Sán làm tổ kín bắp đùi và vùng kín của người phụ nữ ở Quảng Châu có thói quen ăn gỏi cá sống
Kết quả chụp X-quang của người phụ nữ này khiến bác sĩ vô cùng bất ngờ vì họ chưa từng gặp bệnh nhân nào có số lượng sán trong cơ thể nhiều như vậy.
Mới đây, một người phụ nữ sống ở thành phố Quảng Châu (Trung Quốc) đã nhập viện vì thường xuyên gặp phải những triệu chứng lạ. Theo đó, người phụ nữ này bị đau bụng liên tục, nước tiểu chuyển sang màu đen. Do quá sợ hãi nên sau đó cô đã nhanh chóng tới Bệnh viện Nhân dân số 1 ở Quảng Châu để khám bệnh.
Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện thấy người phụ nữ này có kết quả dương tính với sán lá gan, đồng nghĩa là trong cơ thể cô đang chứa sán. Vì vậy, bác sĩ cho nữ bệnh nhân làm thêm siêu âm B ở gan và túi mật. Kết quả cho thấy, có rất nhiều trứng sán trong cơ thể người phụ nữ này.
Khi chụp cộng hưởng MRI, bác sĩ còn bất ngờ hơn khi thấy sán lá gan đã lan ra xung quanh bắp đùi và thậm chí xâm chiếm cả vào vùng kín của người phụ nữ này. Hình ảnh cho thấy, tất cả đều là trứng sán dày đặc.
Video đang HOT
Thấy tình trạng bệnh đáng báo động như vậy, bác sĩ liền hỏi về thói quen ăn uống thì được biết, người phụ nữ này thường ngày rất thích ăn gỏi cá sống. Cô có thể ăn hàng ngày mà không cảm thấy chán và chính điều này làm số lượng sán cứ thế nhân dần lên trong cơ thể nữ bệnh nhân.
Sán lá gan có thể gây nguy hiểm tới mức nào?
Sán lá gan là một loại giun dẹt, thường ký sinh ở gan và túi mật. Trung bình một con sán trưởng thành có thể sản sinh từ 2000 – 4000 trứng mỗi ngày. Những quả trứng này sẽ được thải qua đường mật và phân của người nhiễm bệnh. Chu kỳ này lặp đi lặp lại thông qua việc ăn sống các loại cá nước ngọt. Đa phần, những người nhiễm sán thường là do ăn đồ sống, chưa đun sôi nấu chín, bị nhiễm khuẩn.
Khi sán đã xâm nhập vào cơ thể của bạn, chúng sẽ cư trú ở gan và túi mật, ký sinh tại đó trong khoảng 20 – 30 năm. Sau đó, nó sẽ gây nên những triệu chứng bệnh như sốt cao, khó tiêu, đau bụng, viêm túi mật, xỏi mật, xơ gan… và nặng nhất là ung thư gan.
Có cách gì để phòng ngừa bệnh sán lá gan hay không?
- Tránh ăn gan sống từ cừu, dê và gia súc.
- Sử dụng nguồn nước sạch sẽ.
- Không ăn trái cây và rau quả được trồng gần đồng cỏ chăn thả gia súc.
- Nấu chín các loại thực vật tươi sống trước khi ăn.
Source (Nguồn): Sohu
Theo Helino
Sán lúc nhúc trong gan người đàn ông do thích ăn gỏi cá
Bệnh nhân chuyển đến viện do sốt cao, nôn mửa kéo dài, "thủ phạm" được xác định do hàng trăm con sán lúc nhúc trong gan.
Người đàn ông tên Lin ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc được chuyển đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch do sốt cao, nôn mửa và ho kéo dài. 10 ngày trước đó, bệnh nhân đã sốt cao 39 độ, uống thuốc hạ sốt tại nhà nhưng không đỡ.
Sau khi chụp X-quang để kiểm tra, bác sĩ phát hiện gan của bệnh nhân lúc nhúc sán, được chẩn đoán mắc sán lá gan. Sán lá gan thường gặp ở các bệnh nhân ăn cá nước ngọt chưa nấu chín.
Hình ảnh sán lúc nhúc ken đặc trong gan bệnh nhân
Khi khai thác bệnh sử, ông Lin thừa nhận thường xuyên ăn các món từ cá sống trong suốt 3 năm qua. Khi ăn ông đã bỏ rất nhiều mù tạt vì nghĩ vị cay mạnh sẽ làm vi trùng và ký sinh trùng chết hết. Tuy nhiên đây là quan niệm hết sức sai lầm
Bác sĩ cho biết, khi ăn cá sống, ấu trùng sẽ vào dạ dày, xuống tá tràng rồi ngược theo đường mật lên gan, phát triển thành sán lá gan trưởng thành, ký sinh tại đây và gây bệnh ở đường mật.
Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, khi vào gan, sán có thể sống trong cơ thể 20-30 năm.
Cách duy nhất để tránh nhiễm trùng sán lá gan là tránh ăn cá, ốc hay các loại rau thủy sinh chưa được nấu chín.
Ở giai đoạn đầu, sán lá gan không có triệu chứng rõ ràng, khi có các dấu hiệu như sốt cao, mệt mỏi, khó chịu ở bụng trên đã ở giai đoạn nhiễm trùng nặng.
Bệnh sán lá gan chia làm 2 loại là sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ. Với sán lá gan nhỏ, thường trên 100 con mới có biểu hiện, trong khi sán lá gan lớn sẽ xâm nhập vào nhu mô gan sau 2-3 tháng.
Minh Anh
Theo Asia One/vietQ
Kinh hãi: Bé gái nhập viện do bị đỉa cắn sâu trong âm đạo Trung tâm y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) tiếp nhận trường hợp một bé gái nhập viện do bị đỉa cắn âm đạo gây chảy máu nhiều phải truyền máu. Đó trường hợp bé Tống Thị L., 8 tuổi, ở Thanh Sơn, Phú Thọ. Theo mẹ bé, sau khi tắm ao nhà, bé L. thấy bị chảy máu nhiều vùng kín. Tuy...