá béo ngậy được làm sạch lông bên bếp lửa. Ảnh: Tuệ Linh.
Khoảng 20 giờ, sau khi dùng bữa tối xong, tôi và anh Của chuẩn bị đồ nghề đi săn chuột. Đỉnh “Chua Đớ” cách nhà anh Của khoảng 15 phút đi xe. Con đường lên đỉnh “Chua Đớ” 2 bên toàn đá là đá. Trước đây, để lên được đỉnh núi này canh tác, người dân cuốc bộ cả tiếng đồng hồ leo dốc.
Nay, để tránh mất thời gian, bà con bản Nặm Giắt cùng nhau dùng búa đập từng tảng đá vôi 2 bên đường; nhờ đó xe máy mới đi được. Trên con đường quanh co, đất đá lởm chởm chỉ đủ cho một chiếc xe máy di chuyển; tôi ngồi đằng sau còn anh Của cầm lái.
Trong màn đêm tối tăm quạnh hiu, tiếng gào của chiếc xe khi cài số 1 leo dốc phần nào xua tan đi vẻ tĩnh mịch nơi miền sơn cước. Đôi tay lái lụa của anh Của xé toạc màn đêm này qua màn đêm khác. Mất khoảng 15 phút đi xe, chúng tôi có mặt dưới chân núi “Chua Đớ” và dừng xe tại đây. Anh Của đeo trên đầu một chiếc đèn pin và đưa cho tôi cầm một chiếc.
Những miếng thịt chuột đá săn chắc được tẩm gia vị trước khi chế biến. Ảnh: Tuệ Linh
Do được theo chân bố đi săn từ bé nên anh Của thuộc lòng những kỹ năng, kinh nghiệm săn chuột đá. Anh đi rừng, leo núi nhanh như khỉ. Còn tôi thì đi được vài bước chân lại té ngã. Mọi ngóc ngách trong rừng trên đỉnh núi “Chua Đớ” anh Của đi mòn cả gót chân nên thông thạo như lòng bàn tay.
Mất khoảng 30 phút leo dốc, luồn rừng lên đỉnh “Chua Đớ”, chúng tôi có mặt tại nơi anh Của đặt bẫy. “Loài chuột đá này khôn lắm. Tôi phải thả thức ăn và làm đường đi cho chúng từ mấy tuần trước rồi mới đặt bẫy. Khi đặt bẫy, phải dùng lá khô phủ kín. Nếu để hở bẫy lũ chuột nhìn thấy thì chẳng dính con nào cả. Phải làm rất cẩn thận”, anh Của tiết lộ.
Trong lúc đi kiểm tra bẫy, anh Của không quên dặn dò: Nơi tôi đặt bẫy hiểm trở, phải leo trèo trên đá vôi, cán bộ nhớ bám chắc. Nếu không may rơi xuống vực đầu đập vào đá thì nguy hiểm lắm.
Món thịt chuột xào sả, gừng. Ảnh: Tuệ Linh.
Dò theo vét chân của anh Của, chúng tôi kiểm tra được 20 chiếc bẫy bán nguyệt thì thu được 15 con chuột đá. Rọi đèn pin vào trên lưng loài chuột đá này có nhiều nhánh lông rất dài khác với chuột nhà; đặc biệt loài chuột này không có mùi hôi như chuột nhà. Dùng tay cầm, một con đực to nặng khoảng từ 4 – 5 lạng.
Muốn đi kiểm tra tiếp những chiếc bẫy còn lại, tuy nhiên anh Của nói: Giờ 0 giờ rồi, muỗi vằn đốt nhiều quá, sợ cán bộ lại bị bệnh thì cái bụng mình không vui đâu. Bằng này con đủ ăn rồi. Em đưa cán bộ về nhà ngủ, sáng sớm dậy thưởng thức thịt chuột đá thôi.
Đúng 1 giờ sáng, chúng tôi có mặt tại nhà anh Của, đầu gối tôi chỗ bầm tím, chỗ thì té máu, người mệt nhừ nên ngủ như chết.
Khoảng 5 giờ sáng, nghe thấy tiếng bật dậy lóc cóc của vợ chồng anh Của, tôi cũng dậy theo. Chị Và Thị Và (vợ anh Của) nhóm bếp xong, những chú chuột đá được đôi vợ chồng người Mông này làm sạch lông bằng tro và ngọn lửa.
Sau khi đã rửa sạch, mổ bỏ nội tạng, 3 con được anh Của tẩm gia vị muối, sả, ớt, mắc khén và nướng trên bếp than hồng; 4 con được chị Và thái nhỏ xào với gừng, sả. Những chú chuột còn lại sau khi ăn sáng xong, anh Của sẽ cầm xuống thị trấn bán cho khách quen với giá từ 15.000 – 20.000 đồng/con.
Vài phút sau, món thịt chuột nướng và chảo thịt chuột đá xào gừng, sả ớt đã tỏa khói ngun ngút, toả mùi thơm phưng phức phức và béo ngậy. Được một lần “hau chớ” (uống rượu) ngô thơm nồng với thịt chuột đá thơm ngon, săn chắc cùng vợ chồng anh Của nơi rẻo cao là trải nghiệm không bao giờ quên.
Lâm Đồng: Để san ủi đất rừng trái phép, 2 cán bộ bị tạm đình chỉ công việc
Hai cán bộ quản lý bảo vệ rừng bị tạm đình chỉ công việc do để xảy ra tình trạng san ủi đất lâm nghiệp trái phép tại tiểu khu 267C, gần khu vực thác Prenn (Đà Lạt, Lâm Đồng).
Ngày 4.3, lãnh đạo Ban Quản lý rừng phòng hộ (QLRPH) Đại Ninh, H.Đức Trọng (Lâm Đồng), xác nhận đã có quyết định tạm đình chỉ công tác đối với 2 cán bộ, thuộc Ban QLRPH Đại Ninh do thiếu trách nhiệm, để xảy ra tình trạng san ủi đất lâm nghiệp trái phép tại tiểu khu 267C, gần khu vực thác Prenn.
Hiện trường vụ san ủi đất trái phép tại tiểu khu 267C. Ảnh LÂM VIÊN
Theo đó, ông Bùi Đình Trung, Đội trưởng Đội chuyên trách quản lý bảo vệ rừng số 1 (gọi tắt là Đội 1), cùng Võ Duy Trung, nhân viên của Đội 1 bị tạm đình chỉ công tác 15 ngày (kể từ ngày 25.2) để phối hợp với cơ quan chức năng trong việc cung cấp thông tin, lập các hồ sơ xử lý vi phạm trong công tác quản lý bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật.
Ông Nguyễn Văn Nhẫn, Trưởng ban QLRPH Đại Ninh, cho biết ông Bùi Đình Trung và Võ Duy Trung là 2 người được phân công trực tiếp quản lý tại khu vực tiểu khu 267C, nhưng thiếu tinh thần trách nhiệm, để đất lâm nghiệp bị san gạt trái phép. Vụ việc xảy ra, 2 người này không phát hiện và lập biên bản báo cáo kịp thời cho lãnh đạo đơn vị biết để chỉ đạo xử lý vi phạm.
Đất rừng bị san ủi trái phép, sau đó phủ bạt đen để che. Ảnh LÂM VIÊN
Như Báo Thanh Niên đã phản ánh, trước đó, tại khu vực tiểu khu 267C tiếp tục xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, san ủi đất lâm nghiệp trái phép trong thời gian dài nhưng không được ngăn chặn. Đến ngày 24.2, khi ông Nguyễn Văn Nhẫn, Trưởng ban QLRPH Đại Ninh cùng các lực lượng chức năng và UBND xã Hiệp An đi kiểm tra mới phát hiện, bắt quả tang vụ san gạt đất lâm nghiệp, đào hồ chứa nước trái phép tại khoảnh 3, 4, tiểu khu 267C.
Nhiều khoảnh rừng ở tiểu khu này bị san ủi trái phép. Ảnh LÂM VIÊN
Cụ thể, ngày 24.2, cơ quan chức năng phát hiện ông Hoàng Đại Minh (ngụ xã Liên Hiệp, H.Đức Trọng) dùng máy đào san ủi đất lâm nghiệp, đào hồ chứa nước rộng 1.700 m 2 tại khu vực trên. Cũng tại khu vực này, UBND xã Hiệp An đã lập biên bản đối với ông Lê Thái Huy (ngụ xã Hiệp An), về hành vi san gạt gần 2.000 m 2 đất lâm nghiệp thuộc rừng sản xuất, đồng thời thu giữ phương tiện san ủi đất lâm nghiệp trái phép.
Xe múc san ủi đất rừng trái phép bị tạm giữ để xử lý. Ảnh LÂM VIÊN
Liên quan đến vụ đất rừng tại tiểu khu 267C bị lấn chiếm, san ủi trái phép, ngày 3.3, UBND H.Đức Trọng có văn bản giao Công an, Hạt Kiểm lâm huyện phối hợp Ban QLRPH Đại Ninh, UBND xã Hiệp An điều tra làm rõ vụ việc để xử lý thật nghiêm.
Viện nghiên cứu chiến lược về rừng để mất... hơn 2.000 ha rừng, đất rừng Viện Khoa học lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên được giao 3.280 ha rừng, đất rừng nhưng từ khi quản lý, đơn vị này lại để mất tới hơn 2.000 ha rừng, đất rừng. Viện Khoa học lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (tại số 9 đường Hùng Vương, TP Đà Lạt, Lâm Đồng) - Ảnh: fsih.gov.vn Ngày 28-2,...